Trực thăng săn ngầm Ka-27 được Nga sản xuất từ năm 1982 và hiện là một trong những chiếc trực thăng săn ngầm chủ đạo trong lực lượng Hải quân Nga cũng như Hải quân, Không quân nhiều nước khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.Khác với các loại trực thăng hiện đại được sản xuất sau này, trực thăng săn ngầm Ka-27 không được thiết kế sẵn các giá đứng bảo trì trên trực thăng dành cho thợ máy, mà người thợ máy phải tự lắp đặt và cố định hệ thống giá đứng cho mình khi làm việc với chiếc trực thăng này. Điều đó khiến thời gian bảo trì bị kéo dài ra đáng kể. Nguồn ảnh: Sina.Trực thăng săn ngầm Ka-27 được trang bị rất nhiều hệ thống radar, cảm biến rất hiện đại và nhạy, đòi hỏi quá trình bảo dưỡng cũng mất nhiều thời gian hơn thông thường do người thợ máy cần thử chéo nhiều lần nhằm đảo bảo tất cả các hệ thống trên máy bay đều hoạt động tốt, nhất là các hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống cảm biến. Nguồn ảnh: Sina.Giống với nhiều loại trực thăng dòng Ka khác, trực thăng Ka-27 cũng sử dụng hệ thống cánh quạt kép đồng trục, điều này có nghĩa nó sẽ không có cánh đuôi, mà chỉ cần hai chiếc cánh quạt kép này cũng có thể giúp phi công điều khiển được chiếc Ka-27 một cách cơ động và ổn định hơn so với các loại trực thăng thông thường. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cánh quạt kép này lại cực kỳ khó khăn và phức tạp do hệ thống trục chuyển động sẽ có cơ cấu hoạt động khác hoàn toàn so với trên các loại trực thăng thông thường khác. Nguồn ảnh: Sina.Ngay cả các thợ máy, kỹ sư hàng thiếu kinh nghiệm khi tiếp xúc với hệ thống trực thăng sử dụng cánh quạt kép này cũng sẽ gặp không ít bỡ ngỡ, đòi hỏi quá trình nghiên cứu tài liệu và học tập rất lâu mới có thể hiểu được cách thức hoạt động cũng như quy trình bảo dưỡng của loại trực thăng cánh quạt kép này. Nguồn ảnh: Sina.Các loại trực thăng cánh quạt kép khá hiếm trên thế giới nên không phải bất cứ kỹ sư hàng không nào cũng có cơ hội được tiếp cận và hiểu rõ cách thức hoạt động, cũng như nắm được quy trình bảo dưỡng của nó. Ảnh: Nhân viên bảo trì quay phim lại quá trình bảo dưỡng trực thăng Ka-27 làm tư liệu tham khảo cho sau này. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, trên thế giới có tổng cộng 267 chiếc trực thăng săn ngầm Ka-27 đang hoạt động trong biên chế quân đội của 10 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Dây chuyền sản xuất Ka-27 tiếp tục hoạt động - nghĩa là chiếc trực thăng này vẫn được sản xuất mới và có đầy đủ linh-phụ kiện thay thế trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.Ngoài 10 nước đang sử dụng chiếc trực thăng này cho mục đích quân sự, còn có 7 quốc gia khác trên thế giới sử dụng chiếc Ka-27 cho mục đích dân sự. Nhiệm vụ thường thấy của chiếc trực thăng này trong lĩnh vực dân sự đó là làm một chiếc trực thăng cứu hộ, cứu nạn trên biển. Nguồn ảnh: Sina.Do sử dụng hệ thống cánh quạt kép nên độ cơ động kèm theo tính ổn định của Ka-27 khá lớn, nhất là trong điều kiện gió, bão phi công vẫn có khả năng kiểm soát chiếc trực thăng này một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Sina.Trực thăng săn ngầm Ka-27 trong biên chế lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hiện trong biên chế Quân đội Việt Nam có khoảng 2 chiếc Ka-27 vẫn còn đang hoạt động tốt, giá thành mỗi chiếc được định giá vào khoảng 1,5 triệu USD. Nguồn ảnh: Kienthuc.
