Vào đầu tháng 4/2020, hãng thông tấn TASS cho biết, hợp đồng thi công đóng mới hai tàu đổ bộ tấn công trang bị trực thăng (LHD) đầu tiên cho hải quân Nga sẽ diễn ra tại nhà máy đóng tàu Zaliv nằm trên bán đảo Crimea."Hợp đồng đóng mới hai tàu đổ bộ trực thăng dự kiến sẽ được ký kết vào cuối tháng Tư. Chi phí cho cặp chiến hạm này sẽ thấp hơn 100 tỷ Ruble", nguồn tin cho biết.Cũng theo nguồn tin trên, các tàu có thể được làm lễ cắt thép vào đầu tháng 5. "Tàu dẫn đầu nhận kỳ vọng sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2026 và mốc thời gian đối với con tàu thứ hai là vào năm 2027".Tính đến thời điểm hiện tại, không có ý kiến chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga về thời gian cũng như tiến độ chế tạo cặp tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng như thông tin mà TASS từng đăng tải.Trước đó, nhiều nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã nói rằng một dự án kỹ thuật cho cả hai tàu đổ bộ tấn công trang bị trực thăng đã được chuẩn bị và nó tuân thủ các yêu cầu của hải quân Nga.Thông tin sơ bộ cho thấy lượng giãn nước đầy tải của tàu đổ bộ mang trực thăng sẽ là 25.000 tấn, trong khi chiều dài tổng thể của chúng sẽ vào khoảng 220 m.Mỗi tàu sẽ mang theo tối đa 20 máy bay trực thăng hạng nặng, 900 lính thủy đánh bộ và sẽ được trang bị khoang đổ bộ ngập nước dành cho phương tiện thiết giáp lưỡng cư.Tàu đổ bộ tấn công (tàu sân bay trực thăng) chưa từng được chế tạo ở Nga và Liên Xô trước đây. Nga từng đặt hàng Pháp đóng 2 tàu đổ bộ Mistral nhưng bị Paris từ chối giao hàng vì các lệnh cấm vận của phương Tây.Dựa trên thiết kế tàu Mistral, Nga đã trưng bày mô hình thiết kế của chiếc LHD nội địa mang tên Lavina, mặc dù chưa có khẳng định nhưng giới phân tích đều cho rằng đây chính là tàu đổ bộ tấn công sắp được đóng mới cho hải quân Nga.Mặc dù vậy, quá trình bắt đầu chế tạo tàu đổ bộ vạn năng đã dẫn đến một vụ bê bối quốc tế, cụ thể là cáo buộc chống lại Nga về hành vi trộm cắp công nghệ của Pháp được sử dụng trong thiết kế tàu sân bay trực thăng Mistral.Theo các chuyên gia quân sự phương Tây, Nga chỉ đơn giản là đánh cắp các tính năng thiết kế của tàu chiến Pháp và bắt đầu sử dụng chúng cho mục đích riêng của mình."Khi bạn không thể mua thì hãy ăn cắp nó. Đây là cách tiếp cận của Nga để có được các tàu đổ bộ mới, 6 năm sau khi Pháp hủy bỏ việc bàn giao tàu Mistral"."Nếu nhìn kỹ bức ảnh mô tả cho Tổng thống Nga Vladimir Putin về khái niệm thiết kế tàu đổ bộ Dự án 23900 có thể dễ dàng nhận ra điều quen thuộc, bởi vì con tàu thực chất là một bản sao của Mistral", tạp chí Forbes nhận định.Hiện tại Bộ Quốc phòng Nga chưa lên tiếng trước cáo buộc của phương Tây về việc đã "ăn cắp công nghệ" của Pháp nhằm tạo ra "bản sao Mistral" của riêng mình.Mặc dù vậy, một số chuyên gia quân sự Nga cho rằng trước đó Pháp đã bàn giao đầy đủ thiết kế phần thân tàu Mistral cho Moskva theo hợp đồng, bởi vậy cáo buộc "ăn cắp thiết kế" là thiếu căn cứ."Đây chỉ là một phần khái niệm và không sử dụng phát triển của Pháp. Đối với phương Tây, đây chỉ là một lý do khác để thổi phồng vụ bê bối nhằm chống lại Nga", trang Avia-pro lưu ý.
