Theo Forbes, Bộ Quốc phòng Nga vừa ký hợp đồng với Nhà máy Zaliv tại Crimea để sản xuất hai tàu đổ bộ vạn năng (UDC) đầu tiên của Nga, với thiết kế rất giống và được coi là bản sao của tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp."Nếu bạn không thể mua, thì bạn cần phải sao chép ý tưởng. Đây là cách tiếp cận của Nga trong việc mua lại các tàu đổ bộ vạn năng mới sau khi Pháp từ chối bán tàu", tác giả viết.Hồi năm 2010, Nga đã ký hợp đồng với Pháp mua hai tàu Mistral. Nhưng do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Pháp đã đơn phương hủy hợp đồng và bán lại cặp tàu này cho Ai Cập. Nhưng nhu cầu về một tàu đổ bộ vạn năng hiện đại là điều hiển nhiên.Nguồn tin này cho cho biết thêm rằng, việc sao chép đã được phía Nga thực hiện công khai bởi nhà sản xuất Pháp đã chuyển giao một phần công nghệ cho Moscow.Phản ứng với thông tin này, Bộ trưởng Bộ Công thương Liên bang Nga, ông Denis Manturov tuyên bố: "Công nghệ nào mà chúng tôi đã nhận? Không hề có cái gì cho tới tận ngày hôm nay".Ông nói thêm rằng: "Chúng tôi đã có công nghệ thiết kế module thân tàu đổ bộ của riêng mình, chúng tôi chỉ chưa có các đơn đặt hàng và chúng tôi đã cung cấp được cả phần mui và phần đuôi của thân tàu cho phía Pháp để hoàn thiện Mistral".Theo những thông tin được Nga công bố, trên mỗi UDC vừa khởi đóng sẽ được trang bị hơn 20 máy bay trực thăng hạng nặng. Trong đó chủ yếu là các loại trực thăng Ka-52K Katran, trực thăng chống ngầm Ka-27PL và trực thăng Ka-29.Giới quân sự Nga khẳng định, Nhà máy đóng tàu Zaliv ở Kerch có một đường trượt để đóng tàu dài tới 300m, rộng tới 50m, cho phép chế tạo những con tàu có lượng giãn nước hơn 150 nghìn tấn. Vì vậy việc khởi đóng cặp tàu UDC không phải là chuyện quá khó với Nga. Ảnh trong bài: Cặp tàu Mistral khi Pháp đóng cho Nga.
Theo Forbes, Bộ Quốc phòng Nga vừa ký hợp đồng với Nhà máy Zaliv tại Crimea để sản xuất hai tàu đổ bộ vạn năng (UDC) đầu tiên của Nga, với thiết kế rất giống và được coi là bản sao của tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.
"Nếu bạn không thể mua, thì bạn cần phải sao chép ý tưởng. Đây là cách tiếp cận của Nga trong việc mua lại các tàu đổ bộ vạn năng mới sau khi Pháp từ chối bán tàu", tác giả viết.
Hồi năm 2010, Nga đã ký hợp đồng với Pháp mua hai tàu Mistral. Nhưng do cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Pháp đã đơn phương hủy hợp đồng và bán lại cặp tàu này cho Ai Cập. Nhưng nhu cầu về một tàu đổ bộ vạn năng hiện đại là điều hiển nhiên.
Nguồn tin này cho cho biết thêm rằng, việc sao chép đã được phía Nga thực hiện công khai bởi nhà sản xuất Pháp đã chuyển giao một phần công nghệ cho Moscow.
Phản ứng với thông tin này, Bộ trưởng Bộ Công thương Liên bang Nga, ông Denis Manturov tuyên bố: "Công nghệ nào mà chúng tôi đã nhận? Không hề có cái gì cho tới tận ngày hôm nay".
Ông nói thêm rằng: "Chúng tôi đã có công nghệ thiết kế module thân tàu đổ bộ của riêng mình, chúng tôi chỉ chưa có các đơn đặt hàng và chúng tôi đã cung cấp được cả phần mui và phần đuôi của thân tàu cho phía Pháp để hoàn thiện Mistral".
Theo những thông tin được Nga công bố, trên mỗi UDC vừa khởi đóng sẽ được trang bị hơn 20 máy bay trực thăng hạng nặng. Trong đó chủ yếu là các loại trực thăng Ka-52K Katran, trực thăng chống ngầm Ka-27PL và trực thăng Ka-29.
Giới quân sự Nga khẳng định, Nhà máy đóng tàu Zaliv ở Kerch có một đường trượt để đóng tàu dài tới 300m, rộng tới 50m, cho phép chế tạo những con tàu có lượng giãn nước hơn 150 nghìn tấn. Vì vậy việc khởi đóng cặp tàu UDC không phải là chuyện quá khó với Nga. Ảnh trong bài: Cặp tàu Mistral khi Pháp đóng cho Nga.