Không như các máy phát năng lượng cơ động khác sử dụng dầu diesel hay nhiên liệu hóa thách, với chi phí cao và ít bị ảnh hưởng bởi chính trị, hướng đi mới này có khả năng hỗ trợ quân sự tốt hơn, và sẽ phát triển để có thể cung cấp năng lượng cho các ngành nghề kinh tế khác mà không gây hại tới môi trường.
Theo đó, Bộ Quốc phòng sẽ nghiên cứu phát triển một lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ có khả năng cung cấp 1 – 5 MegaWatts, với thời gian thử nghiệm tối thiểu 3 năm. Đây sẽ là “lò phản ứng hạt nhân cung cấp điện Thế hệ 4 đầu tiên được phát triển tại Mỹ”, Bộ Quốc phòng cho biết. “Lò phản ứng hạt nhân cung cấp điện Thế hệ 4 đầu tiên, mẫu HTR-PM, được sản suất bởi Trung Quốc và đã đạt tình trạng ổn định vào tháng Chín năm 2021.”
Thông báo này cho thấy sự quyết tâm của Mỹ, không chỉ cạnh tranh với Trung Quốc, mà đồng thời cũng đang nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng môi trường do các hoạt động quân sự.
Dự án này, mang tên Project Pele, không phải dự án lò hạt nhân thu nhỏ đầu tiên do quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển. Năm 1954, đã có ba lò phản ứng hạt nhân do Mỹ sản xuất. Một lò cung cấp điện năng cho hệ thống phòng không tại Sundance, một lò tại Greenland, và một lò còn lại tại Nam Cực.
Tuy nhiên, cũng có những lo ngại về độ an toàn của một lò phản ứng hạt nhân thu nhỏ. Với công nghệ hiện nay, các lò phản ứng hạt nhân sẽ không gây ra thảm họa như Chernobyl hay các tai nạn hạt nhân khác trong quá khứ. Tuy nhiên, trong trường hợp lò phản ứng cơ động trên chiến trường, một tên lửa nhắm vào lò phản ứng này sẽ gây tổn thất nghiêm trọng.
Cũng có ý kiến rằng các lò hạt nhân này, nếu thành công, sẽ giúp ích rất nhiều cho lực lượng Mỹ tại Châu Á – Thái Bình Dương, nơi nước này đang phải bổ sung lực lượng nhiều hơn nhằm ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan.
Mỹ đang nhúng tay nhiều hơn tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và có ý định sẽ tiếp tục đóng quân tại khu vực này lâu dài hơn so với Afghanistan hoặc Iraq. Ngoài ra, nếu sở hữu các lò hạt nhân cung cấp năng lượng này, các nước trong khu vực cũng có cơ hội tách khỏi những ảnh hưởng từ Trung Quốc về mặt kinh tế.