Trong bài trả lời trước Quốc hội Malaysia vào hôm thứ Ba (ngày 31/07), Bộ trưởng Quốc phòng nước này ông Mohamad Sabu thừa nhận Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) không đủ khả năng duy trì khả năng bay của các chiến đấu cơ. Hình ảnh bên trong xưởng chữa máy bay Su-27 của Nhà máy A32 của Việt Nam. Ảnh: QPVN.Hiện tại phi đội 18 chiếc Su-30MKM mà RMAF mua từ Nga thì chỉ có 4 máy bay là hoạt động được trong khi 14 chiếc khác phải nằm đất do gặp khó khăn trong công tác bảo dưỡng. Ảnh: QPVN.Tình trạng tương tự cũng xảy ra với phi đội 10 chiếc MiG-29N của họ, cần lưu ý rằng Malaysia mua tổng cộng 14 MiG-29N và 2 MiG-29NUB bản huấn luyện nhưng 2 chiếc MiG-29N đã bị rơi và 4 máy bay khác hỏng nặng không thể khôi phục. Ảnh: QPVN.Phía Malaysia cho biết khó khăn trên đến từ việc hợp đồng ký giữa chính phủ trước với cơ sở bảo dưỡng đã hết hiệu lực, vì vậy RMAF đành bất lực trong việc duy trì hoạt động của số tiêm kích trên.Trong thời gian sắp tới Bộ Quốc phòng Malaysia sẽ phải sớm tìm kiếm thêm một nhà thầu để gánh vác công việc dang dở, họ có thể ưu tiên các quốc gia có vị trí địa lý gần gũi để giảm bớt chi phí đi lại và giá dịch vụ.Vậy đây có phải là cơ hội để Việt Nam nhận hợp đồng trên khi chúng ta đã xây dựng được một trung tâm sửa chữa tiêm kích thuộc họ Sukhoi đó chính là Nhà máy A32 - Cơ sở chuyên thực hiện công tác đại tu, sửa chữa lớn máy bay cho Không quân Việt Nam.Theo thông báo chính thức, Nhà máy A32 hiện đã làm chủ hoàn toàn dây chuyền tăng hạn và sửa chữa lớn đối với tiêm kích Su-27SK/UBK và đang từng bước tiến tới đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để tiến lên dòng Su-30MK2.Như vậy đáng tiếc rằng Việt Nam sẽ không thể nhận hợp đồng bảo dưỡng cho các tiêm kích Su-30MKM của Không quân Malaysia vì giữa chúng với Su-30MK2 có quá nhiều khác biệt, đây là 2 chiếc tiêm kích do 2 cơ sở khác nhau sản xuất (Irkut và Knaapo).Khác biệt đáng kể nhất đó là Su-30MK2 dùng động cơ AL-31F, trong khi trên Su-30MKM là AL-31FP có khả năng thay đổi hướng phụt 2 chiều, đây là thiết bị mà Việt Nam chưa được làm quen và dĩ nhiên là chưa có kinh nghiệm để sửa chữa.Đối tác mới sẽ đảm bảo kỹ thuật cho Không quân Hoàng gia Malaysia để giúp phi đội Su-30MKM của họ cất cánh trở lại khả năng rất cao là Tập đoàn HAL của Ấn Độ.
Trong bài trả lời trước Quốc hội Malaysia vào hôm thứ Ba (ngày 31/07), Bộ trưởng Quốc phòng nước này ông Mohamad Sabu thừa nhận Không quân Hoàng gia Malaysia (RMAF) không đủ khả năng duy trì khả năng bay của các chiến đấu cơ. Hình ảnh bên trong xưởng chữa máy bay Su-27 của Nhà máy A32 của Việt Nam. Ảnh: QPVN.
Hiện tại phi đội 18 chiếc Su-30MKM mà RMAF mua từ Nga thì chỉ có 4 máy bay là hoạt động được trong khi 14 chiếc khác phải nằm đất do gặp khó khăn trong công tác bảo dưỡng. Ảnh: QPVN.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với phi đội 10 chiếc MiG-29N của họ, cần lưu ý rằng Malaysia mua tổng cộng 14 MiG-29N và 2 MiG-29NUB bản huấn luyện nhưng 2 chiếc MiG-29N đã bị rơi và 4 máy bay khác hỏng nặng không thể khôi phục. Ảnh: QPVN.
Phía Malaysia cho biết khó khăn trên đến từ việc hợp đồng ký giữa chính phủ trước với cơ sở bảo dưỡng đã hết hiệu lực, vì vậy RMAF đành bất lực trong việc duy trì hoạt động của số tiêm kích trên.
Trong thời gian sắp tới Bộ Quốc phòng Malaysia sẽ phải sớm tìm kiếm thêm một nhà thầu để gánh vác công việc dang dở, họ có thể ưu tiên các quốc gia có vị trí địa lý gần gũi để giảm bớt chi phí đi lại và giá dịch vụ.
Vậy đây có phải là cơ hội để Việt Nam nhận hợp đồng trên khi chúng ta đã xây dựng được một trung tâm sửa chữa tiêm kích thuộc họ Sukhoi đó chính là Nhà máy A32 - Cơ sở chuyên thực hiện công tác đại tu, sửa chữa lớn máy bay cho Không quân Việt Nam.
Theo thông báo chính thức, Nhà máy A32 hiện đã làm chủ hoàn toàn dây chuyền tăng hạn và sửa chữa lớn đối với tiêm kích Su-27SK/UBK và đang từng bước tiến tới đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để tiến lên dòng Su-30MK2.
Như vậy đáng tiếc rằng Việt Nam sẽ không thể nhận hợp đồng bảo dưỡng cho các tiêm kích Su-30MKM của Không quân Malaysia vì giữa chúng với Su-30MK2 có quá nhiều khác biệt, đây là 2 chiếc tiêm kích do 2 cơ sở khác nhau sản xuất (Irkut và Knaapo).
Khác biệt đáng kể nhất đó là Su-30MK2 dùng động cơ AL-31F, trong khi trên Su-30MKM là AL-31FP có khả năng thay đổi hướng phụt 2 chiều, đây là thiết bị mà Việt Nam chưa được làm quen và dĩ nhiên là chưa có kinh nghiệm để sửa chữa.
Đối tác mới sẽ đảm bảo kỹ thuật cho Không quân Hoàng gia Malaysia để giúp phi đội Su-30MKM của họ cất cánh trở lại khả năng rất cao là Tập đoàn HAL của Ấn Độ.