Theo tờ Russiyskaya Gazeta, Quân đội Cuba với tiềm lực công nghiệp quốc phòng nội địa "bí ẩn", họ đã trao "thành công" cho dòng xe tăng huyền thoại T-34-85 "cuộc sống thứ 2" trong lực lựng vũ trang nước này thay vì phải tiễn chúng vào các lò rã xác, bán sắt vụn. Ảnh: pinterest.ru"Hiện tại, thiết bị quân sự này ( xe tăng T-34-85 cải tiến - PV) không chỉ tham gia các cuộc duyệt binh biểu dương sức mạnh mà đã được đưa vào sử dụng trong các cuộc diễn tập phòng thủ bờ biển, đảo", nguồn tin tờ báo cho hay. Trong ảnh là một loạt các khung gầm xe tăng không chỉ có T-34-85 mà Cuba dùng cả khung gầm T-55 hoán cải lắp trang bị phòng không cơ động. Ảnh: TwitterCuba được Liên Xô viện trợ khoảng 150 chiếc T-34-85 được chế tạo trong CTTG 2 vào năm 1960. Nó tham gia trận chiến đầu tiên vào tháng 4/1961 trong sự kiện vịnh Con Lợn và giành thắng lợi tuyệt đối trước thế lực phản động được Mỹ ủng hộ. Đến năm 1987 có tin là là lực lượng vũ trang Cuba hầu như loại bỏ hoàn toàn T-34-85 và thay bằng T-54/55 cùng T-62 hiện đại hơn. Ảnh: PinterestTuy nhiên, không biết từ khi nào, Quân đội Cuba triển khai nỗ lực hiện đại hóa quy mô toàn trang bị và những cỗ xe tăng T-34-85 một lần nữa hồi sinh cho vai trò pháo tự hành, pháo phòng không đầy uy lực. Ảnh: Tank EncyclopediaCụ thể, trên khung gầm T-34-85, Cuba hiện đã phát triển thành công pháo tự hành 130mm. Trong ảnh, khẩu 130mm M46 đồ sộ lắp lên khung bệ T-34-85 đã được cải tiến một phần. Ảnh: sturgeonTháp pháo T-34-85 được gỡ bỏ hoàn toàn, hai bên hông bố trí thêm các hòm đồ chứa đạn pháo, đáng chú ý bệ pháo M46 được lắp trên sàn công tác đặt ở đầu xe thay vì trung tâm thân xe. Ảnh: armyrecognitionMặc dù việc cải tiến này nhìn chung vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, ví như việc pháo thủ phải ngồi ngoài toàn bên ngoài không được bảo vệ, tốc độ nạp đạn không được cải thiện khi đạn 130mm có trọng lượng rất lớn. Tuy vậy, cách nâng cấp này giải quyết một vấn đề - khả năng cơ động khi bị phản phối. Ảnh: GlobalsecurityNgoài M46, Quân đội Cuba còn phát triển thành công phiên bản pháo tự hành 122mm trên khung gầm T-34-85. Ảnh: GlobalsecurityPhiên bản này gọt bớt tháp pháo chiếc T-34-85 để đưa vào cơ cấu bệ pháo D30 122mm do Liên Xô sản xuất. Cũng như phiên bản 130mm, pháo tự hành 122mm triển khai chiến đấu ở tư thế xoay ra đuôi. Việc này có lẽ để đảm bảo sự cân bằng của xe khi khai hỏa. Ảnh: GlobalsecurityPháo tự hành 122mm T-34 nhìn từ phía sau, tham số của pháo vẫn tương tự như pháo kéo xe vì thực tế vũ khí giữ nguyên, không có hỗ trợ nạp đạn bán tự động. Ảnh: GlobalsecurityPhiên bản 122mm T-34 hiện đã được phát triển thêm kiểu cải tiến mới với tháp pháo tự chế được mở rộng kiểu hình hộp, có lẽ tăng không gian khi tác chiến, tăng khả năng bảo vệ đội pháo thủ. Ảnh: GlobalsecurityHiện nay, Cuba cũng phát triển phiên bản pháo phòng không tự hành trên khung gầm T-34. Trong ảnh, tháp pháo T-34-85 được chế lại để lắp khẩu cao xạ cỡ lớn 100mm KS-19. Có thể thấy, toàn bộ bệ pháo chiếm trọn mặt trên khung bệ T-34. Ảnh: Globalsecurity100mm KS-19 đạt tầm bắn 21km, độ cao xạ kích 12,7km với ngòi nổ hẹn giờ và 15.000m với ngòi nổ cận tiếp xúc. Ảnh: GlobalsecurityHiện Việt Nam vẫn còn trong biên chế số lượng lớn xe tăng T-34-85 vẫn được bảo quản duy trì mức độ chiến đấu cao. Ngoài vai trò là một chiếc xe tăng, việc hoán cải T-34 thành pháo tự hành cũng là ý tưởng hay mà chúng ta nên tham khảo. Ảnh: QĐNDVideo xe tăng T-34-85 của Lào trở về nơi sản xuất. Nguồn: Ruptly
