Mới đây, Quân đội Ukraine đã phóng 12 tên lửa hành trình hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp, tấn công vào khu vực Kursk ở Nga, mục tiêu nhắm thẳng vào dinh thự “Hoàng tử Baryatinsky”, nơi ở chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng xét theo tình hình thực tế, mục tiêu tấn công chính của Quân đội Ukraine có thể không phải là nhằm mục đích "đòi mạng".Theo các nguồn truyền thông, “Trang viên Hoàng tử Baryatinsky” là một trong những địa danh quan trọng của vùng Kursk và được đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa và Lịch sử Nga. Tuy nhiên, tranh cãi là khu đất này hiện là khu điều dưỡng cho Chính quyền Tổng thống Nga và các thông tin cho rằng, đây là nơi ở chính của Tổng thống Putin ở Kursk.Còn phía Ukraine khẳng định, trang viên này thực sự đóng vai trò là trung tâm chỉ huy chiến đấu của Quân đội Nga ở Kursk và do đó trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp. Đây không phải là lần đầu tiên Quân đội Ukraine tấn công dinh thự ở Nga, nhưng các lần trước, họ dùng UAV tự sát hoặc tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, việc Kiev lựa chọn thử tên lửa hành trình như Storm Shadow, rõ ràng là do sự hỗ trợ quân sự mới từ Anh mà Ukraine vừa nhận được. Người ủng hộ việc này đương nhiên là Anh, theo bước Mỹ, cho phép Ukraine sử dụng tên lửa do Anh sản xuất, để tấn công lãnh thổ Nga. Quyết định này buộc toàn bộ châu Âu phải xem xét lại tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp.Mặc dù Ukraine tuyên bố mục tiêu của cuộc tấn công là “rõ ràng và cần thiết”, nhưng nhiều nhà phân tích độc lập tin rằng, hoạt động này có ý nghĩa sâu xa hơn. Ukraine hiện có kho tên lửa Storm Shadow tương đối hạn chế và có thể được xếp vào dạng “vũ khí chiến lược” của Kiev. Tuy nhiên, Kiev đã sử dụng một số lượng lớn tên lửa Storm Shadow trong một cuộc tấn công, điều này có vẻ “lãng phí” về mặt tên lửa. Do đó, một số người chỉ ra rằng, động thái của Ukraine có thể mang tính chiến lược hơn, nhằm kéo nước Anh vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.Đồng thời, việc phóng một lúc hàng chục tên lửa Storm Shadow vào lãnh thổ Nga gửi tín hiệu tới cộng đồng quốc tế rằng, Ukraine có khả năng phản công mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của phương Tây. Khi cảnh quay tên lửa Ukraine bắn trúng mục tiêu chính xác được công bố, toàn bộ lục địa châu Âu một lần nữa rơi vào “tình trạng lo lắng”. Nhiều đại sứ quán ở Ukraine đã tuyên bố đóng cửa tạm thời, trong khi người dân ở Thụy Điển, Phần Lan và các nước khác đã tích trữ vật tư chống hạt nhân, và chính phủ cũng bắt đầu ban hành sổ tay hướng dẫn ứng phó chiến tranh. Phản ứng này hoàn toàn trái ngược với “sự bình tĩnh” ở Ukraine. Cơ quan tình báo hàng đầu Ukraine nhanh chóng tuyên bố, cái gọi là "sự trả đũa quy mô lớn của Quân đội Nga" đều là chiến tranh tâm lý. Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu một tuyên bố như vậy có thực sự làm giảm bớt những lo lắng của người dân châu Âu bình thường hay không?Rõ ràng Lầu Năm Góc có thái độ tương đối lạnh lùng đối với vấn đề này. Lầu Năm Góc nhấn mạnh, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân và do đó Mỹ sẽ không điều chỉnh chiến lược ứng phó hạt nhân. Tuy nhiên, bất chấp sự bình tĩnh của cả Mỹ và Ukraine, căng thẳng trên lục địa này vẫn không hề giảm bớt. Điều đáng chú ý là các quan chức hàng đầu của Nga, trong đó có Tổng thống Putin, gần như giữ im lặng về vấn đề này. Các quan chức cấp cao như Lavrov, Peskov, Zakharova và các nhân vật quan trọng khác cũng không đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào.Một số nhà phân tích cho rằng, điều này có thể đang chờ cơ hội để chuẩn bị cho khả năng trả đũa. Liệu “ngoại giao im lặng” của Điện Kremlin, có cho thấy một cuộc phản công lớn hơn, đang được lên kế hoạch hay không, vẫn còn phải chờ xem. Có thể thấy trước, trò chơi chiến lược giữa châu Âu, Mỹ và Nga sẽ trở nên căng thẳng hơn trong