Theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia - ông Prabowo Subianto, nước này sẽ mua lại các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon đã qua sử dụng của Không quân Áo nhằm nâng cấp khả năng chiến đấu cho đội bay của mình. Sự việc đã nhận được một làn sóng phản đối gay gắt của các chuyên gia quân sự và dư luận nước này.
Ảnh: Biên đội tiêm kích Eurofighter Typhoon thực hiện một chuyến bay chung.Theo như kế hoạch trước đó, Không quân Indonesia sẽ mua 11 máy bay tiêm kích hạng nặng thế hệ 4++ từ Nga tuy nhiên do một số sức ép bên ngoài mà hợp đồng đã dẫn tới đổ bể và Indonesia đã phải tìm đến những chiếc Eurofighter Typhoon để thay thế.
Ảnh: Biên đội tiêm kích Su-35 của Nga.Dù vậy, hiện nay, xương sống của lực lượng Không quân Indonesia lại là các tiêm kích Su-27 và Su-30 cũng được nhập khẩu từ Nga. Theo các nhà quân sự nước này, việc mua Su-35 sẽ vô cùng thuận lợi để vận hành bởi nó có nhiều điểm tương đồng với các chiến đấu cơ mà Indonesia đã sở hữu trước đó. Điều này cho phép Su-35 có thể sử dụng cùng loại vũ khí và phần lớn cơ sở hạ tầng hậu cần kỹ thuật, giảm bớt gánh nặng bảo trì, đồng thời đảm bảo khả năng hiệp đồng cao với những máy bay hiện có.
Ảnh: Tiêm kích Su-27 của Không quân Indonesia.Với việc nếu sở hữu Su-35, đây sẽ là tiêm kích có sức mạnh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, đối trọng được với việc nước láng giềng Australia và Singapore triển khai các máy bay chiến đấu F-35 cũng như có trong tay một chiến đấu cơ vượt trội hơn mẫu tiêm kích hạm J-15 Shenyang của nhóm tàu sân bay Trung Quốc vốn có xung đột trên biển với Indonesia.
Ảnh: Tiêm kích Su-35 của Nga.Indonesia từ lâu đã cảnh giác về sự phụ thuộc càng gia tăng của mình vào vũ khí Phương Tây. Sau những căng thẳng với láng giềng Australia trong thập niên 1990, dẫn đến lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã vô hiệu hóa những chiếc F-16 của nước này và tạo lợi thế rất lớn cho đối thủ, Indonesia đã quyết định xích lại gần Nga hơn.
Ảnh: Tiêm kích Su-30 của Không quân Indonesia.Dự định mua sắm Su-35 của Indonesia cũng đã gặp rất nhiều cản trở bởi Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp đặt những lệnh trừng phạt kinh tế lên nước này nếu ký kết hợp đồng với Nga. Dẫu vậy, các phản ứng của indonesia là rất phức tạp và không có sự thống nhất cao, khi mà vừa trước đó quân đội nước này đã tuyên bố sẽ không khuất phục trước Hoa Kỳ và mua Su-35 thì nay lại đổi ý.
Ảnh: Tiêm kích Su-35 của Nga.Quyết định mua Eurofighter Typhoon thực sự là một quyết định gây tranh cãi đặc biệt về hiệu quả mà chúng có thể mang lại và giá thành. Việc vận hành loai tiêm kích này có chi phí cao hơn những 70% so với việc vận hành một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35A mặc dù Typhoon thua kém về mọi mặt. Eurofighter Typhoon trước đó cũng không hề được ưu chuộng và chỉ có các quốc gia Vùng Vịnh giàu có mới mua chúng về.
