Xe tăng T-34 là một tượng đài của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tính tới thời điểm chiến tranh kết thúc, đã có tới hơn 57.000 chiếc T-34 được ra đời, chiếm 50% quân số thiết giáp của Liên Xô và nhiều hơn bất cứ loại xe tăng nào khác tham gia cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Thearchive.Có rất nhiều lý do để T-34 có thể trở thành chiếc xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử, một trong số đó là thiết kế của xe tăng hạng trung T-34 quá đơn giản và dễ lắp ráp. Nguồn ảnh: Thearchive.Bất chấp việc T-34 của Liên Xô là một chiếc xe tăng dễ lắp ráp, việc sản xuất chiếc xe tăng này trong những công xưởng, nhà máy thiếu thốn dụng cụ, sử dụng công nhân tay nghề thấp và không bị áp quá nhiều tiêu chuẩn khắt khe cũng đã biến đây trở thành loại xe tăng "thô thiển" bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.Có thể hiểu đơn giản, Hồng quân Liên Xô vào thời điểm này chỉ cần xe tăng T-34 có thể chạy được và bắn được, mọi yếu tố khác đều bị gạt qua một bên. Nguồn ảnh: Thearchive.Cho tới tận ngày nay, những chiếc xe tăng T-34 còn lưu lại trong các viện bảo tàng vẫn mang trên mình bằng chứng về việc chúng đã được lắp ráp một cách thiếu chuyên nghiệp như thế nào, khi mà người ta có thể đút vừa một ngón tay vào giữa các tấm giáp hàn trên xe tăng. Nguồn ảnh: Thearchive.Đây chính là bằng chứng cho việc những chiếc xe tăng T-34 được lắp ráp và hàn bởi thợ thiếu tay nghề, bản thân các tấm giáp cán được cắt cũng không chuẩn, độ lệch lớn khiến cho việc lắp khít là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: Thearchive.Ngoài ra, xe tăng hạng trung T-34 cũng là thứ phương tiện kém thân thiện với kíp lái bậc nhất cuộc chiến này. Để tăng hiệu quả của lớp giáp, xe tăng T-34 đã có phần thân được làm vát nghiêng, khiến không gian bên trong trở nên hết sức chật chội. Nguồn ảnh: Thearchive.Đặc biệt là với thể hình cao lớn của người Liên Xô, việc chui ra chui vào chiếc xe tăng này là rất khó khăn, nhất là trong những tình huống khẩn cấp. Nguồn ảnh: Thearchive.Các yếu tố mang lại sự thoải mái cho kíp lái như ghế đệm cũng là thứ "xa xỉ", những khu vực dễ bị va đập trên xe cũng không được bọc đệm, điều này khiến việc bị gẫy răng hay bầm dập chân tay khi hoạt động bên trong xe tăng diễn ra quá thường xuyên. Nguồn ảnh: Thearchive.Tuy vậy, sự đánh đổi kể trên đã khiến cho quy trình sản xuất xe tăng T-34 được rút ngắn xuống rất nhiều lần, bản thân xe tăng T-34 có thể được sản xuất được ở mọi nhà máy sản xuất máy cày của Liên Xô. Nguồn ảnh: Thearchive.Thậm chí, các nhà máy sản xuất xe tải của Liên Xô cũng chuyển sang lắp ráp xe tăng T-34 để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của chiến trường. Bù lại, người Mỹ sẽ chuyển xe tải cho Hồng Quân để đảm bảo họ có đủ cơ giới tham chiến. Nguồn ảnh: Thearchive.Cũng chính vì được sản xuất trên dây chuyền thiếu đồng bộ đã khiến các chi tiết trên xe tăng T-34 không thể "khít" được với nhau hoàn toàn, biến nó trở thành chiếc xe tăng "thô" bậc nhất cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Thearchive.Tuy nhiên, hai yếu tố quan trọng nhất với một chiếc xe tăng đó là khả năng cơ động - nghĩa là chạy được, và hỏa lực - nghĩa là bắn được - thì đều hội tụ đầy đủ trên chiếc xe tăng T-34 này. Nguồn ảnh: Thearchive.Hai yếu tố then chốt kể trên kết hợp với yếu tố số lượng nhiều vô kể, tốc độ sản xuất nhanh chóng mặt đã giúp T-34 trở thành loại xe tăng "định hình" cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive. Xe tăng T-34 hành tiến như vũ bão trên chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Xe tăng T-34 là một tượng đài của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, tính tới thời điểm chiến tranh kết thúc, đã có tới hơn 57.000 chiếc T-34 được ra đời, chiếm 50% quân số thiết giáp của Liên Xô và nhiều hơn bất cứ loại xe tăng nào khác tham gia cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Có rất nhiều lý do để T-34 có thể trở thành chiếc xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử, một trong số đó là thiết kế của xe tăng hạng trung T-34 quá đơn giản và dễ lắp ráp. Nguồn ảnh: Thearchive.
