Chiếc Su-30MK2 của Trung đoàn 935, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không-Không quân ngoài việc được trang bị tên lửa không đối không R-27 còn có pod tác chiến điện tử ở 2 đầu mút cánh trực sẵn sàng chiến đấu.Từ đầu năm 2018, tờ Sputnik của Nga đã đăng tải các hình ảnh đầu tiên về tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam, kèm theo sự xuất hiện của pod tác chiến điện tử ở hai đầu cánh kèm theo tên lửa R-27. Đây được coi là "cặp bài trùng", giúp Su-30MK2 tăng hiệu suất tác chiến lên cực cao.Theo thông tin được Nga công khai, trên dòng chiến đấu cơ Flanker được Nga xuất khẩu thường đi kèm trang bị pod gây nhiễu L-203 Gardenia. Khí tài có hình dạng một quả ngư lôi nhỏ gắn ở đầu cánh giúp máy bay đối phó với vũ khí tấn công của đối thủ. Chúng có tác dụng gây nhiễu sóng radar từ máy bay, tên lửa, hay các thiết bị trinh sát khác của đối phương.Khi phải đương đầu với tên lửa, hệ thống L-203 Gardenia do Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Radio (Moscow) thiết kế sẽ được kích hoạt và che chở máy bay thông qua hàng rào điện tử, nhằm ngăn chặn tên lửa và làm cho nó đi chệch hướng, tăng khả năng sống sót của chiến đấu cơ được trang bị lên tới vài lần.Nguồn gốc của L-203 Gardenia bắt đầu từ hơn 20 năm trước, các nhà khoa học hàng không vũ trụ Nga đã nhận ra hai thực tế rất bất tiện về máy bay chiến đấu được sản xuất trong nước.Cụ thể, mặc dù các kỹ sư có thể làm giảm tín hiệu tiết diện radar (RCS) của máy bay Mikoyan MiG-29 và Sukhoi Su-27/30 bằng các lớp sơn phủ đặc biệt và thiết bị đặc dụng bên ngoài, nhưng các biện pháp như vậy sẽ không đủ tạo ra sự khác biệt so với các hệ thống radar hiện đại mà lực lượng Mỹ và NATO sẽ sử dụng trong thập kỷ tới.Ngoài ra, ngành công nghiệp Nga có khả năng sẽ không sản xuất các loại máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 và F-35 của Mỹ vì chúng quá đắt. Việc chế tạo những chiếc máy bay tàng hình có thể xóa sổ lợi nhuận và ưu thế về giá rẻ từ hoạt động kinh doanh vũ khí, vì mong muốn của Moscow là xuất khẩu càng nhiều máy bay Su-27/30 và MiG-29 càng tốt.Ngành công nghiệp Nga đã phát triển hai tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ mới trong những năm 1980 là máy bay chiến đấu đa năng Mikoyan dự án 1.42 và máy bay trình diễn công nghệ cánh xuôi Sukhoi 37, cả hai đều được ví là “con quái vật” là để đối đầu với các máy bay chiến đấu của Mỹ và châu Âu.Một nhà phân tích người Nga đã mô tả về những “con quái vật” trong Chiến tranh Lạnh, chúng mang theo những thứ có mức giá quá đắt và trở nên phi thực tế, khi giờ đây khách hàng có thể mua được những chiếc máy bay đa năng hạng nhẹ đến hạng trung, với cái giá chấp nhận được mà họ có thể triển khai ở bất kỳ đâu trên thế giới với số lượng lớn.Trong nỗ lực làm cho máy bay Nga tiếp tục có thể sống sót trên chiến trường hiện đại, các nhà thiết kế Nga đã kết hợp các kỹ thuật phủ giảm RCS với các hệ thống tác chiến điện tử mạnh hơn và có khả năng hơn.Sử dụng thiết bị gây nhiễu đường không chống lại radar của kẻ thù sẽ là yếu tố quan trọng cuối cùng để không bị phát hiện, cho đến khi một máy bay chiến đấu của Nga tiếp cận được đến gần mục tiêu để đánh chặn chúng.Nga có hai trung tâm thiết kế chính là Viện Nghiên cứu Khoa học Trung ương về Công nghệ Vô tuyến (TsNIRTI) và Viện Nghiên cứu Khoa học về Công nghệ Vô tuyến Kaluga (KNIRTI).Pod gây nhiễu dòng L-203 Gardenia, được điều chỉnh cho MiG-29, Su-27 và các máy bay khác. Một phiên bản nhỏ gọn của L-203 là L-203B, phù hợp với MiG-29, trong khi các mô hình Gardenia mạnh hơn