Tiêm kích F-15 hiện tại vẫn được coi là một trong những loại chiến đấu cơ nhanh nhất của Không quân Mỹ với tốc độ tối đa Mach 2.5 và thành tích bắn hạ 104 tiêm kích đối phương mà không chịu bất cứ thiệt hại nào. Điều đáng nói là trong quá khứ, NASA từng "độ" lại một loạt các tiêm kích F-15 cực kỳ hiện đại nhưng chỉ để thử nghiệm, không ứng dụng vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: BI.Ít ai biết rằng, NASA từng thành công chế tạo một phiên bản F-15 có khả năng cất - hạ cánh trên đường băng ngắn và duy trì bay được ở tốc độ cực chậm - đạt kỷ lục máy bay phản lực bay... chậm nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: BI.Phiên bản này được đặt định danh rất dài dòng đó là F-15 STOL/MTD, viết tắt của cất - hạ cánh trên đường băng ngắn/trình diễn công nghệ cơ động. Nguồn ảnh: BI.Ra đời năm 1984, chiếc tiêm kích F-15 STOL/MTD được áp dụng gần như mọi công nghệ hàng không tiên tiến nhất thời bấy giờ. Để có thể bay thật chậm, nó được NASA trang bị cho hai cánh phụ ở hai bên khoang lái. Nguồn ảnh: BI.Hai cánh phụ này dù làm chiếc F-15 STOL/MTD nặng hơn phiên bản gốc nhưng bù lại, diện tích bề mặt cánh lại tăng lên giúp máy bay có thêm rất nhiều lực nâng. Kết quả là chiếc tiêm kích này có khả năng cất cánh với đường băng ngắn hơn tới 78% so với bản gốc và bay được tốc độ chậm kỷ lục chỉ 67 km/h. Nguồn ảnh: BI.Việc bay ở tốc độ cực chậm cho phép chiếc F-15 STOL/MTD thu thập được dữ liệu mặt đất cực kỳ chi tiết, rất phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học của NASA. Thậm chí, nếu như Mỹ có thể tạo ra một chiếc cường kích tấn công mặt đất có khả năng bay chậm dưới 100 km/h, khả năng đánh trượt mục tiêu sẽ gần như là không thể.Phiên bản tiêm kích F-15 thứ hai xịn hơn cả phiên bản gốc do NASA "độ" lại mang tên F-15 ACTIVE - thành quả của chương trình ACTIVE (viết tắt của chương trình điều khiển tiên tiến tích hợp) ra đời năm 1993. Nguồn ảnh: BI.Có thể phân biệt được những chiếc F-15 ACTIVE so với chiếc F-15 STOL/MTD thông qua việc phiên bản ACTIVE sử dụng hai ống xả động cơ hình chữ nhật cực kỳ độc đáo và lạ mắt. Tới tận ngày nay, chưa có bất cứ loại tiêm kích nào sử dụng ống xả có hình dạng tương tự. Nguồn ảnh: BI.Về cơ bản, phiên bản F-15 ACTIVE được NASA cho ra đời với nhiệm vụ thử nghiệm. Trên chiếc F-15 ACTIVE này, NASA có thể lắp đặt được rất nhiều thiết bị khác nhau theo dạng mô-dun để thử nghiệm công nghệ. Nguồn ảnh: BI.Không ít công nghệ từng được thử nghiệm trên chiếc F-15 ACTIVE tới nay đã được áp dụng trên các loại tiêm kích thế hệ năm hiện đại. Kiểu thiết kế của chiếc ACTIVE cũng được tối ưu hóa cho việc... tháo lắp. Nhờ kiểu thiết kế này, hàng loạt các công nghệ mới có thể được lắp đặt, tháo ra, thay đổi và thử nghiệm liên tục chỉ trong một ngày. Nguồn ảnh: BI.Phiên bản thứ ba được NASA độ lại là F-15 IFCS - viết tắt của Chương trình Điều khiển bay Thông minh. Chương trình này được NASA triển khai vào giai đoạn đầu của những năm 2000 - khi mà các khái niệm về "trí thông minh nhân tạo" vẫn còn rất rất xa vời. Nguồn ảnh: BI.Tuy nhiên tới năm 2009, toàn bộ những chiếc tiêm kích F-15 trong biên chế của NASA đã được cho loại biên, kết thúc hơn hai thập kỷ "độ chế" của những kỹ sư NASA với chiếc tiêm kích huyền thoại này. Nguồn ảnh: BI.Ngày nay, F-15 vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế của Không quân Mỹ và nhiều lực lượng không quân khác trên thế giới, rất nhiều phiên bản hiện đại của loại chiến đấu cơ này vẫn đang được nâng cấp và ra đời. Tuy nhiên, khó có thể có một phiên bản sản xuất với số lượng lớn nào sánh được với những chiếc F-15 mà NASA đã từng tự tay "độ" lại. Nguồn ảnh: BI.