Theo tờ Russiyskaya Gazeta, Quân đội Cuba với tiềm lực công nghiệp quốc phòng nội địa "bí ẩn", họ đã trao "thành công" cho dòng xe tăng huyền thoại T-34-85 "cuộc sống thứ 2" trong lực lựng vũ trang nước này thay vì phải tiễn chúng vào các lò rã xác, bán sắt vụn. Ảnh: pinterest.ru
"Hiện tại, thiết bị quân sự này ( xe tăng T-34-85 cải tiến - PV) không chỉ tham gia các cuộc duyệt binh biểu dương sức mạnh mà đã được đưa vào sử dụng trong các cuộc diễn tập phòng thủ bờ biển, đảo", nguồn tin tờ báo cho hay. Trong ảnh là một loạt các khung gầm xe tăng không chỉ có T-34-85 mà Cuba dùng cả khung gầm T-55 hoán cải lắp trang bị phòng không cơ động. Ảnh: Twitter
Cuba được Liên Xô viện trợ khoảng 150 chiếc T-34-85 được chế tạo trong CTTG 2 vào năm 1960. Nó tham gia trận chiến đầu tiên vào tháng 4/1961 trong sự kiện vịnh Con Lợn và giành thắng lợi tuyệt đối trước thế lực phản động được Mỹ ủng hộ. Đến năm 1987 có tin là là lực lượng vũ trang Cuba hầu như loại bỏ hoàn toàn T-34-85 và thay bằng T-54/55 cùng T-62 hiện đại hơn. Ảnh: Pinterest
Tuy nhiên, không biết từ khi nào, Quân đội Cuba triển khai nỗ lực hiện đại hóa quy mô toàn trang bị và những cỗ xe tăng T-34-85 một lần nữa hồi sinh cho vai trò pháo tự hành, pháo phòng không đầy uy lực. Ảnh: Tank Encyclopedia
Cụ thể, trên khung gầm T-34-85, Cuba hiện đã phát triển thành công pháo tự hành 130mm. Trong ảnh, khẩu 130mm M46 đồ sộ lắp lên khung bệ T-34-85 đã được cải tiến một phần. Ảnh: sturgeon
Tháp pháo T-34-85 được gỡ bỏ hoàn toàn, hai bên hông bố trí thêm các hòm đồ chứa đạn pháo, đáng chú ý bệ pháo M46 được lắp trên sàn công tác đặt ở đầu xe thay vì trung tâm thân xe. Ảnh: armyrecognition
Mặc dù việc cải tiến này nhìn chung vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, ví như việc pháo thủ phải ngồi ngoài toàn bên ngoài không được bảo vệ, tốc độ nạp đạn không được cải thiện khi đạn 130mm có trọng lượng rất lớn. Tuy vậy, cách nâng cấp này giải quyết một vấn đề - khả năng cơ động khi bị phản phối. Ảnh: Globalsecurity
Ngoài M46, Quân đội Cuba còn phát triển thành công phiên bản pháo tự hành 122mm trên khung gầm T-34-85. Ảnh: Globalsecurity
Phiên bản này gọt bớt tháp pháo chiếc T-34-85 để đưa vào cơ cấu bệ pháo D30 122mm do Liên Xô sản xuất. Cũng như phiên bản 130mm, pháo tự hành 122mm triển khai chiến đấu ở tư thế xoay ra đuôi. Việc này có lẽ để đảm bảo sự cân bằng của xe khi khai hỏa. Ảnh: Globalsecurity
Pháo tự hành 122mm T-34 nhìn từ phía sau, tham số của pháo vẫn tương tự như pháo kéo xe vì thực tế vũ khí giữ nguyên, không có hỗ trợ nạp đạn bán tự động. Ảnh: Globalsecurity
Phiên bản 122mm T-34 hiện đã được phát triển thêm kiểu cải tiến mới với tháp pháo tự chế được mở rộng kiểu hình hộp, có lẽ tăng không gian khi tác chiến, tăng khả năng bảo vệ đội pháo thủ. Ảnh: Globalsecurity
Hiện nay, Cuba cũng phát triển phiên bản pháo phòng không tự hành trên khung gầm T-34. Trong ảnh, tháp pháo T-34-85 được chế lại để lắp khẩu cao xạ cỡ lớn 100mm KS-19. Có thể thấy, toàn bộ bệ pháo chiếm trọn mặt trên khung bệ T-34. Ảnh: Globalsecurity
100mm KS-19 đạt tầm bắn 21km, độ cao xạ kích 12,7km với ngòi nổ hẹn giờ và 15.000m với ngòi nổ cận tiếp xúc. Ảnh: Globalsecurity
Hiện Việt Nam vẫn còn trong biên chế số lượng lớn xe tăng T-34-85 vẫn được bảo quản duy trì mức độ chiến đấu cao. Ngoài vai trò là một chiếc xe tăng, việc hoán cải T-34 thành pháo tự hành cũng là ý tưởng hay mà chúng ta nên tham khảo. Ảnh: QĐND
Video xe tăng T-34-85 của Lào trở về nơi sản xuất. Nguồn: Ruptly