Bất chấp việc T-34 của Liên Xô là một chiếc xe tăng dễ lắp ráp, việc sản xuất chiếc xe tăng này trong những công xưởng, nhà máy thiếu thốn dụng cụ, sử dụng công nhân tay nghề thấp và không bị áp quá nhiều tiêu chuẩn khắt khe cũng đã biến đây trở thành loại xe tăng "thô thiển" bậc nhất Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.
Có thể hiểu đơn giản, Hồng quân Liên Xô vào thời điểm này chỉ cần xe tăng T-34 có thể chạy được và bắn được, mọi yếu tố khác đều bị gạt qua một bên. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cho tới tận ngày nay, những chiếc xe tăng T-34 còn lưu lại trong các viện bảo tàng vẫn mang trên mình bằng chứng về việc chúng đã được lắp ráp một cách thiếu chuyên nghiệp như thế nào, khi mà người ta có thể đút vừa một ngón tay vào giữa các tấm giáp hàn trên xe tăng. Nguồn ảnh: Thearchive.
Đây chính là bằng chứng cho việc những chiếc xe tăng T-34 được lắp ráp và hàn bởi thợ thiếu tay nghề, bản thân các tấm giáp cán được cắt cũng không chuẩn, độ lệch lớn khiến cho việc lắp khít là điều bất khả thi. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ngoài ra, xe tăng hạng trung T-34 cũng là thứ phương tiện kém thân thiện với kíp lái bậc nhất cuộc chiến này. Để tăng hiệu quả của lớp giáp, xe tăng T-34 đã có phần thân được làm vát nghiêng, khiến không gian bên trong trở nên hết sức chật chội. Nguồn ảnh: Thearchive.
Đặc biệt là với thể hình cao lớn của người Liên Xô, việc chui ra chui vào chiếc xe tăng này là rất khó khăn, nhất là trong những tình huống khẩn cấp. Nguồn ảnh: Thearchive.
Các yếu tố mang lại sự thoải mái cho kíp lái như ghế đệm cũng là thứ "xa xỉ", những khu vực dễ bị va đập trên xe cũng không được bọc đệm, điều này khiến việc bị gẫy răng hay bầm dập chân tay khi hoạt động bên trong xe tăng diễn ra quá thường xuyên. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tuy vậy, sự đánh đổi kể trên đã khiến cho quy trình sản xuất xe tăng T-34 được rút ngắn xuống rất nhiều lần, bản thân xe tăng T-34 có thể được sản xuất được ở mọi nhà máy sản xuất máy cày của Liên Xô. Nguồn ảnh: Thearchive.
Thậm chí, các nhà máy sản xuất xe tải của Liên Xô cũng chuyển sang lắp ráp xe tăng T-34 để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của chiến trường. Bù lại, người Mỹ sẽ chuyển xe tải cho Hồng Quân để đảm bảo họ có đủ cơ giới tham chiến. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cũng chính vì được sản xuất trên dây chuyền thiếu đồng bộ đã khiến các chi tiết trên xe tăng T-34 không thể "khít" được với nhau hoàn toàn, biến nó trở thành chiếc xe tăng "thô" bậc nhất cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tuy nhiên, hai yếu tố quan trọng nhất với một chiếc xe tăng đó là khả năng cơ động - nghĩa là chạy được, và hỏa lực - nghĩa là bắn được - thì đều hội tụ đầy đủ trên chiếc xe tăng T-34 này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Hai yếu tố then chốt kể trên kết hợp với yếu tố số lượng nhiều vô kể, tốc độ sản xuất nhanh chóng mặt đã giúp T-34 trở thành loại xe tăng "định hình" cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Thearchive.
Xe tăng T-34 hành tiến như vũ bão trên chiến trường trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.