Truyền thông quốc tế cho biết, sức tiến quân quá nhanh của Taliban, cùng với việc quân đội Afghanistan tan rã quá nhanh, đã khiến hàng trăm phương tiện, khí tài quân sự của lực lượng này, bị các tay súng Taliban tịch thu chiến lợi phẩm.Đây đều là những vũ khí hiện đại, được quân đội Mỹ trang bị cho Afghanistan trong những năm gần đây. Giới chuyên gia đánh giá, lực lượng Taliban sẽ như "hổ mọc thêm cánh", khi vận hành, khai thác được các loại vũ khí này.Trước sự phát triển quá nhanh của Taliban, đặc biệt là việc các tay súng của tổ chức này, được bổ sung thêm nhiều trang bị vào lực lượng, các quốc gia láng giềng với Afghanistan đã tỏ ra hết sức lo lắng.Một trong số này là Tajikistan, một quốc gia có chung đường biên giới với Afghanistan. Lãnh đạo của Tajikistan lo sợ rằng, đạo quân của Taliban có thể tấn công tràn qua biên giới nước này bất cứ lúc nào.Mới đây, truyền thông Nga cho biết các lực lượng của nước này đóng tại biên giới Tajikistan và Afghanistan, đã gấp rút được trang bị một số lượng lớn tên lửa Kornet, để tăng cường khả năng phòng thủ khu vực.Cụ thể, một số lượng không xác định tên lửa ATGM Kornet đã được Nga trang bị khẩn cấp cho các đơn vị đóng dọc biên giới Tajikistan. Tuy nhiên số lượng chính xác các dàn tên lửa được bổ sung, không được công bố cụ thể.Chuyên gia quân sự của tờ Avia nhận định, đã 2 tuần kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan, và mọi lời hứa hẹn của tổ chức này trước đó, được cho là đều không thể thành hiện thực.Việc lực lượng kháng chiến Afghanistan được thành lập nhanh chóng, và càng ngày càng có nhiều người dân Afghanistan di tản về các vùng do quân chính phủ (cũ) của Afghanistan kiểm soát, đã cho thấy sự mất lòng tin của người dân nước này vào Taliban.Trong tương lai, không ngoại trừ khả năng cuộc đột giữa Taliban và quân đội Afghanistan sẽ lại tiếp diễn, và khi này cuộc chiến sẽ thậm chí còn dai dẳng hơn nữa, khi không có một thế lực nào đủ mạnh, có thể giúp giải quyết được chiến trường.Hiện tại, Taliban đang đặt ra hạn chót ngày 31/8 tới đây để phương Tây sơ tán hoàn toàn công dân của mình ra khỏi Afghanistan.Sau hạn chót 31/8, rất có thể tình hình ở Afghanistan sẽ còn trở nên phức tạp hơn nữa, khi các cuộc xung đột ở quốc gia này sẽ được kéo lên tới đỉnh điểm.Trong khi đó, nhiều quốc gia láng giềng vẫn tiếp tục viện trợ cho lực lượng kháng chiến Afghanistan và thậm chí Taliban vẫn đang nhận được tài trợ, đây là dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột tại quốc gia này sẽ còn kéo dài lâu hơn nữa. Nguồn ảnh: Sina. Cảnh tượng hỗn loạn ở phi trường quốc tế Kabul sau khi Taliban tràn vào thành phố này. Nguồn: CNBN.
Truyền thông quốc tế cho biết, sức tiến quân quá nhanh của Taliban, cùng với việc quân đội Afghanistan tan rã quá nhanh, đã khiến hàng trăm phương tiện, khí tài quân sự của lực lượng này, bị các tay súng Taliban tịch thu chiến lợi phẩm.
Đây đều là những vũ khí hiện đại, được quân đội Mỹ trang bị cho Afghanistan trong những năm gần đây. Giới chuyên gia đánh giá, lực lượng Taliban sẽ như "hổ mọc thêm cánh", khi vận hành, khai thác được các loại vũ khí này.
Trước sự phát triển quá nhanh của Taliban, đặc biệt là việc các tay súng của tổ chức này, được bổ sung thêm nhiều trang bị vào lực lượng, các quốc gia láng giềng với Afghanistan đã tỏ ra hết sức lo lắng.
Một trong số này là Tajikistan, một quốc gia có chung đường biên giới với Afghanistan. Lãnh đạo của Tajikistan lo sợ rằng, đạo quân của Taliban có thể tấn công tràn qua biên giới nước này bất cứ lúc nào.
Mới đây, truyền thông Nga cho biết các lực lượng của nước này đóng tại biên giới Tajikistan và Afghanistan, đã gấp rút được trang bị một số lượng lớn tên lửa Kornet, để tăng cường khả năng phòng thủ khu vực.
Cụ thể, một số lượng không xác định tên lửa ATGM Kornet đã được Nga trang bị khẩn cấp cho các đơn vị đóng dọc biên giới Tajikistan. Tuy nhiên số lượng chính xác các dàn tên lửa được bổ sung, không được công bố cụ thể.
Chuyên gia quân sự của tờ Avia nhận định, đã 2 tuần kể từ khi Taliban nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan, và mọi lời hứa hẹn của tổ chức này trước đó, được cho là đều không thể thành hiện thực.
Việc lực lượng kháng chiến Afghanistan được thành lập nhanh chóng, và càng ngày càng có nhiều người dân Afghanistan di tản về các vùng do quân chính phủ (cũ) của Afghanistan kiểm soát, đã cho thấy sự mất lòng tin của người dân nước này vào Taliban.
Trong tương lai, không ngoại trừ khả năng cuộc đột giữa Taliban và quân đội Afghanistan sẽ lại tiếp diễn, và khi này cuộc chiến sẽ thậm chí còn dai dẳng hơn nữa, khi không có một thế lực nào đủ mạnh, có thể giúp giải quyết được chiến trường.
Hiện tại, Taliban đang đặt ra hạn chót ngày 31/8 tới đây để phương Tây sơ tán hoàn toàn công dân của mình ra khỏi Afghanistan.
Sau hạn chót 31/8, rất có thể tình hình ở Afghanistan sẽ còn trở nên phức tạp hơn nữa, khi các cuộc xung đột ở quốc gia này sẽ được kéo lên tới đỉnh điểm.
Trong khi đó, nhiều quốc gia láng giềng vẫn tiếp tục viện trợ cho lực lượng kháng chiến Afghanistan và thậm chí Taliban vẫn đang nhận được tài trợ, đây là dấu hiệu cho thấy cuộc xung đột tại quốc gia này sẽ còn kéo dài lâu hơn nữa. Nguồn ảnh: Sina.
Cảnh tượng hỗn loạn ở phi trường quốc tế Kabul sau khi Taliban tràn vào thành phố này. Nguồn: CNBN.