tương lai. Trong khi đó vào ngày 26/11, tờ Washington Post trích dẫn các nguồn tin trong Nhà Trắng của Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiểu rằng, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cảm thấy bị đe dọa. Nhưng điều này không ngăn cản Washington tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine và cho phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga. Theo Washington Post, chính quyền của Tổng thống Biden đưa ra quyết định dựa trên “điều kiện thay đổi trên chiến trường”. Do đó, việc cung cấp tên lửa ATACMS được coi là một cách để ngăn chặn việc Triều Tiên gửi thêm quân tới giúp Nga; đồng thời việc chuyển giao mìn sát thương sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine ở phía đông đất nước. Tuy nhiên, theo các trợ lý của Tổng thống Biden, các quyết định của ông được quyết định bởi những tính toán chính trị, hơn là vì sợ xung đột leo thang. “Việc ông Donald Trump trở lại nắm quyền, đặt ra câu hỏi về khả năng các nước châu Âu tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mà không có sự tham gia của Mỹ. Điều này buộc Tổng thống Biden phải hành động nhanh hơn”, Washington Post nhấn mạnh.Còn các đồng minh châu Âu của Kiev, những nước trước đây kiên quyết bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ, giờ đây ngày càng nhận ra rằng, các cuộc đàm phán hòa bình có thể yêu cầu Ukraine phải thỏa hiệp. Chủ đề nhượng lại các vùng lãnh thổ cho Nga vốn bị coi là cấm kỵ, đang trở thành chủ đề thảo luận ở một số thủ đô phương Tây. Đồng thời, hỗ trợ quân sự cho Ukraine vẫn là một yếu tố then chốt trong chiến lược của Mỹ. Tổng thống Biden đang tìm cách cung cấp cho Kiev càng nhiều nguồn lực càng tốt, trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình vì lo ngại rằng chính quyền mới có thể thay đổi hướng đi. (Nguồn ảnh: TASS, Washington Post, Forbes, TASS).
Mới đây, Quân đội Ukraine đã phóng 12 tên lửa hành trình hành trình Storm Shadow do Anh cung cấp, tấn công vào khu vực Kursk ở Nga, mục tiêu nhắm thẳng vào dinh thự “Hoàng tử Baryatinsky”, nơi ở chính của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhưng xét theo tình hình thực tế, mục tiêu tấn công chính của Quân đội Ukraine có thể không phải là nhằm mục đích "đòi mạng".
Theo các nguồn truyền thông, “Trang viên Hoàng tử Baryatinsky” là một trong những địa danh quan trọng của vùng Kursk và được đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa và Lịch sử Nga. Tuy nhiên, tranh cãi là khu đất này hiện là khu điều dưỡng cho Chính quyền Tổng thống Nga và các thông tin cho rằng, đây là nơi ở chính của Tổng thống Putin ở Kursk.
Còn phía Ukraine khẳng định, trang viên này thực sự đóng vai trò là trung tâm chỉ huy chiến đấu của Quân đội Nga ở Kursk và do đó trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp. Đây không phải là lần đầu tiên Quân đội Ukraine tấn công dinh thự ở Nga, nhưng các lần trước, họ dùng UAV tự sát hoặc tên lửa HIMARS do Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, việc Kiev lựa chọn thử tên lửa hành trình như Storm Shadow, rõ ràng là do sự hỗ trợ quân sự mới từ Anh mà Ukraine vừa nhận được. Người ủng hộ việc này đương nhiên là Anh, theo bước Mỹ, cho phép Ukraine sử dụng tên lửa do Anh sản xuất, để tấn công lãnh thổ Nga. Quyết định này buộc toàn bộ châu Âu phải xem xét lại tình hình địa chính trị ngày càng phức tạp.
Mặc dù Ukraine tuyên bố mục tiêu của cuộc tấn công là “rõ ràng và cần thiết”, nhưng nhiều nhà phân tích độc lập tin rằng, hoạt động này có ý nghĩa sâu xa hơn. Ukraine hiện có kho tên lửa Storm Shadow tương đối hạn chế và có thể được xếp vào dạng “vũ khí chiến lược” của Kiev.
Tuy nhiên, Kiev đã sử dụng một số lượng lớn tên lửa Storm Shadow trong một cuộc tấn công, điều này có vẻ “lãng phí” về mặt tên lửa. Do đó, một số người chỉ ra rằng, động thái của Ukraine có thể mang tính chiến lược hơn, nhằm kéo nước Anh vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.
