Hãng thông tấn Sputnik đưa tin, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch tái khởi động lại chương trình tên lửa tầm xa của nước này với mục tiêu phát triển một dòng tên lửa đạn đạo đa năng thế hệ mới cho phép tấn công cả các mục tiêu trên biển thay vì chỉ mục tiêu mặt đất trước đây, và chúng vẫn sử dụng nguyên các nền tảng bệ phóng di động hiện tại.Được biết kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh Quân đội Mỹ đã dần quay lưng lại với dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS và sử dụng chúng khá hạn chế. Một phần do ATACMS không phù hợp với các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ. Tuy nhiên trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga đã khiến Lầu Năm Góc căn nhấc lại chương trình phát triển tên lửa tầm xa của mình.Theo đó Quân đội Mỹ sẽ tái khởi động lại chương trình tên lửa Long-Range Precision Fires (LRPF) hay còn được biết tới với cái tên vũ khí chính xác tầm xa. LRPF được đánh giá là biến thể cải tiến đáng kể của ATACMS có tầm bắn hiệu quả lên tới 500km. Ngoài ra thiết kế theo dạng module của nó cũng cho phép tăng phạm vi hoạt động trong tương lai và thậm chí là cả tấn công các mục tiêu trên biển.JR Smith – Giám đốc bộ phận phát triển vũ khí tác chiến của Raytheon cho biết, công ty này đang nghiên cứu phát triển một nền tảng tên lửa tấn công mới dành cho Quân đội Mỹ dựa trên chương trình LRPF và chúng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau. Thiết kế modul và hệ thống động cơ đẩy mới sẽ là những điểm mới trên LRPF cho phép nó tấn công nhiều mục tiêu hơn với tầm bắn xa hơn ATACMS.Để có thể tấn công được các mục tiêu trên biển, LRPF sẽ phải được tích hợp thêm hệ thống radar dẫn đường hoặc hệ thống dẫn đường mới thay chỉ vì hệ thống dẫn đường quán tính và định vị GPS hiện tại. Được biết các hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ hiện nay đều tác chiến hoàn toàn độc lập.Nếu được đưa vào trang bị LRPF sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột tương lai có sự tham gia của Quân đội Mỹ điển hình như ở vùng biển Hoa Đông, hay biển Baltic nơi Hải quân Mỹ đang gia tăng sự hiện diện của mình.Đáng chú ý, việc phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm không phải là ý tưởng mới mẻ. Trước đó, Trung Quốc đã thành công với việc phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có tầm phóng tơi hơn nghìn km. Còn Iran đã tự phát triển phiên bản có tầm phóng khoảng 300km.MGM-140 ATACMS là mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật khá nổi tiếng của Mỹ được Lockheed Martin phát triển từ những năm 1980. Mỗi hệ thống này có thể mang theo hai đạn tên lửa có tầm bắn tối đa lên tới 300km và chúng thường được triển khai từ các bệ phóng di động của M270 MLRS và HIMARS.Dù vậy Quân đội Mỹ lại không mấy mặn mà với dòng tên lửa này khi chỉ có khoảng 3.700 đơn vị ATACMS được chế tạo và trong số này còn có cả các tên lửa dành cho xuất khẩu. Cuộc chiến gần đây nhất ATACMS tham gia trong biên chế Quân đội Mỹ là Chiến tranh Iraq 2003 với hơn 560 đơn vị được triển khai tính đến đầu năm 2015.
Hãng thông tấn Sputnik đưa tin, Lầu Năm Góc đang lên kế hoạch tái khởi động lại chương trình tên lửa tầm xa của nước này với mục tiêu phát triển một dòng tên lửa đạn đạo đa năng thế hệ mới cho phép tấn công cả các mục tiêu trên biển thay vì chỉ mục tiêu mặt đất trước đây, và chúng vẫn sử dụng nguyên các nền tảng bệ phóng di động hiện tại.
Được biết kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh Quân đội Mỹ đã dần quay lưng lại với dòng tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS và sử dụng chúng khá hạn chế. Một phần do ATACMS không phù hợp với các chiến dịch chống khủng bố của Mỹ. Tuy nhiên trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và Nga đã khiến Lầu Năm Góc căn nhấc lại chương trình phát triển tên lửa tầm xa của mình.
Theo đó Quân đội Mỹ sẽ tái khởi động lại chương trình tên lửa Long-Range Precision Fires (LRPF) hay còn được biết tới với cái tên vũ khí chính xác tầm xa. LRPF được đánh giá là biến thể cải tiến đáng kể của ATACMS có tầm bắn hiệu quả lên tới 500km. Ngoài ra thiết kế theo dạng module của nó cũng cho phép tăng phạm vi hoạt động trong tương lai và thậm chí là cả tấn công các mục tiêu trên biển.
JR Smith – Giám đốc bộ phận phát triển vũ khí tác chiến của Raytheon cho biết, công ty này đang nghiên cứu phát triển một nền tảng tên lửa tấn công mới dành cho Quân đội Mỹ dựa trên chương trình LRPF và chúng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau. Thiết kế modul và hệ thống động cơ đẩy mới sẽ là những điểm mới trên LRPF cho phép nó tấn công nhiều mục tiêu hơn với tầm bắn xa hơn ATACMS.
Để có thể tấn công được các mục tiêu trên biển, LRPF sẽ phải được tích hợp thêm hệ thống radar dẫn đường hoặc hệ thống dẫn đường mới thay chỉ vì hệ thống dẫn đường quán tính và định vị GPS hiện tại. Được biết các hệ thống tên lửa ATACMS của Mỹ hiện nay đều tác chiến hoàn toàn độc lập.
Nếu được đưa vào trang bị LRPF sẽ đóng vai trò quan trọng trong các cuộc xung đột tương lai có sự tham gia của Quân đội Mỹ điển hình như ở vùng biển Hoa Đông, hay biển Baltic nơi Hải quân Mỹ đang gia tăng sự hiện diện của mình.
Đáng chú ý, việc phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm không phải là ý tưởng mới mẻ. Trước đó, Trung Quốc đã thành công với việc phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D có tầm phóng tơi hơn nghìn km. Còn Iran đã tự phát triển phiên bản có tầm phóng khoảng 300km.
MGM-140 ATACMS là mẫu tên lửa đạn đạo chiến thuật khá nổi tiếng của Mỹ được Lockheed Martin phát triển từ những năm 1980. Mỗi hệ thống này có thể mang theo hai đạn tên lửa có tầm bắn tối đa lên tới 300km và chúng thường được triển khai từ các bệ phóng di động của M270 MLRS và HIMARS.
Dù vậy Quân đội Mỹ lại không mấy mặn mà với dòng tên lửa này khi chỉ có khoảng 3.700 đơn vị ATACMS được chế tạo và trong số này còn có cả các tên lửa dành cho xuất khẩu. Cuộc chiến gần đây nhất ATACMS tham gia trong biên chế Quân đội Mỹ là Chiến tranh Iraq 2003 với hơn 560 đơn vị được triển khai tính đến đầu năm 2015.