Trực thăng săn ngầm Ka-27 được Nga sản xuất từ năm 1982 và hiện là một trong những chiếc trực thăng săn ngầm chủ đạo trong lực lượng Hải quân Nga cũng như Hải quân, Không quân nhiều nước khác trên thế giới. Nguồn ảnh: Sina.
Khác với các loại trực thăng hiện đại được sản xuất sau này, trực thăng săn ngầm Ka-27 không được thiết kế sẵn các giá đứng bảo trì trên trực thăng dành cho thợ máy, mà người thợ máy phải tự lắp đặt và cố định hệ thống giá đứng cho mình khi làm việc với chiếc trực thăng này. Điều đó khiến thời gian bảo trì bị kéo dài ra đáng kể. Nguồn ảnh: Sina.
Trực thăng săn ngầm Ka-27 được trang bị rất nhiều hệ thống radar, cảm biến rất hiện đại và nhạy, đòi hỏi quá trình bảo dưỡng cũng mất nhiều thời gian hơn thông thường do người thợ máy cần thử chéo nhiều lần nhằm đảo bảo tất cả các hệ thống trên máy bay đều hoạt động tốt, nhất là các hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống cảm biến. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với nhiều loại trực thăng dòng Ka khác, trực thăng Ka-27 cũng sử dụng hệ thống cánh quạt kép đồng trục, điều này có nghĩa nó sẽ không có cánh đuôi, mà chỉ cần hai chiếc cánh quạt kép này cũng có thể giúp phi công điều khiển được chiếc Ka-27 một cách cơ động và ổn định hơn so với các loại trực thăng thông thường. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống cánh quạt kép này lại cực kỳ khó khăn và phức tạp do hệ thống trục chuyển động sẽ có cơ cấu hoạt động khác hoàn toàn so với trên các loại trực thăng thông thường khác. Nguồn ảnh: Sina.
Ngay cả các thợ máy, kỹ sư hàng thiếu kinh nghiệm khi tiếp xúc với hệ thống trực thăng sử dụng cánh quạt kép này cũng sẽ gặp không ít bỡ ngỡ, đòi hỏi quá trình nghiên cứu tài liệu và học tập rất lâu mới có thể hiểu được cách thức hoạt động cũng như quy trình bảo dưỡng của loại trực thăng cánh quạt kép này. Nguồn ảnh: Sina.
Các loại trực thăng cánh quạt kép khá hiếm trên thế giới nên không phải bất cứ kỹ sư hàng không nào cũng có cơ hội được tiếp cận và hiểu rõ cách thức hoạt động, cũng như nắm được quy trình bảo dưỡng của nó. Ảnh: Nhân viên bảo trì quay phim lại quá trình bảo dưỡng trực thăng Ka-27 làm tư liệu tham khảo cho sau này. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, trên thế giới có tổng cộng 267 chiếc trực thăng săn ngầm Ka-27 đang hoạt động trong biên chế quân đội của 10 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Dây chuyền sản xuất Ka-27 tiếp tục hoạt động - nghĩa là chiếc trực thăng này vẫn được sản xuất mới và có đầy đủ linh-phụ kiện thay thế trong tương lai. Nguồn ảnh: Sina.
Ngoài 10 nước đang sử dụng chiếc trực thăng này cho mục đích quân sự, còn có 7 quốc gia khác trên thế giới sử dụng chiếc Ka-27 cho mục đích dân sự. Nhiệm vụ thường thấy của chiếc trực thăng này trong lĩnh vực dân sự đó là làm một chiếc trực thăng cứu hộ, cứu nạn trên biển. Nguồn ảnh: Sina.
Do sử dụng hệ thống cánh quạt kép nên độ cơ động kèm theo tính ổn định của Ka-27 khá lớn, nhất là trong điều kiện gió, bão phi công vẫn có khả năng kiểm soát chiếc trực thăng này một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Sina.
Trực thăng săn ngầm Ka-27 trong biên chế lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hiện trong biên chế Quân đội Việt Nam có khoảng 2 chiếc Ka-27 vẫn còn đang hoạt động tốt, giá thành mỗi chiếc được định giá vào khoảng 1,5 triệu USD. Nguồn ảnh: Kienthuc.