Sở dĩ quyết định trên của Pakistan bị phản đối vì Mirage 5 thực chất là một máy bay cường kích với hệ thống điện tử hàng không bị giản lược, kể cả có hiện đại hóa cũng không phải đối thủ của MiG-29UPG.Ngoài ra còn phải kể đến việc phi đội Mirage 5 của không quân Ai Cập đã ngừng hoạt động từ lâu, chất lượng khung thân còn rất thấp, sẽ mất nhiều chi phí để nâng cấp.Trước tình hình trên đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng thay vì mua lại Mirage 5 đã qua sử dụng từ Ai Cập thì Pakistan nên sang Israel hỏi mua tiêm kích Kfir tiên tiến hơn.Lý do là bởi thực chất tiêm kích Kfir được phát triển dựa vào những cải tiến trên khung máy bay Mirage 5 với hệ thống điện tử hàng không của Israel và phiên bản động cơ phản lực turbin General Electric J79 do Israel chế tạo.Tiêm kích Kfir (Sư tử non) được thiết kế với kiểu cánh tam giác kéo dài, không có cánh đuôi mà sử dụng cánh mũi mang lại cho máy bay khả năng vận động rất linh hoạt.Thông số kỹ thuật cơ bản của tiêm kích Kfir bao gồm: chiều dài 15,65 m; sải cánh 8,21 m; chiều cao 4,55 m; trọng lượng rỗng 7,28 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 14,67 tấn.Động cơ phản lực General Electric J79 công suất 52,89 kN và 83,4 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội cho tốc độ tối đa 2.240 km/h; bán kính chiến đấu 768 km; trần bay 17.680 m; tải trọng vũ khí tối đa 6.085 kg.Đã có tất cả trên 220 chiếc Kfir được sản xuất bởi IAI, những máy bay này phục vụ trong không quân Israel từ năm 1975 đến 1996 thì bị loại biên và được niêm cất bảo quản tại sa mạc Negev.Mặc dù đã nhận sổ hưu nhưng do được chế tạo bằng những vật liệu có độ bền cao nên tình trạng của những chiếc Kfir này vẫn còn khá tốt và có tiềm năng hiện đại hóa rất lớn.Gần đây Israel đã giới thiệu biến thể nâng cấp Kfir TC.10 được cho là mang lại sức mạnh chiến đấu vượt trội cho những chiếc tiêm kích thế hệ cũ này với giá thành rất rẻ: chỉ có 4,5 triệu USD.Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở biến thể nâng cấp Kfir TC.10 đó là máy bay được trang bị cái mũi mới khá lạ mắt, có kích thước lớn hơn rất nhiều so với nguyên bản để mang theo radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (tầm trinh sát lên tới 150 km).Bên cạnh đó máy bay còn được hiện đại hóa buồng lái với 2 màn hình hiển thị đa chức năng, hệ thống điều khiển “Fly by wire”, hỗ trợ chuẩn liên kết Link-16…Sau nâng cấp, Kfir TC.10 đã trở thành một chiếc tiêm kích đa năng mạnh mẽ, linh hoạt, có thể sử dụng các loại vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không Python-5, Derby; tên lửa không đối đất Maverick… hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu tác chiến hiện đại.Chưa dừng lại đây, Israel còn phát triển cả phiên bản mạnh nhất Kfir Block 60 được tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) thế hệ mới, mang lại năng lực tác chiến tương đương tiêm kích thế hệ 4,5.Thậm chí nhiều chuyên gia quân sự quốc tế còn nhận định rằng phiên bản Kfir Block 60 còn vượt trội F-16 Block 52 của Mỹ và tương đương với biến thể mới nhất F-16 Block 70/72 và dĩ nhiên vượt xa MiG-29UPG Ấn Độ.Viễn cảnh không quân Pakistan thay đổi quyết định vào phút chót để mua chiến đấu cơ Kfir Block 60 do Israel sản xuất thay vì Mirage 5 chắc chắn sẽ khiến Ấn Độ phải giật mình, New Delhi nhiều khả năng sẽ dùng vị thế khách hàng lớn nhất của vũ khí Israel để ngăn cản thương vụ này.