Ảnh: Biên đội tiêm kích Eurofighter Typhoon.Bên cạnh những khó khăn về việc tích hợp khả năng chiến đấu của một loại máy bay hệ Châu Âu vào với những máy bay hệ Nga, Mỹ, Hàn Quốc, thì về hệ thống radar, Typhoon cũng thua kém Su-35 rất nhiều. Tiêm kích thế hệ 4++ của Nga sử dụng radar hỗn hợp cả thụ động lẫn chủ động Irbis-E thì máy bay cũ của Không quân Áo chỉ được trang bị các radar thụ động nhỏ, yếu và dễ bị làm nhiễu hơn rất nhiều. Đây là một thiệt thòi vô cùng to lớn của loại máy bay đang trong dự định mua sắm của Indonesia này.
Ảnh: Tiêm kích Eurofighter Typhoon cất cánh với đầy đủ trang bị vũ khí.Như vậy, việc dựa vào các tiêm kích Typhoon sẽ khiến cho Indonesia gặp bất lợi cực lớn trước những tiêm kích F/A -18 của Australia và F-15SG của Singapore chứ đừng nói là các tiêm kích F-35 hiện đại hơn của các láng giềng, chưa kể là sự yếu kém hơn tất cả các loại tiêm kích của Không quân Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, việc mua Su-35 cũng dễ dàng cho Indonesia hơn khi họ chấp nhận lấy vật phẩm thay tiền và sẵn sàng sửa đổi lại mẫu tiêm kích này phù hợp với yêu cầu của Indonesia.Kết luận lại, chúng ta vẫn phải chờ xem quyết định cuối cùng của Indonesia là như thế nào. Nếu nhất quyết mua Eurofighter Typhoon, Quân đội và Chính phủ Indonesia sẽ phải đối mặt với một sự phản đối mạnh mẽ trong nước cũng như thể hiện một sự xói mòn ghê gớm trong địa vị chính trị Quốc tế, cho thấy họ ngày càng bị phụ thuộc hơn vào vũ khí Phương Tây.
Ảnh: Biên đội Su-35 của Không quân Trung Quốc hộ tống oanh tạc cơ H-6K của nước này trong một cuộc tập trận. Video Máy bay Eurofighter Typhoon - Nguồn: QPVN
Theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia - ông Prabowo Subianto, nước này sẽ mua lại các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon đã qua sử dụng của Không quân Áo nhằm nâng cấp khả năng chiến đấu cho đội bay của mình. Sự việc đã nhận được một làn sóng phản đối gay gắt của các chuyên gia quân sự và dư luận nước này.
Ảnh: Biên đội tiêm kích Eurofighter Typhoon thực hiện một chuyến bay chung.
Theo như kế hoạch trước đó, Không quân Indonesia sẽ mua 11 máy bay tiêm kích hạng nặng thế hệ 4++ từ Nga tuy nhiên do một số sức ép bên ngoài mà hợp đồng đã dẫn tới đổ bể và Indonesia đã phải tìm đến những chiếc Eurofighter Typhoon để thay thế.
Ảnh: Biên đội tiêm kích Su-35 của Nga.
Dù vậy, hiện nay, xương sống của lực lượng Không quân Indonesia lại là các tiêm kích Su-27 và Su-30 cũng được nhập khẩu từ Nga. Theo các nhà quân sự nước này, việc mua Su-35 sẽ vô cùng thuận lợi để vận hành bởi nó có nhiều điểm tương đồng với các chiến đấu cơ mà Indonesia đã sở hữu trước đó. Điều này cho phép Su-35 có thể sử dụng cùng loại vũ khí và phần lớn cơ sở hạ tầng hậu cần kỹ thuật, giảm bớt gánh nặng bảo trì, đồng thời đảm bảo khả năng hiệp đồng cao với những máy bay hiện có.
Ảnh: Tiêm kích Su-27 của Không quân Indonesia.
Với việc nếu sở hữu Su-35, đây sẽ là tiêm kích có sức mạnh lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á, đối trọng được với việc nước láng giềng Australia và Singapore triển khai các máy bay chiến đấu F-35 cũng như có trong tay một chiến đấu cơ vượt trội hơn mẫu tiêm kích hạm J-15 Shenyang của nhóm tàu sân bay Trung Quốc vốn có xung đột trên biển với Indonesia.
