BTR-60PB hiện là dòng xe thiết giáp chở quân chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, với lớp giáp bọc thép chỉ dày tối đa 10mm có chỗ 5mm thì BTR-60BP chỉ có thể chống được đạn 7,62mm ở mọi cự ly bắn và gần như nó sẽ bị hạ gục hoàn t toàn nếu phải đối mặt với các loại pháo trên 23mm hoặc vũ khí chống tăng. Nguồn ảnh: Zing.vnHiện tại BTR-60BP vẫn là một dòng phương tiện bọc thép quân sự phổ biến trên thế giới và đi cùng với đó là các gói nâng cấp, mở rộng dành cho xe thiết giáp chở quân này. Dù vậy hầu hết các gói nâng cấp này thường có mức chi phí không hề dễ chịu và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật mà với điều kiện của Việt Nam hiện tại chưa thể thực hiện được.Thế nhưng mới đây một công ty của Ukraine là Kort Kyiv vừa cho ra đời một biến thể nâng cấp mới dành cho xe thiết giáp chở quân BTR-60BP với thiết kế khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo nâng cao đáng kể khả năng phòng vệ của phương tiện bọc thép này lên một tầm cao mới. Và quan trọng nhất Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện gói nâng cấp BTR-60BP này bằng các công nghệ trong nước. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Theo đó, gói nâng cấp trên sẽ trang bị thêm cho BTR-60BP một lớp bảo vệ mới, thay đổi thiết kế khoang chở quân, cải thiện hiệu suất động cơ và tích hợp thêm các thiết bị dẫn đường số. Về cơ bản với công nghệ trong nước hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các bổ sung này cho BTR-60BP. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Ở biến thể BTR-60BP mới nó sẽ được bọc thêm một lớp thép dày xung quanh thân xe và được hàn cố định với lớp giáp cũ. Điều này giúp nâng cao đáng kể khả năng chống đạn của BTR-60BP trước các loại hỏa lực bộ binh như súng máy 12.7mm, pháo 23mm, thậm chí là cả súng chống tăng, tuy nhiên lớp giáp này cũng có những điểm yếu nhất định. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Với lớp giáp này, trọng lượng của BTR-60BP chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể so với hiện tại chỉ khoảng hơn 10 tấn, mặt khác việc hàn “chết” lớp giáp mới vào bên trong thân xe cũng dẫn tới việc thay thế chúng trên chiến trường cũng trở nên khó khăn hơn. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Ngoài ra biến thể này còn mở rộng cả hai cửa mở hai bên hông của BTR-60BP giúp việc đổ quân trở nên thuận tiện hơn thay vì phải thực hiện từ cửa mở trên nóc xe. Bên cạnh đó các lỗ châu mai dọc thân xe vẫn được giữa nguyên. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Trong khi đó ở khoang chở quân, BTR-60BP nâng cấp chỉ còn có thể chở theo tối đa từ 5-7 binh sĩ thay vì 8 như trước đây, cùng với đó là kíp lái 2 người. Vị trí ngồi của binh sĩ cũng được bố trí lại và được dồn hết về phía sau xe. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Về hệ thống vũ khí BTR-60BP nâng cấp vẫn sử dụng tháp pháo 14.5mm và được bổ sung một thiết quan sát hình ảnh được gắn ngay trên tháp pháo giúp xạ thủ súng máy có thể quan sát hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Trong ảnh là vị khoang chở quân trên BTR-60BP nâng cấp với các cửa mở được mở rộng ra hơn so với nguyên bản và nó cũng được bọc thép giáp. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Cụm thiết bị quan sát hình ảnh được gắn trên tháp pháo của BTR-60BP kết nối với một màn hình cầm tay bên trong xe. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Về tổng thể gói nâng cấp dành cho BTR-60BP này vẫn chưa thực sự tối ưu, thế nhưng nó lại có lợi thế lớn về mặt chi phí cũng như công nghệ áp dụng không thực sự quá phức tạp và có thể được thực hiện ở bất kỳ xưởng cơ khí lớn nào. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.Ở thời điểm hiện tại có lẽ đã tới lúc Việt Nam nên lên kế hoạch hiện đại hóa hoặc nâng cấp các dòng xe thiết giáp chở quân có trong biên chế, để chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn trong yêu cầu nhiệm vụ mới. Và bằng các công nghệ sẵn có trong nước chúng ta cũng đã thực hiện đại tu, nâng cấp rất nhiều dòng xe thiết giáp chủ lực như M113 và BTR-60BP dù còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục.Mời độc giả xem video: Xe thiết giáp BTR-60PB huấn luyện vượt sông. (nguồn QPVN)
BTR-60PB hiện là dòng xe thiết giáp chở quân chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, với lớp giáp bọc thép chỉ dày tối đa 10mm có chỗ 5mm thì BTR-60BP chỉ có thể chống được đạn 7,62mm ở mọi cự ly bắn và gần như nó sẽ bị hạ gục hoàn t toàn nếu phải đối mặt với các loại pháo trên 23mm hoặc vũ khí chống tăng. Nguồn ảnh: Zing.vn
Hiện tại BTR-60BP vẫn là một dòng phương tiện bọc thép quân sự phổ biến trên thế giới và đi cùng với đó là các gói nâng cấp, mở rộng dành cho xe thiết giáp chở quân này. Dù vậy hầu hết các gói nâng cấp này thường có mức chi phí không hề dễ chịu và đòi hỏi nhiều yếu tố kỹ thuật mà với điều kiện của Việt Nam hiện tại chưa thể thực hiện được.