Sở dĩ quyết định trên của Pakistan bị phản đối vì Mirage 5 thực chất là một máy bay cường kích với hệ thống điện tử hàng không bị giản lược, kể cả có hiện đại hóa cũng không phải đối thủ của MiG-29UPG.
Ngoài ra còn phải kể đến việc phi đội Mirage 5 của không quân Ai Cập đã ngừng hoạt động từ lâu, chất lượng khung thân còn rất thấp, sẽ mất nhiều chi phí để nâng cấp.
Trước tình hình trên đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng thay vì mua lại Mirage 5 đã qua sử dụng từ Ai Cập thì Pakistan nên sang Israel hỏi mua tiêm kích Kfir tiên tiến hơn.
Lý do là bởi thực chất tiêm kích Kfir được phát triển dựa vào những cải tiến trên khung máy bay Mirage 5 với hệ thống điện tử hàng không của Israel và phiên bản động cơ phản lực turbin General Electric J79 do Israel chế tạo.
Tiêm kích Kfir (Sư tử non) được thiết kế với kiểu cánh tam giác kéo dài, không có cánh đuôi mà sử dụng cánh mũi mang lại cho máy bay khả năng vận động rất linh hoạt.
Thông số kỹ thuật cơ bản của tiêm kích Kfir bao gồm: chiều dài 15,65 m; sải cánh 8,21 m; chiều cao 4,55 m; trọng lượng rỗng 7,28 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 14,67 tấn.
Động cơ phản lực General Electric J79 công suất 52,89 kN và 83,4 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội cho tốc độ tối đa 2.240 km/h; bán kính chiến đấu 768 km; trần bay 17.680 m; tải trọng vũ khí tối đa 6.085 kg.
Đã có tất cả trên 220 chiếc Kfir được sản xuất bởi IAI, những máy bay này phục vụ trong không quân Israel từ năm 1975 đến 1996 thì bị loại biên và được niêm cất bảo quản tại sa mạc Negev.
Mặc dù đã nhận sổ hưu nhưng do được chế tạo bằng những vật liệu có độ bền cao nên tình trạng của những chiếc Kfir này vẫn còn khá tốt và có tiềm năng hiện đại hóa rất lớn.
Gần đây Israel đã giới thiệu biến thể nâng cấp Kfir TC.10 được cho là mang lại sức mạnh chiến đấu vượt trội cho những chiếc tiêm kích thế hệ cũ này với giá thành rất rẻ: chỉ có 4,5 triệu USD.
Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở biến thể nâng cấp Kfir TC.10 đó là máy bay được trang bị cái mũi mới khá lạ mắt, có kích thước lớn hơn rất nhiều so với nguyên bản để mang theo radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (tầm trinh sát lên tới 150 km).
Bên cạnh đó máy bay còn được hiện đại hóa buồng lái với 2 màn hình hiển thị đa chức năng, hệ thống điều khiển “Fly by wire”, hỗ trợ chuẩn liên kết Link-16…
Sau nâng cấp, Kfir TC.10 đã trở thành một chiếc tiêm kích đa năng mạnh mẽ, linh hoạt, có thể sử dụng các loại vũ khí hiện đại như tên lửa không đối không Python-5, Derby; tên lửa không đối đất Maverick… hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu tác chiến hiện đại.
Chưa dừng lại đây, Israel còn phát triển cả phiên bản mạnh nhất Kfir Block 60 được tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) thế hệ mới, mang lại năng lực tác chiến tương đương tiêm kích thế hệ 4,5.
Thậm chí nhiều chuyên gia quân sự quốc tế còn nhận định rằng phiên bản Kfir Block 60 còn vượt trội F-16 Block 52 của Mỹ và tương đương với biến thể mới nhất F-16 Block 70/72 và dĩ nhiên vượt xa MiG-29UPG Ấn Độ.
Viễn cảnh không quân Pakistan thay đổi quyết định vào phút chót để mua chiến đấu cơ Kfir Block 60 do Israel sản xuất thay vì Mirage 5 chắc chắn sẽ khiến Ấn Độ phải giật mình, New Delhi nhiều khả năng sẽ dùng vị thế khách hàng lớn nhất của vũ khí Israel để ngăn cản thương vụ này.