T-34-85 là loại xe tăng vô cùng nổi tiếng, biểu tượng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc đại chiến thế giới lần II. Phiên bản đầu tiên T-34/76 được đưa vào sản xuất từ năm 1940 không lâu trước khi quân Đức phát xít vượt biên giới đánh vào lãnh thổ Liên Xô năm 1941. Sang đến năm 1943, lãnh đạo Liên Xô quyết định nâng cấp những chiếc T-34 bằng loại pháo mới mạnh mẽ hơn, và thế là phiên bản T-34-85 ra đời với việc sử dụng pháo 85mm thay cho pháo 76mm trên các xe T-34 cũ. Ảnh: Xe tăng T-34-85 của bộ đội Tăng-thiết giáp Việt Nam.Việt Nam nhận được chiếc xe tăng T-34-85 đầu tiên do Liên Xô viện trợ vào ngày 13/7/1960. Tuy nhiên phải mất 10 năm sau, cuối năm 1970 các xe tăng này mới được đưa vào nam Khu 4 để chuẩn bị tham gia chiến dịch Đường 9 – Nam Lào. Đây cũng là loại xe tăng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Xe tăng T-34-85 số hiệu 464 được trưng bày tại bảo tàng Quân khu 5.Năm 1971, T-34-85 tham gia chiến dịch Cánh đồng chum tại Lào. Tiểu đoàn 195 thuộc trung đoàn 202 có 2 đại đội 9 và 18, trang bị 18 xe T-34, 3 xe PT-76 và 4 xe thiết giáp K-63 đã chi viện bộ binh, các xe tăng T-34 dẫn đầu mũi tiến công tiêu diệt lô cốt và hỏa điểm của địch, đánh chiếm các cứ điểm, lập chiến công vô cùng xuất sắc.Không những lập công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các xe tăng T-34-85 còn thực sự tỏ ra hiệu quả trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 chống quân xâm lược Trung Quốc. Cực bắc tổ quốc nơi có nhiều núi đồi trùng điệp, không hề thích hợp cho các loại xe tăng nặng và cồng kềnh như T-54/55 hay Type-59, T-34-85 với ưu thế nhỏ gọn, nhẹ, cơ động cao và hỏa lực tốt của mình đã vô cùng cơ động trên chiến trường biên giới, hỗ trợ đắc lực cho dân và quân ta chặn đứng âm mưu xâm lược của kẻ thù. Ảnh: Xe tăng T-34-85 Việt Nam trên mặt trận Lạng Sơn năm 1979.Xe tăng T-34-85 có khối lượng 26.5 tấn, dài 6.68m, rộng 3m, cao 2.45m, kíp lái 5 người, tốc độ tối đa 53km/h, phạm vi tác chiến từ 250-300km.Xe được trang bị một pháo chính 85mm Zis-s-53 hoặc D-5T, 1 súng máy DT đồng trục với pháo chính cỡ nòng 7.62mm và một súng máy DT ở mặt giáp trước sử dụng bởi xạ thủ súng máy ngồi song song với lái xe. Ảnh: Cận cảnh súng máy DT ở mặt giáp trước của T-34-85.Ngoài ra, các xe T-34-85 của Việt Nam còn được bổ sung thêm một súng máy DShK cỡ nòng 12.7mm trên tháp pháo để bắn máy bay tầm thấp cũng như bộ binh, những chiếc T-34-85 nguyên bản không có vũ khí này, nó đã tăng cường sức mạnh hỏa lực cho các xe tăng, giảm bớt các nguy cơ gây nguy hiểm cho xe trên chiến trường. Tuy nhiên do nguyên bản tháp pháo không được trang bị súng máy 12.7mm nên việc bổ sung cần phải hàn thêm một bệ giá đỡ ở phía bên phải của tháp, nó khiến hạn chế tầm bắn của súng khi xạ thủ chỉ có thể quay súng về bên phải mà không thể quay sang phía bên trái nếu như vẫn ngồi trong xe. Ảnh: Cận cảnh súng máy DShK 12.7mm trên xe T-34-85. Các xe tăng T-34-85 sau đó đã được thay thế trong biên chế lực lượng Tăng – thiết giáp Việt Nam bằng các loại xe tăng T-54/55 hiện đại hơn, một phần T-34-85 cũng được Việt Nam viện trợ lại cho lực lượng vũ trang cách mạng Lào.Xe tăng T-34-85 sử dụng bộ truyền động bánh xích với 5 bánh chịu lực mỗi bên. Ảnh: Cận cảnh bánh chịu lực của xe tăng T-34-85. Loại bánh chịu lực nguyên bản của xe đã được Việt Nam thay thế bằng loại bánh chịu lực dạng 5 cánh sao tương tự như xe tăng T-55 hoặc dạng 12 cánh tương tự như xe tăng T-54.Phía sau xe tăng T-34-85 với hệ thống ống xả của xe.Hiện nay, lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đã đưa vào vận hành các xe tăng T-90 S/SK cùng số lượng lớn các xe tăng T-54/55 và Type-59 có trong biên chế đã thay thế hoàn toàn vị trí của “Lão tướng” T-34-85, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta vẫn thấy thấp thoáng những tháp pháo 85mm của nó như những lô cốt phòng thủ trên các đảo tiền tiêu cũng như trong công tác huấn luyện. Ảnh: Bộ binh phối hợp tác chiến cùng xe tăng T-34-85. Video Xe tăng T-34 huyền thoại lại hành tiến - Nguồn: Sputnik
T-34-85 là loại xe tăng vô cùng nổi tiếng, biểu tượng của Hồng quân Liên Xô trong cuộc đại chiến thế giới lần II. Phiên bản đầu tiên T-34/76 được đưa vào sản xuất từ năm 1940 không lâu trước khi quân Đức phát xít vượt biên giới đánh vào lãnh thổ Liên Xô năm 1941. Sang đến năm 1943, lãnh đạo Liên Xô quyết định nâng cấp những chiếc T-34 bằng loại pháo mới mạnh mẽ hơn, và thế là phiên bản T-34-85 ra đời với việc sử dụng pháo 85mm thay cho pháo 76mm trên các xe T-34 cũ. Ảnh: Xe tăng T-34-85 của bộ đội Tăng-thiết giáp Việt Nam.