Tiêm kích F-15 hiện tại vẫn được coi là một trong những loại chiến đấu cơ nhanh nhất của Không quân Mỹ với tốc độ tối đa Mach 2.5 và thành tích bắn hạ 104 tiêm kích đối phương mà không chịu bất cứ thiệt hại nào. Điều đáng nói là trong quá khứ, NASA từng "độ" lại một loạt các tiêm kích F-15 cực kỳ hiện đại nhưng chỉ để thử nghiệm, không ứng dụng vào sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: BI.
Ít ai biết rằng, NASA từng thành công chế tạo một phiên bản F-15 có khả năng cất - hạ cánh trên đường băng ngắn và duy trì bay được ở tốc độ cực chậm - đạt kỷ lục máy bay phản lực bay... chậm nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: BI.
Phiên bản này được đặt định danh rất dài dòng đó là F-15 STOL/MTD, viết tắt của cất - hạ cánh trên đường băng ngắn/trình diễn công nghệ cơ động. Nguồn ảnh: BI.
Ra đời năm 1984, chiếc tiêm kích F-15 STOL/MTD được áp dụng gần như mọi công nghệ hàng không tiên tiến nhất thời bấy giờ. Để có thể bay thật chậm, nó được NASA trang bị cho hai cánh phụ ở hai bên khoang lái. Nguồn ảnh: BI.
Hai cánh phụ này dù làm chiếc F-15 STOL/MTD nặng hơn phiên bản gốc nhưng bù lại, diện tích bề mặt cánh lại tăng lên giúp máy bay có thêm rất nhiều lực nâng. Kết quả là chiếc tiêm kích này có khả năng cất cánh với đường băng ngắn hơn tới 78% so với bản gốc và bay được tốc độ chậm kỷ lục chỉ 67 km/h. Nguồn ảnh: BI.
Việc bay ở tốc độ cực chậm cho phép chiếc F-15 STOL/MTD thu thập được dữ liệu mặt đất cực kỳ chi tiết, rất phù hợp với hoạt động nghiên cứu khoa học của NASA. Thậm chí, nếu như Mỹ có thể tạo ra một chiếc cường kích tấn công mặt đất có khả năng bay chậm dưới 100 km/h, khả năng đánh trượt mục tiêu sẽ gần như là không thể.
Phiên bản tiêm kích F-15 thứ hai xịn hơn cả phiên bản gốc do NASA "độ" lại mang tên F-15 ACTIVE - thành quả của chương trình ACTIVE (viết tắt của chương trình điều khiển tiên tiến tích hợp) ra đời năm 1993. Nguồn ảnh: BI.
Có thể phân biệt được những chiếc F-15 ACTIVE so với chiếc F-15 STOL/MTD thông qua việc phiên bản ACTIVE sử dụng hai ống xả động cơ hình chữ nhật cực kỳ độc đáo và lạ mắt. Tới tận ngày nay, chưa có bất cứ loại tiêm kích nào sử dụng ống xả có hình dạng tương tự. Nguồn ảnh: BI.
Về cơ bản, phiên bản F-15 ACTIVE được NASA cho ra đời với nhiệm vụ thử nghiệm. Trên chiếc F-15 ACTIVE này, NASA có thể lắp đặt được rất nhiều thiết bị khác nhau theo dạng mô-dun để thử nghiệm công nghệ. Nguồn ảnh: BI.
Không ít công nghệ từng được thử nghiệm trên chiếc F-15 ACTIVE tới nay đã được áp dụng trên các loại tiêm kích thế hệ năm hiện đại. Kiểu thiết kế của chiếc ACTIVE cũng được tối ưu hóa cho việc... tháo lắp. Nhờ kiểu thiết kế này, hàng loạt các công nghệ mới có thể được lắp đặt, tháo ra, thay đổi và thử nghiệm liên tục chỉ trong một ngày. Nguồn ảnh: BI.
Phiên bản thứ ba được NASA độ lại là F-15 IFCS - viết tắt của Chương trình Điều khiển bay Thông minh. Chương trình này được NASA triển khai vào giai đoạn đầu của những năm 2000 - khi mà các khái niệm về "trí thông minh nhân tạo" vẫn còn rất rất xa vời. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên tới năm 2009, toàn bộ những chiếc tiêm kích F-15 trong biên chế của NASA đã được cho loại biên, kết thúc hơn hai thập kỷ "độ chế" của những kỹ sư NASA với chiếc tiêm kích huyền thoại này. Nguồn ảnh: BI.
Ngày nay, F-15 vẫn tiếp tục phục vụ trong biên chế của Không quân Mỹ và nhiều lực lượng không quân khác trên thế giới, rất nhiều phiên bản hiện đại của loại chiến đấu cơ này vẫn đang được nâng cấp và ra đời. Tuy nhiên, khó có thể có một phiên bản sản xuất với số lượng lớn nào sánh được với những chiếc F-15 mà NASA đã từng tự tay "độ" lại. Nguồn ảnh: BI.