Đồng thời, việc phóng một lúc hàng chục tên lửa Storm Shadow vào lãnh thổ Nga gửi tín hiệu tới cộng đồng quốc tế rằng, Ukraine có khả năng phản công mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ của phương Tây.
Khi cảnh quay tên lửa Ukraine bắn trúng mục tiêu chính xác được công bố, toàn bộ lục địa châu Âu một lần nữa rơi vào “tình trạng lo lắng”. Nhiều đại sứ quán ở Ukraine đã tuyên bố đóng cửa tạm thời, trong khi người dân ở Thụy Điển, Phần Lan và các nước khác đã tích trữ vật tư chống hạt nhân, và chính phủ cũng bắt đầu ban hành sổ tay hướng dẫn ứng phó chiến tranh.
Phản ứng này hoàn toàn trái ngược với “sự bình tĩnh” ở Ukraine. Cơ quan tình báo hàng đầu Ukraine nhanh chóng tuyên bố, cái gọi là "sự trả đũa quy mô lớn của Quân đội Nga" đều là chiến tranh tâm lý. Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu một tuyên bố như vậy có thực sự làm giảm bớt những lo lắng của người dân châu Âu bình thường hay không?
Rõ ràng Lầu Năm Góc có thái độ tương đối lạnh lùng đối với vấn đề này. Lầu Năm Góc nhấn mạnh, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân và do đó Mỹ sẽ không điều chỉnh chiến lược ứng phó hạt nhân. Tuy nhiên, bất chấp sự bình tĩnh của cả Mỹ và Ukraine, căng thẳng trên lục địa này vẫn không hề giảm bớt.
Điều đáng chú ý là các quan chức hàng đầu của Nga, trong đó có Tổng thống Putin, gần như giữ im lặng về vấn đề này. Các quan chức cấp cao như Lavrov, Peskov, Zakharova và các nhân vật quan trọng khác cũng không đưa ra bất kỳ tuyên bố chính thức nào.
Một số nhà phân tích cho rằng, điều này có thể đang chờ cơ hội để chuẩn bị cho khả năng trả đũa. Liệu “ngoại giao im lặng” của Điện Kremlin, có cho thấy một cuộc phản công lớn hơn, đang được lên kế hoạch hay không, vẫn còn phải chờ xem. Có thể thấy trước, trò chơi chiến lược giữa châu Âu, Mỹ và Nga sẽ trở nên căng thẳng hơn trong tương lai.
Trong khi đó vào ngày 26/11, tờ Washington Post trích dẫn các nguồn tin trong Nhà Trắng của Mỹ cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden hiểu rằng, Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cảm thấy bị đe dọa. Nhưng điều này không ngăn cản Washington tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine và cho phép tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga.
Theo Washington Post, chính quyền của Tổng thống Biden đưa ra quyết định dựa trên “điều kiện thay đổi trên chiến trường”. Do đó, việc cung cấp tên lửa ATACMS được coi là một cách để ngăn chặn việc Triều Tiên gửi thêm quân tới giúp Nga; đồng thời việc chuyển giao mìn sát thương sẽ tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine ở phía đông đất nước.
Tuy nhiên, theo các trợ lý của Tổng thống Biden, các quyết định của ông được quyết định bởi những tính toán chính trị, hơn là vì sợ xung đột leo thang. “Việc ông Donald Trump trở lại nắm quyền, đặt ra câu hỏi về khả năng các nước châu Âu tiếp tục hỗ trợ Ukraine, mà không có sự tham gia của Mỹ. Điều này buộc Tổng thống Biden phải hành động nhanh hơn”, Washington Post nhấn mạnh.
Còn các đồng minh châu Âu của Kiev, những nước trước đây kiên quyết bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ, giờ đây ngày càng nhận ra rằng, các cuộc đàm phán hòa bình có thể yêu cầu Ukraine phải thỏa hiệp. Chủ đề nhượng lại các vùng lãnh thổ cho Nga vốn bị coi là cấm kỵ, đang trở thành chủ đề thảo luận ở một số thủ đô phương Tây.
Đồng thời, hỗ trợ quân sự cho Ukraine vẫn là một yếu tố then chốt trong chiến lược của Mỹ. Tổng thống Biden đang tìm cách cung cấp cho Kiev càng nhiều nguồn lực càng tốt, trước khi kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình vì lo ngại rằng chính quyền mới có thể thay đổi hướng đi. (Nguồn ảnh: TASS, Washington Post, Forbes, TASS).