đang được sản xuất với cấu hình hai khoang dưới cánh hoặc cánh có thể bay trên các phiên bản xuất khẩu của Su-25, Su-27, Su-30 và máy bay các chiến đấu khác.Sản phẩm chủ lực của KNIRTI là chiếc L-005S Sorbsiya được chú trọng hơn nhiều. Không giống như Gardenia đã đến tay một số khách hàng xuất khẩu. L-005S Sorbsiya chỉ mới được chấp thuận bán bên ngoài Nga, với một số đơn vị đã được xuất khẩu sang Trung Quốc.L-005S hoạt động trong dải tần H/I và là pod tác chiến điện tử chính cho các máy bay Su-27 của không quân Nga. Bằng cách kết nối với máy tính trung tâm chính của Su-27, L-005S có thể xác định và cảnh báo các mối đe dọa tín hiệu radar theo thứ tự từ gần đến xa và ngăn chặn chúng bằng cách cung cấp lại các tín hiệu tương tự kết hợp với điều chế gây nhiễu.KNIRTI hiện đã phát triển một loạt thiết bị gây nhiễu mới phù hợp với các nhiệm vụ cụ thể của máy bay và được thiết kế để thực hiện nhiều chức năng. Các phiên bản mới nhất của L005S gắn trên đầu cánh của máy bay Sukhoi Su-32FN với hai khoang L175V/VE dưới cánh – một thiết bị gây nhiễu KNIRTI khác.Sau hệ thống KNIRTI, thiết bị gây nhiễu hộ tống MKS-818 lớn hơn và mạnh hơn hoàn toàn tương thích với cơ sở dữ liệu kỹ thuật số tiêu chuẩn. Nó sử dụng nhiều bộ xử lý được liên kết, nhưng nó vẫn dựa trên các ống sóng cơ bản và một số công nghệ thế hệ trước khác.Các nhà thiết kế Nga tạo ra lợi thế khi cung cấp các hệ thống này cho các khách hàng đã sử dụng máy bay Nga. Với chi phí tương đối nhỏ để mua một thiết bị gây nhiễu giúp MiG-29 hoặc Su-27 nâng cao khả năng sống sót hơn nhiều.Hiện nay Nga đã vượt xa phương Tây trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị gây nhiễu mới và sáng tạo hơn như Khibiny (L-175V), L-265M10 Khibiny-M, hệ thống tác chiến điện tử Himalayas của Su-57, pod gây nhiễu chủ động MSP-418KE của MiG-35... Nguồn ảnh: Sina.
Chiếc Su-30MK2 của Trung đoàn 935, Sư đoàn 370, Quân chủng Phòng không-Không quân ngoài việc được trang bị tên lửa không đối không R-27 còn có pod tác chiến điện tử ở 2 đầu mút cánh trực sẵn sàng chiến đấu.
Từ đầu năm 2018, tờ Sputnik của Nga đã đăng tải các hình ảnh đầu tiên về tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam, kèm theo sự xuất hiện của pod tác chiến điện tử ở hai đầu cánh kèm theo tên lửa R-27. Đây được coi là "cặp bài trùng", giúp Su-30MK2 tăng hiệu suất tác chiến lên cực cao.
Theo thông tin được Nga công khai, trên dòng chiến đấu cơ Flanker được Nga xuất khẩu thường đi kèm trang bị pod gây nhiễu L-203 Gardenia. Khí tài có hình dạng một quả ngư lôi nhỏ gắn ở đầu cánh giúp máy bay đối phó với vũ khí tấn công của đối thủ. Chúng có tác dụng gây nhiễu sóng radar từ máy bay, tên lửa, hay các thiết bị trinh sát khác của đối phương.
Khi phải đương đầu với tên lửa, hệ thống L-203 Gardenia do Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Radio (Moscow) thiết kế sẽ được kích hoạt và che chở máy bay thông qua hàng rào điện tử, nhằm ngăn chặn tên lửa và làm cho nó đi chệch hướng, tăng khả năng sống sót của chiến đấu cơ được trang bị lên tới vài lần.
Nguồn gốc của L-203 Gardenia bắt đầu từ hơn 20 năm trước, các nhà khoa học hàng không vũ trụ Nga đã nhận ra hai thực tế rất bất tiện về máy bay chiến đấu được sản xuất trong nước.
Cụ thể, mặc dù các kỹ sư có thể làm giảm tín hiệu tiết diện radar (RCS) của máy bay Mikoyan MiG-29 và Sukhoi Su-27/30 bằng các lớp sơn phủ đặc biệt và thiết bị đặc dụng bên ngoài, nhưng các biện pháp như vậy sẽ không đủ tạo ra sự khác biệt so với các hệ thống radar hiện đại mà lực lượng Mỹ và NATO sẽ sử dụng trong thập kỷ tới.
