Sau màn chào hỏi đầy căng thẳng hồi tuần trước, khu trục hạm HMS Defender của Anh vẫn tiếp tục thực hiện tuần tra trên khu vực biển Đen, theo sát nút tàu khu trục hạm của Anh như hình với bóng, là tuần dương hạm Moscow của Nga.Các nguồn thạo tin cho biết, tuần dương hạm Moscow của Hải quân Nga, đang tiến hành tuần tra ở khu vực biển Đen, luôn giữ khoảng cách rất gần với tàu chiến HMS Defencer của Anh.Trong khi đó, tờ Sina của Trung Quốc lại nhận định, với dàn hỏa lực của mình, tuần dương hạm Moscow có thể nhấn chìm khu trục hạm Anh ngay lập tức, bất cứ khi nào nhận lệnh.Tàu tuần dương Moscow có cảng chính nằm tại Sevastopol, là một trong những tàu chiến mạnh nhất được đóng vào thời kỳ cuối của Liên Xô.Đây hiện cũng được coi là lớp tuần dương hạm hiếm hoi còn hoạt động trên thế giới. Ngay sau khi Hải quân Mỹ cho các tàu tuần dương Ticonderoga về hưu, tuần dương hạm Moscow sẽ trở thành độc nhất.Là tàu chiến đầu tiên được đóng theo Đề án 1164 Atlas, tuần dương hạm Moscow có độ giãn nước 11.500 tấn, dài 186 mét, lườn rộng 20,8 mét và có chiều cao 42,5 mét.Tàu được trang bị hệ thống động cơ tua-bin khí cùng với 6 nồi hơi, cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ.Do không được trang bị động cơ hạt nhân, tuần dương hạm Moscow chịu giới hạn tầm hoạt động khoảng 19.000 km khi di chuyển ở tốc độ tiết kiệm nhiên liệu.Số lượng thủy thủ đoàn biên chế đủ của tàu tuần dương hạm Moscow, lên tới 480 người bao gồm cả sĩ quan chỉ huy lẫn đội ngũ kỹ sư hàng không, và phi công.Lớp tuần dương hạm này mang theo được tối đa 1 máy bay trực thăng loại Ka-25 hoặc Ka-27. Việc mang theo trực thăng giúp tuần dương hạm Moscow tăng tầm kiểm soát mặt biển và tăng khả năng cảnh báo sớm.Điểm nổi bật nhất của tuần dương hạm Moscow là hệ thống vũ khí, tàu được trang bị tới 16 ống phóng tên lửa chống hạm P-500 hoặc P-1000, 64 ống phóng tên lửa S-300F phòng không tầm xa, 40 ống phóng tên lửa SA-N-4 phòng không tầm gần, 1 pháo đa năng 130mm.Ngoài ra, tàu tuần dương hạm Moscow còn có khả năng chống ngầm với việc được trang bị tới 20 ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm.Với dàn vũ khí kể trên, tuần dương hạm Moscow hoàn toàn có khả năng reo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi tàu chiến của Mỹ, NATO đang có mặt tại biển Đen ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Ydex. Tuần dương hạm Moscow - tàu chiến nguy hiểm nhất của Hải quân Nga, đủ sức nhấn chìm mọi tàu chiến trên thế giới hiện nay. Nguồn: RussianFleet.
Sau màn chào hỏi đầy căng thẳng hồi tuần trước, khu trục hạm HMS Defender của Anh vẫn tiếp tục thực hiện tuần tra trên khu vực biển Đen, theo sát nút tàu khu trục hạm của Anh như hình với bóng, là tuần dương hạm Moscow của Nga.
Các nguồn thạo tin cho biết, tuần dương hạm Moscow của Hải quân Nga, đang tiến hành tuần tra ở khu vực biển Đen, luôn giữ khoảng cách rất gần với tàu chiến HMS Defencer của Anh.
Trong khi đó, tờ Sina của Trung Quốc lại nhận định, với dàn hỏa lực của mình, tuần dương hạm Moscow có thể nhấn chìm khu trục hạm Anh ngay lập tức, bất cứ khi nào nhận lệnh.
Tàu tuần dương Moscow có cảng chính nằm tại Sevastopol, là một trong những tàu chiến mạnh nhất được đóng vào thời kỳ cuối của Liên Xô.
Đây hiện cũng được coi là lớp tuần dương hạm hiếm hoi còn hoạt động trên thế giới. Ngay sau khi Hải quân Mỹ cho các tàu tuần dương Ticonderoga về hưu, tuần dương hạm Moscow sẽ trở thành độc nhất.
Là tàu chiến đầu tiên được đóng theo Đề án 1164 Atlas, tuần dương hạm Moscow có độ giãn nước 11.500 tấn, dài 186 mét, lườn rộng 20,8 mét và có chiều cao 42,5 mét.
Tàu được trang bị hệ thống động cơ tua-bin khí cùng với 6 nồi hơi, cho phép nó di chuyển được với tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ.
Do không được trang bị động cơ hạt nhân, tuần dương hạm Moscow chịu giới hạn tầm hoạt động khoảng 19.000 km khi di chuyển ở tốc độ tiết kiệm nhiên liệu.
Số lượng thủy thủ đoàn biên chế đủ của tàu tuần dương hạm Moscow, lên tới 480 người bao gồm cả sĩ quan chỉ huy lẫn đội ngũ kỹ sư hàng không, và phi công.
Lớp tuần dương hạm này mang theo được tối đa 1 máy bay trực thăng loại Ka-25 hoặc Ka-27. Việc mang theo trực thăng giúp tuần dương hạm Moscow tăng tầm kiểm soát mặt biển và tăng khả năng cảnh báo sớm.
Điểm nổi bật nhất của tuần dương hạm Moscow là hệ thống vũ khí, tàu được trang bị tới 16 ống phóng tên lửa chống hạm P-500 hoặc P-1000, 64 ống phóng tên lửa S-300F phòng không tầm xa, 40 ống phóng tên lửa SA-N-4 phòng không tầm gần, 1 pháo đa năng 130mm.
Ngoài ra, tàu tuần dương hạm Moscow còn có khả năng chống ngầm với việc được trang bị tới 20 ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm.
Với dàn vũ khí kể trên, tuần dương hạm Moscow hoàn toàn có khả năng reo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi tàu chiến của Mỹ, NATO đang có mặt tại biển Đen ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Ydex.
Tuần dương hạm Moscow - tàu chiến nguy hiểm nhất của Hải quân Nga, đủ sức nhấn chìm mọi tàu chiến trên thế giới hiện nay. Nguồn: RussianFleet.