Trực thăng săn ngầm Ka-27 được ra đời từ năm 1981 dưới thời Liên Xô cũ. Giống với tất cả các trực thăng khác trong họ Kamov, Ka-27 có thiết kế hai tầng cánh quạt đồng trục độc nhất vô nhị. Nguồn ảnh: Wikiwand.Với thiết kế hai tầng cánh quạt đồng trục, chiếc Kamov Ka-27 sẽ có tính cơ động cao hơn rất nhiều so với các loại máy bay trực thăng thông thường khác, việc thiết kế cánh quạt đồng trục (hai cánh quạt chồng lên nhau) cũng đồng nghĩa với việc giảm được độ dài của phần đuôi máy bay, giúp giảm chiều dài tổng thể. Nguồn ảnh: Youtube.Trực thăng Ka-27 có khả năng mang tải tối đa lên tới 12 tấn, vận tối tối đa đạt 270 km/h và tầm hoạt động 980 km. Nguồn ảnh: Everypedia.Việc lược bỏ cánh quạt đuôi triệt tiêu mô men xoay giúp cắt giảm chiều dài đuôi, cũng sẽ giảm bớt khả năng bị trúng đạn hoặc tên lửa của đối phương và tăng cường khả năng kiểm soát của phi công vì toàn bộ phần đuôi máy bay có thể dễ dàng được phi công nhìn thấy qua kính chiếu hậu chứ không nằm trong điểm mù như trên các loại trực thăng khác. Nguồn ảnh: Keysug.Ka-27 được thiết kế để hoạt động trên biển với các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, săn ngầm, cảnh báo sớm,... Nguồn ảnh: Airliners.Đến nay, Ka-27 vẫn còn nằm trong biên chế của nhiều nước trên khắp thế giới bao gồm cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Airplanepic.Trên cơ sở trực thăng Ka-27, Nga đã phát triển nhiều phiên bản khác nhau gồm: trực thăng tấn công Ka-29; trực thăng vận tải Ka-32; trực thăng báo động sớm Ka-31 AEW. Nguồn ảnh: Airliners.Trong ảnh là phiên bản trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 với radar mạng pha gắn dưới thân. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài các mẫu máy bay săn ngầm, cũng có cả các mẫu trực thăng chiến đấu được thiết kế theo kiểu hai tầng cánh quạt cực dị này. Nổi bật nhất là mẫu Ka-50 "Cá mập" và Ka-52 "Cá sấu". Nguồn ảnh: Youtube.Ka-50 và Ka-52 là 2 mẫu trực thăng chiến đấu hai tầng cánh quạt đồng trục duy nhất trên thế giới và đây cũng là những mẫu trực thăng duy nhất được trang bị ghế phóng thoát hiểm cho phi công. Nguồn ảnh: Subcontinental.
Trực thăng săn ngầm Ka-27 được ra đời từ năm 1981 dưới thời Liên Xô cũ. Giống với tất cả các trực thăng khác trong họ Kamov, Ka-27 có thiết kế hai tầng cánh quạt đồng trục độc nhất vô nhị. Nguồn ảnh: Wikiwand.
Với thiết kế hai tầng cánh quạt đồng trục, chiếc Kamov Ka-27 sẽ có tính cơ động cao hơn rất nhiều so với các loại máy bay trực thăng thông thường khác, việc thiết kế cánh quạt đồng trục (hai cánh quạt chồng lên nhau) cũng đồng nghĩa với việc giảm được độ dài của phần đuôi máy bay, giúp giảm chiều dài tổng thể. Nguồn ảnh: Youtube.
Trực thăng Ka-27 có khả năng mang tải tối đa lên tới 12 tấn, vận tối tối đa đạt 270 km/h và tầm hoạt động 980 km. Nguồn ảnh: Everypedia.
Việc lược bỏ cánh quạt đuôi triệt tiêu mô men xoay giúp cắt giảm chiều dài đuôi, cũng sẽ giảm bớt khả năng bị trúng đạn hoặc tên lửa của đối phương và tăng cường khả năng kiểm soát của phi công vì toàn bộ phần đuôi máy bay có thể dễ dàng được phi công nhìn thấy qua kính chiếu hậu chứ không nằm trong điểm mù như trên các loại trực thăng khác. Nguồn ảnh: Keysug.
Ka-27 được thiết kế để hoạt động trên biển với các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, săn ngầm, cảnh báo sớm,... Nguồn ảnh: Airliners.
Đến nay, Ka-27 vẫn còn nằm trong biên chế của nhiều nước trên khắp thế giới bao gồm cả Việt Nam. Nguồn ảnh: Airplanepic.
Trên cơ sở trực thăng Ka-27, Nga đã phát triển nhiều phiên bản khác nhau gồm: trực thăng tấn công Ka-29; trực thăng vận tải Ka-32; trực thăng báo động sớm Ka-31 AEW. Nguồn ảnh: Airliners.
Trong ảnh là phiên bản trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 với radar mạng pha gắn dưới thân. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài các mẫu máy bay săn ngầm, cũng có cả các mẫu trực thăng chiến đấu được thiết kế theo kiểu hai tầng cánh quạt cực dị này. Nổi bật nhất là mẫu Ka-50 "Cá mập" và Ka-52 "Cá sấu". Nguồn ảnh: Youtube.
Ka-50 và Ka-52 là 2 mẫu trực thăng chiến đấu hai tầng cánh quạt đồng trục duy nhất trên thế giới và đây cũng là những mẫu trực thăng duy nhất được trang bị ghế phóng thoát hiểm cho phi công. Nguồn ảnh: Subcontinental.