Ngoài ra, ngành công nghiệp Nga có khả năng sẽ không sản xuất các loại máy bay chiến đấu tàng hình như F-22 và F-35 của Mỹ vì chúng quá đắt. Việc chế tạo những chiếc máy bay tàng hình có thể xóa sổ lợi nhuận và ưu thế về giá rẻ từ hoạt động kinh doanh vũ khí, vì mong muốn của Moscow là xuất khẩu càng nhiều máy bay Su-27/30 và MiG-29 càng tốt.
Ngành công nghiệp Nga đã phát triển hai tiêm kích chiếm ưu thế trên không thế hệ mới trong những năm 1980 là máy bay chiến đấu đa năng Mikoyan dự án 1.42 và máy bay trình diễn công nghệ cánh xuôi Sukhoi 37, cả hai đều được ví là “con quái vật” là để đối đầu với các máy bay chiến đấu của Mỹ và châu Âu.
Một nhà phân tích người Nga đã mô tả về những “con quái vật” trong Chiến tranh Lạnh, chúng mang theo những thứ có mức giá quá đắt và trở nên phi thực tế, khi giờ đây khách hàng có thể mua được những chiếc máy bay đa năng hạng nhẹ đến hạng trung, với cái giá chấp nhận được mà họ có thể triển khai ở bất kỳ đâu trên thế giới với số lượng lớn.
Trong nỗ lực làm cho máy bay Nga tiếp tục có thể sống sót trên chiến trường hiện đại, các nhà thiết kế Nga đã kết hợp các kỹ thuật phủ giảm RCS với các hệ thống tác chiến điện tử mạnh hơn và có khả năng hơn.
Sử dụng thiết bị gây nhiễu đường không chống lại radar của kẻ thù sẽ là yếu tố quan trọng cuối cùng để không bị phát hiện, cho đến khi một máy bay chiến đấu của Nga tiếp cận được đến gần mục tiêu để đánh chặn chúng.
Nga có hai trung tâm thiết kế chính là Viện Nghiên cứu Khoa học Trung ương về Công nghệ Vô tuyến (TsNIRTI) và Viện Nghiên cứu Khoa học về Công nghệ Vô tuyến Kaluga (KNIRTI).
Pod gây nhiễu dòng L-203 Gardenia, được điều chỉnh cho MiG-29, Su-27 và các máy bay khác. Một phiên bản nhỏ gọn của L-203 là L-203B, phù hợp với MiG-29, trong khi các mô hình Gardenia mạnh hơn đang được sản xuất với cấu hình hai khoang dưới cánh hoặc cánh có thể bay trên các phiên bản xuất khẩu của Su-25, Su-27, Su-30 và máy bay các chiến đấu khác.
Sản phẩm chủ lực của KNIRTI là chiếc L-005S Sorbsiya được chú trọng hơn nhiều. Không giống như Gardenia đã đến tay một số khách hàng xuất khẩu. L-005S Sorbsiya chỉ mới được chấp thuận bán bên ngoài Nga, với một số đơn vị đã được xuất khẩu sang Trung Quốc.
L-005S hoạt động trong dải tần H/I và là pod tác chiến điện tử chính cho các máy bay Su-27 của không quân Nga. Bằng cách kết nối với máy tính trung tâm chính của Su-27, L-005S có thể xác định và cảnh báo các mối đe dọa tín hiệu radar theo thứ tự từ gần đến xa và ngăn chặn chúng bằng cách cung cấp lại các tín hiệu tương tự kết hợp với điều chế gây nhiễu.
KNIRTI hiện đã phát triển một loạt thiết bị gây nhiễu mới phù hợp với các nhiệm vụ cụ thể của máy bay và được thiết kế để thực hiện nhiều chức năng. Các phiên bản mới nhất của L005S gắn trên đầu cánh của máy bay Sukhoi Su-32FN với hai khoang L175V/VE dưới cánh – một thiết bị gây nhiễu KNIRTI khác.
Sau hệ thống KNIRTI, thiết bị gây nhiễu hộ tống MKS-818 lớn hơn và mạnh hơn hoàn toàn tương thích với cơ sở dữ liệu kỹ thuật số tiêu chuẩn. Nó sử dụng nhiều bộ xử lý được liên kết, nhưng nó vẫn dựa trên các ống sóng cơ bản và một số công nghệ thế hệ trước khác.
Các nhà thiết kế Nga tạo ra lợi thế khi cung cấp các hệ thống này cho các khách hàng đã sử dụng máy bay Nga. Với chi phí tương đối nhỏ để mua một thiết bị gây nhiễu giúp MiG-29 hoặc Su-27 nâng cao khả năng sống sót hơn nhiều.
Hiện nay Nga đã vượt xa phương Tây trong lĩnh vực chế tạo các thiết bị gây nhiễu mới và sáng tạo hơn như Khibiny (L-175V), L-265M10 Khibiny-M, hệ thống tác chiến điện tử Himalayas của Su-57, pod gây nhiễu chủ động MSP-418KE của MiG-35... Nguồn ảnh: Sina.