Theo tạp chí quân sự Jane’s, mặc dù gặp nhiều vấn đề về chất lượng vũ khí mua từ Trung Quốc (điển hình là các vụ bắn hỏng tên lửa C-704), nhưng Indonesia vẫn tiếp tục mua thêm vũ khí từ Bắc Kinh. Mới đây nhất là các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Type 90B 122mm để trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến của nước này (Korps Marinir). Nguồn ảnh: Defence blog.Hiện tại Korps Marinir đã tiếp nhận ít nhất 4 đơn vị Type 90B từ Tập đoàn công nghiệp quốc phòng NORINCO và các tổ hợp này đều sẽ được thử nghiệm trong đầu năm nay tại Đông Java. Hợp đồng mua Type 90B của Indonesia được ký kết từ năm 2015 nhưng cho đến nay chúng mới được chuyển giao cho Korps Marinir. Nguồn ảnh: Defence blog.Type 90B là thế hệ thứ hai của tổ hợp pháo phản lực Type 90 MLRS do NORINCO thiết kế và sản xuất. Nó được NORINCO giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990 còn Type 90B là vào năm 2004. Về cơ bản cả hai tổ hợp pháo phản lực này đều có thiết kế tương tự mẫu pháo phản lực phóng loạt BM-21 do Liên Xô chế tạo tuy nhiên nó được cải tiến để phù hợp hơn với môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.Mỗi tổ hợp pháo phản lực Type 90B được trang bị cụm ống phóng 40 nòng 122mm được tích hợp trên khung gầm xe tải đặc chủng 6x6. Thời gian triển khai, tấn công và thu hồi của Type 90B chỉ mất tầm 7 phút. Bên cạnh đó, nó cũng có thể gần như ngay lập tức triển khai đợt tấn công thứ hai khi mỗi tổ hợp đều có hệ thống dự trữ tự nạp. Điều này đồng nghĩ với việc mỗi tổ hợp có thể mang theo ít nhất 80 quả đạn rocket. Nguồn ảnh: Sina.Đạn rocket 122mm của Type 90B sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn có tầm bắn hiệu quả từ 20-40km tùy thuộc vào loại đầu đạn như đầu đạn nổ cực mạnh, đạn nổ phân mảnh, đạn gây cháy, đạn chống tăng có điều khiển và cả đạn dẫn đường thông minh. Và để triển khai 40 quả đạn rocket 122mm cùng một lúc Type 90B chỉ mất khoảng 20 giây. Nguồn ảnh: Army Recognition.Khác với các dòng pháo phản lực của Liên Xô trước đây, đi kèm Type 90B là một đội hình xe hỗ trợ gồm trung tâm chỉ huy di động, xe bọc thép trinh sát dành cho pháo binh, một trạm radar cảnh giới và một xe hổ trợ tái nạp đạn rocket. Nguồn ảnh: Army Recognition.Trong ảnh là hệ thống radar trinh sát 702D đi kèm với Type 90B. Nguồn ảnh: Army Recognition.Còn đây là xe bọc thép trinh sát pháo binh dành cho Type 90B được phát triển dựa trên khung gầm của xe bọc thép WMZ551A. Nguồn ảnh: Army Recognition.Hiện pháo binh Thủy quân Lục chiến Indonesia còn duy trì 17 khẩu pháo phản lực RM-70 mua từ Czech. Đây cũng là phiên bản cải tiến từ mẫu BM-21 Grad của Liên Xô với khả năng nạp đạn nhanh hơn, tầm bắn lớn hơn, tính tự động hóa tốt hơn.
Theo tạp chí quân sự Jane’s, mặc dù gặp nhiều vấn đề về chất lượng vũ khí mua từ Trung Quốc (điển hình là các
vụ bắn hỏng tên lửa C-704), nhưng Indonesia vẫn tiếp tục mua thêm vũ khí từ Bắc Kinh. Mới đây nhất là các tổ hợp
pháo phản lực phóng loạt Type 90B 122mm để trang bị cho lực lượng thủy quân lục chiến của nước này (Korps Marinir). Nguồn ảnh: Defence blog.
Hiện tại Korps Marinir đã tiếp nhận ít nhất 4 đơn vị Type 90B từ Tập đoàn công nghiệp quốc phòng NORINCO và các tổ hợp này đều sẽ được thử nghiệm trong đầu năm nay tại Đông Java. Hợp đồng mua Type 90B của Indonesia được ký kết từ năm 2015 nhưng cho đến nay chúng mới được chuyển giao cho Korps Marinir. Nguồn ảnh: Defence blog.
Type 90B là thế hệ thứ hai của tổ hợp pháo phản lực Type 90 MLRS do NORINCO thiết kế và sản xuất. Nó được NORINCO giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1990 còn Type 90B là vào năm 2004. Về cơ bản cả hai tổ hợp pháo phản lực này đều có thiết kế tương tự mẫu pháo phản lực phóng loạt BM-21 do Liên Xô chế tạo tuy nhiên nó được cải tiến để phù hợp hơn với môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Mỗi tổ hợp pháo phản lực Type 90B được trang bị cụm ống phóng 40 nòng 122mm được tích hợp trên khung gầm xe tải đặc chủng 6x6. Thời gian triển khai, tấn công và thu hồi của Type 90B chỉ mất tầm 7 phút. Bên cạnh đó, nó cũng có thể gần như ngay lập tức triển khai đợt tấn công thứ hai khi mỗi tổ hợp đều có hệ thống dự trữ tự nạp. Điều này đồng nghĩ với việc mỗi tổ hợp có thể mang theo ít nhất 80 quả đạn rocket. Nguồn ảnh: Sina.
Đạn rocket 122mm của Type 90B sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn có tầm bắn hiệu quả từ 20-40km tùy thuộc vào loại đầu đạn như đầu đạn nổ cực mạnh, đạn nổ phân mảnh, đạn gây cháy, đạn chống tăng có điều khiển và cả đạn dẫn đường thông minh. Và để triển khai 40 quả đạn rocket 122mm cùng một lúc Type 90B chỉ mất khoảng 20 giây. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Khác với các dòng pháo phản lực của Liên Xô trước đây, đi kèm Type 90B là một đội hình xe hỗ trợ gồm trung tâm chỉ huy di động, xe bọc thép trinh sát dành cho pháo binh, một trạm radar cảnh giới và một xe hổ trợ tái nạp đạn rocket. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Trong ảnh là hệ thống radar trinh sát 702D đi kèm với Type 90B. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Còn đây là xe bọc thép trinh sát pháo binh dành cho Type 90B được phát triển dựa trên khung gầm của xe bọc thép WMZ551A. Nguồn ảnh: Army Recognition.
Hiện pháo binh Thủy quân Lục chiến Indonesia còn duy trì 17 khẩu pháo phản lực RM-70 mua từ Czech. Đây cũng là phiên bản cải tiến từ mẫu BM-21 Grad của Liên Xô với khả năng nạp đạn nhanh hơn, tầm bắn lớn hơn, tính tự động hóa tốt hơn.