Việt Nam nhận được chiếc xe tăng T-34-85 đầu tiên do Liên Xô viện trợ vào ngày 13/7/1960. Tuy nhiên phải mất 10 năm sau, cuối năm 1970 các xe tăng này mới được đưa vào nam Khu 4 để chuẩn bị tham gia chiến dịch Đường 9 – Nam Lào. Đây cũng là loại xe tăng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ảnh: Xe tăng T-34-85 số hiệu 464 được trưng bày tại bảo tàng Quân khu 5.
Năm 1971, T-34-85 tham gia chiến dịch Cánh đồng chum tại Lào. Tiểu đoàn 195 thuộc trung đoàn 202 có 2 đại đội 9 và 18, trang bị 18 xe T-34, 3 xe PT-76 và 4 xe thiết giáp K-63 đã chi viện bộ binh, các xe tăng T-34 dẫn đầu mũi tiến công tiêu diệt lô cốt và hỏa điểm của địch, đánh chiếm các cứ điểm, lập chiến công vô cùng xuất sắc.
Không những lập công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các xe tăng T-34-85 còn thực sự tỏ ra hiệu quả trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 chống quân xâm lược Trung Quốc. Cực bắc tổ quốc nơi có nhiều núi đồi trùng điệp, không hề thích hợp cho các loại xe tăng nặng và cồng kềnh như T-54/55 hay Type-59, T-34-85 với ưu thế nhỏ gọn, nhẹ, cơ động cao và hỏa lực tốt của mình đã vô cùng cơ động trên chiến trường biên giới, hỗ trợ đắc lực cho dân và quân ta chặn đứng âm mưu xâm lược của kẻ thù. Ảnh: Xe tăng T-34-85 Việt Nam trên mặt trận Lạng Sơn năm 1979.
Xe tăng T-34-85 có khối lượng 26.5 tấn, dài 6.68m, rộng 3m, cao 2.45m, kíp lái 5 người, tốc độ tối đa 53km/h, phạm vi tác chiến từ 250-300km.
Xe được trang bị một pháo chính 85mm Zis-s-53 hoặc D-5T, 1 súng máy DT đồng trục với pháo chính cỡ nòng 7.62mm và một súng máy DT ở mặt giáp trước sử dụng bởi xạ thủ súng máy ngồi song song với lái xe. Ảnh: Cận cảnh súng máy DT ở mặt giáp trước của T-34-85.
Ngoài ra, các xe T-34-85 của Việt Nam còn được bổ sung thêm một súng máy DShK cỡ nòng 12.7mm trên tháp pháo để bắn máy bay tầm thấp cũng như bộ binh, những chiếc T-34-85 nguyên bản không có vũ khí này, nó đã tăng cường sức mạnh hỏa lực cho các xe tăng, giảm bớt các nguy cơ gây nguy hiểm cho xe trên chiến trường. Tuy nhiên do nguyên bản tháp pháo không được trang bị súng máy 12.7mm nên việc bổ sung cần phải hàn thêm một bệ giá đỡ ở phía bên phải của tháp, nó khiến hạn chế tầm bắn của súng khi xạ thủ chỉ có thể quay súng về bên phải mà không thể quay sang phía bên trái nếu như vẫn ngồi trong xe. Ảnh: Cận cảnh súng máy DShK 12.7mm trên xe T-34-85.
Các xe tăng T-34-85 sau đó đã được thay thế trong biên chế lực lượng Tăng – thiết giáp Việt Nam bằng các loại xe tăng T-54/55 hiện đại hơn, một phần T-34-85 cũng được Việt Nam viện trợ lại cho lực lượng vũ trang cách mạng Lào.
Xe tăng T-34-85 sử dụng bộ truyền động bánh xích với 5 bánh chịu lực mỗi bên. Ảnh: Cận cảnh bánh chịu lực của xe tăng T-34-85. Loại bánh chịu lực nguyên bản của xe đã được Việt Nam thay thế bằng loại bánh chịu lực dạng 5 cánh sao tương tự như xe tăng T-55 hoặc dạng 12 cánh tương tự như xe tăng T-54.
Phía sau xe tăng T-34-85 với hệ thống ống xả của xe.
Hiện nay, lực lượng tăng thiết giáp Việt Nam đã đưa vào vận hành các xe tăng T-90 S/SK cùng số lượng lớn các xe tăng T-54/55 và Type-59 có trong biên chế đã thay thế hoàn toàn vị trí của “Lão tướng” T-34-85, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta vẫn thấy thấp thoáng những tháp pháo 85mm của nó như những lô cốt phòng thủ trên các đảo tiền tiêu cũng như trong công tác huấn luyện. Ảnh: Bộ binh phối hợp tác chiến cùng xe tăng T-34-85.
Video Xe tăng T-34 huyền thoại lại hành tiến - Nguồn: Sputnik