Vào đầu tháng 4/2020, hãng thông tấn TASS cho biết, hợp đồng thi công đóng mới hai tàu đổ bộ tấn công trang bị trực thăng (LHD) đầu tiên cho hải quân Nga sẽ diễn ra tại nhà máy đóng tàu Zaliv nằm trên bán đảo Crimea.
"Hợp đồng đóng mới hai tàu đổ bộ trực thăng dự kiến sẽ được ký kết vào cuối tháng Tư. Chi phí cho cặp chiến hạm này sẽ thấp hơn 100 tỷ Ruble", nguồn tin cho biết.
Cũng theo nguồn tin trên, các tàu có thể được làm lễ cắt thép vào đầu tháng 5. "Tàu dẫn đầu nhận kỳ vọng sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2026 và mốc thời gian đối với con tàu thứ hai là vào năm 2027".
Tính đến thời điểm hiện tại, không có ý kiến chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga về thời gian cũng như tiến độ chế tạo cặp tàu đổ bộ tấn công mang trực thăng như thông tin mà TASS từng đăng tải.
Trước đó, nhiều nguồn tin từ tổ hợp công nghiệp quân sự Nga đã nói rằng một dự án kỹ thuật cho cả hai tàu đổ bộ tấn công trang bị trực thăng đã được chuẩn bị và nó tuân thủ các yêu cầu của hải quân Nga.
Thông tin sơ bộ cho thấy lượng giãn nước đầy tải của tàu đổ bộ mang trực thăng sẽ là 25.000 tấn, trong khi chiều dài tổng thể của chúng sẽ vào khoảng 220 m.
Mỗi tàu sẽ mang theo tối đa 20 máy bay trực thăng hạng nặng, 900 lính thủy đánh bộ và sẽ được trang bị khoang đổ bộ ngập nước dành cho phương tiện thiết giáp lưỡng cư.
Tàu đổ bộ tấn công (tàu sân bay trực thăng) chưa từng được chế tạo ở Nga và Liên Xô trước đây. Nga từng đặt hàng Pháp đóng 2 tàu đổ bộ Mistral nhưng bị Paris từ chối giao hàng vì các lệnh cấm vận của phương Tây.
Dựa trên thiết kế tàu Mistral, Nga đã trưng bày mô hình thiết kế của chiếc LHD nội địa mang tên Lavina, mặc dù chưa có khẳng định nhưng giới phân tích đều cho rằng đây chính là tàu đổ bộ tấn công sắp được đóng mới cho hải quân Nga.
Mặc dù vậy, quá trình bắt đầu chế tạo tàu đổ bộ vạn năng đã dẫn đến một vụ bê bối quốc tế, cụ thể là cáo buộc chống lại Nga về hành vi trộm cắp công nghệ của Pháp được sử dụng trong thiết kế tàu sân bay trực thăng Mistral.
Theo các chuyên gia quân sự phương Tây, Nga chỉ đơn giản là đánh cắp các tính năng thiết kế của tàu chiến Pháp và bắt đầu sử dụng chúng cho mục đích riêng của mình.
"Khi bạn không thể mua thì hãy ăn cắp nó. Đây là cách tiếp cận của Nga để có được các tàu đổ bộ mới, 6 năm sau khi Pháp hủy bỏ việc bàn giao tàu Mistral".
"Nếu nhìn kỹ bức ảnh mô tả cho Tổng thống Nga Vladimir Putin về khái niệm thiết kế tàu đổ bộ Dự án 23900 có thể dễ dàng nhận ra điều quen thuộc, bởi vì con tàu thực chất là một bản sao của Mistral", tạp chí Forbes nhận định.
Hiện tại Bộ Quốc phòng Nga chưa lên tiếng trước cáo buộc của phương Tây về việc đã "ăn cắp công nghệ" của Pháp nhằm tạo ra "bản sao Mistral" của riêng mình.
Mặc dù vậy, một số chuyên gia quân sự Nga cho rằng trước đó Pháp đã bàn giao đầy đủ thiết kế phần thân tàu Mistral cho Moskva theo hợp đồng, bởi vậy cáo buộc "ăn cắp thiết kế" là thiếu căn cứ.
"Đây chỉ là một phần khái niệm và không sử dụng phát triển của Pháp. Đối với phương Tây, đây chỉ là một lý do khác để thổi phồng vụ bê bối nhằm chống lại Nga", trang Avia-pro lưu ý.