Thế nhưng mới đây một công ty của Ukraine là Kort Kyiv vừa cho ra đời một biến thể nâng cấp mới dành cho xe thiết giáp chở quân BTR-60BP với thiết kế khá đơn giản nhưng vẫn đảm bảo nâng cao đáng kể khả năng phòng vệ của phương tiện bọc thép này lên một tầm cao mới. Và quan trọng nhất Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện gói nâng cấp BTR-60BP này bằng các công nghệ trong nước. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Theo đó, gói nâng cấp trên sẽ trang bị thêm cho BTR-60BP một lớp bảo vệ mới, thay đổi thiết kế khoang chở quân, cải thiện hiệu suất động cơ và tích hợp thêm các thiết bị dẫn đường số. Về cơ bản với công nghệ trong nước hiện tại chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện các bổ sung này cho BTR-60BP. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Ở biến thể BTR-60BP mới nó sẽ được bọc thêm một lớp thép dày xung quanh thân xe và được hàn cố định với lớp giáp cũ. Điều này giúp nâng cao đáng kể khả năng chống đạn của BTR-60BP trước các loại hỏa lực bộ binh như súng máy 12.7mm, pháo 23mm, thậm chí là cả súng chống tăng, tuy nhiên lớp giáp này cũng có những điểm yếu nhất định. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Với lớp giáp này, trọng lượng của BTR-60BP chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể so với hiện tại chỉ khoảng hơn 10 tấn, mặt khác việc hàn “chết” lớp giáp mới vào bên trong thân xe cũng dẫn tới việc thay thế chúng trên chiến trường cũng trở nên khó khăn hơn. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Ngoài ra biến thể này còn mở rộng cả hai cửa mở hai bên hông của BTR-60BP giúp việc đổ quân trở nên thuận tiện hơn thay vì phải thực hiện từ cửa mở trên nóc xe. Bên cạnh đó các lỗ châu mai dọc thân xe vẫn được giữa nguyên. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Trong khi đó ở khoang chở quân, BTR-60BP nâng cấp chỉ còn có thể chở theo tối đa từ 5-7 binh sĩ thay vì 8 như trước đây, cùng với đó là kíp lái 2 người. Vị trí ngồi của binh sĩ cũng được bố trí lại và được dồn hết về phía sau xe. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Về hệ thống vũ khí BTR-60BP nâng cấp vẫn sử dụng tháp pháo 14.5mm và được bổ sung một thiết quan sát hình ảnh được gắn ngay trên tháp pháo giúp xạ thủ súng máy có thể quan sát hiệu quả hơn. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Trong ảnh là vị khoang chở quân trên BTR-60BP nâng cấp với các cửa mở được mở rộng ra hơn so với nguyên bản và nó cũng được bọc thép giáp. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Cụm thiết bị quan sát hình ảnh được gắn trên tháp pháo của BTR-60BP kết nối với một màn hình cầm tay bên trong xe. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Về tổng thể gói nâng cấp dành cho BTR-60BP này vẫn chưa thực sự tối ưu, thế nhưng nó lại có lợi thế lớn về mặt chi phí cũng như công nghệ áp dụng không thực sự quá phức tạp và có thể được thực hiện ở bất kỳ xưởng cơ khí lớn nào. Nguồn ảnh: Valery Ryabykh.
Ở thời điểm hiện tại có lẽ đã tới lúc Việt Nam nên lên kế hoạch hiện đại hóa hoặc nâng cấp các dòng xe thiết giáp chở quân có trong biên chế, để chúng có thể hoạt động hiệu quả hơn trong yêu cầu nhiệm vụ mới. Và bằng các công nghệ sẵn có trong nước chúng ta cũng đã thực hiện đại tu, nâng cấp rất nhiều dòng xe thiết giáp chủ lực như M113 và BTR-60BP dù còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục.
Mời độc giả xem video: Xe thiết giáp BTR-60PB huấn luyện vượt sông. (nguồn QPVN)