Ảnh: Tiêm kích Su-35 của Nga.
Indonesia từ lâu đã cảnh giác về sự phụ thuộc càng gia tăng của mình vào vũ khí Phương Tây. Sau những căng thẳng với láng giềng Australia trong thập niên 1990, dẫn đến lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã vô hiệu hóa những chiếc F-16 của nước này và tạo lợi thế rất lớn cho đối thủ, Indonesia đã quyết định xích lại gần Nga hơn.
Ảnh: Tiêm kích Su-30 của Không quân Indonesia.
Dự định mua sắm Su-35 của Indonesia cũng đã gặp rất nhiều cản trở bởi Hoa Kỳ đe dọa sẽ áp đặt những lệnh trừng phạt kinh tế lên nước này nếu ký kết hợp đồng với Nga. Dẫu vậy, các phản ứng của indonesia là rất phức tạp và không có sự thống nhất cao, khi mà vừa trước đó quân đội nước này đã tuyên bố sẽ không khuất phục trước Hoa Kỳ và mua Su-35 thì nay lại đổi ý.
Ảnh: Tiêm kích Su-35 của Nga.
Quyết định mua Eurofighter Typhoon thực sự là một quyết định gây tranh cãi đặc biệt về hiệu quả mà chúng có thể mang lại và giá thành. Việc vận hành loai tiêm kích này có chi phí cao hơn những 70% so với việc vận hành một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm F-35A mặc dù Typhoon thua kém về mọi mặt. Eurofighter Typhoon trước đó cũng không hề được ưu chuộng và chỉ có các quốc gia Vùng Vịnh giàu có mới mua chúng về.
Ảnh: Biên đội tiêm kích Eurofighter Typhoon.
Bên cạnh những khó khăn về việc tích hợp khả năng chiến đấu của một loại máy bay hệ Châu Âu vào với những máy bay hệ Nga, Mỹ, Hàn Quốc, thì về hệ thống radar, Typhoon cũng thua kém Su-35 rất nhiều. Tiêm kích thế hệ 4++ của Nga sử dụng radar hỗn hợp cả thụ động lẫn chủ động Irbis-E thì máy bay cũ của Không quân Áo chỉ được trang bị các radar thụ động nhỏ, yếu và dễ bị làm nhiễu hơn rất nhiều. Đây là một thiệt thòi vô cùng to lớn của loại máy bay đang trong dự định mua sắm của Indonesia này.
Ảnh: Tiêm kích Eurofighter Typhoon cất cánh với đầy đủ trang bị vũ khí.
Như vậy, việc dựa vào các tiêm kích Typhoon sẽ khiến cho Indonesia gặp bất lợi cực lớn trước những tiêm kích F/A -18 của Australia và F-15SG của Singapore chứ đừng nói là các tiêm kích F-35 hiện đại hơn của các láng giềng, chưa kể là sự yếu kém hơn tất cả các loại tiêm kích của Không quân Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, việc mua Su-35 cũng dễ dàng cho Indonesia hơn khi họ chấp nhận lấy vật phẩm thay tiền và sẵn sàng sửa đổi lại mẫu tiêm kích này phù hợp với yêu cầu của Indonesia.
Kết luận lại, chúng ta vẫn phải chờ xem quyết định cuối cùng của Indonesia là như thế nào. Nếu nhất quyết mua Eurofighter Typhoon, Quân đội và Chính phủ Indonesia sẽ phải đối mặt với một sự phản đối mạnh mẽ trong nước cũng như thể hiện một sự xói mòn ghê gớm trong địa vị chính trị Quốc tế, cho thấy họ ngày càng bị phụ thuộc hơn vào vũ khí Phương Tây.
Ảnh: Biên đội Su-35 của Không quân Trung Quốc hộ tống oanh tạc cơ H-6K của nước này trong một cuộc tập trận.
Video Máy bay Eurofighter Typhoon - Nguồn: QPVN