Cuối năm 1983, đảo quốc thuộc Caribbean là Granada chứng kiến một cuộc đảo chính đẫm máu. Lo ngại công dân Mỹ và lợi ích Mỹ bị ảnh hưởng, Tổng thống Reagan đã phát động chiến dịch Urgent Fury để xâm lược quốc gia này.Đây là cuộc chiến thực sự đầu tiên của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, và cũng là trận đánh đầu tiên, quân đội Mỹ tung vào chiến trường toàn lính tình nguyện, không có bất cứ ai là lính quân dịch. (Mỹ bãi bỏ chế độ quân dịch sau khi cuộc chiến ở Việt Nam kết thúc).Đây cũng là một chiến dịch quân sự gây ra không ít tai tiếng với quân đội Mỹ, khi một loạt các vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản, lại khiến binh lính Mỹ ở chiến trường rơi vào thế "bí".Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất và cũng khiến quân đội Mỹ mất mặt nhất, chính là việc lính Mỹ ngoài chiến trường, phải sử dụng thẻ tín dụng để gọi điện thoại công cộng về Lầu Năm Góc, với mục đích... gọi pháo bắn yểm trợ.Câu chuyện được truyền thông Mỹ đăng tải lại, kể về một sĩ quan chỉ huy trên chiến dịch, sau khi đổ bộ vào Grenada đã vấp phải những ổ đề kháng rất mạnh, và cần hỏa lực yểm trợ.Toán lính Lục quân Mỹ đen đủi này có thể thấy rõ tàu chiến của Hải quân Mỹ ở ngoài biển, nhưng không thể liên lạc được. Một sĩ quan chỉ huy sau đó đã "mạnh dạn" dùng thẻ tín dụng và điện thoại công cộng, gọi thẳng về Lầu Năm Góc để xin nối máy với Hải quân.Sau một loạt các thủ tục xác minh danh tính phức tạp, cuối cùng Hải quân Mỹ đã nhận được tọa độ chính xác của mục tiêu và nã pháo yểm trợ cho lực lượng Lục quân.Một phiên bản khác của câu chuyện lại có chi tiết độc đáo hơn, cho rằng viên sĩ quan Lục quân Mỹ đã gọi thẳng về nhà cho... vợ của mình, sau đó bằng nhiều nỗ lực, anh đã có thể liên lạc được với Lầu Năm Góc.Cho dù người lính lục quân kia có gọi thẳng về Lầu Năm Góc hay gọi cho vợ, vấn đề cũng đã lộ rõ ở đây. Khi đó, quân đội Mỹ hoàn toàn không có thiết bị liên lạc, để lính lục quân trên chiến trường có thể trực tiếp nối máy với không quân hay hải quân.Điều này có thể gây ra phiền toái rất lớn trên chiến trường, thậm chí việc thiếu liên lạc, còn có thể dẫn tới việc quân ta đánh nhầm quân mình, do hiệp đồng binh chủng không chuẩn xác.Quân đội Mỹ ngay sau đó đã phải phát triển hệ thống liên lạc mới, đề ra nguyên tắc liên lạc hiệu quả hơn, để thông tin trên chiến trường có thể truyền trực tiếp về tổng bộ một cách đơn giản nhất, qua đó có thể chuyển tiếp tới các lực lượng khác.Tất nhiên, cuộc xâm lược Grenada của Mỹ đã thành công với chiến thắng toàn diện. Tuy nhiên những bất cập bộc lộ ra sau cuộc chiến, đã khiến quân đội nước này phải vất vả khắc phục.Thậm chí cho tới tận khi Chiến tranh Vùng Vịnh xảy ra sau đó ít năm, một loạt các vấn đề liên quan tới hiệp đồng binh chủng của quân đội Mỹ, vẫn bộc lộ rõ rệt, gây ức chế cho rất nhiều sĩ quan chỉ huy trực tiếp trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest. Những hình ảnh quý hiếm về cuộc xâm lược Grenada năm 1983. Nguồn: FootageFarm.
Cuối năm 1983, đảo quốc thuộc Caribbean là Granada chứng kiến một cuộc đảo chính đẫm máu. Lo ngại công dân Mỹ và lợi ích Mỹ bị ảnh hưởng, Tổng thống Reagan đã phát động chiến dịch Urgent Fury để xâm lược quốc gia này.
Đây là cuộc chiến thực sự đầu tiên của Mỹ kể từ sau Chiến tranh Việt Nam, và cũng là trận đánh đầu tiên, quân đội Mỹ tung vào chiến trường toàn lính tình nguyện, không có bất cứ ai là lính quân dịch. (Mỹ bãi bỏ chế độ quân dịch sau khi cuộc chiến ở Việt Nam kết thúc).
Đây cũng là một chiến dịch quân sự gây ra không ít tai tiếng với quân đội Mỹ, khi một loạt các vấn đề tưởng chừng như rất đơn giản, lại khiến binh lính Mỹ ở chiến trường rơi vào thế "bí".
Một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất và cũng khiến quân đội Mỹ mất mặt nhất, chính là việc lính Mỹ ngoài chiến trường, phải sử dụng thẻ tín dụng để gọi điện thoại công cộng về Lầu Năm Góc, với mục đích... gọi pháo bắn yểm trợ.
Câu chuyện được truyền thông Mỹ đăng tải lại, kể về một sĩ quan chỉ huy trên chiến dịch, sau khi đổ bộ vào Grenada đã vấp phải những ổ đề kháng rất mạnh, và cần hỏa lực yểm trợ.
Toán lính Lục quân Mỹ đen đủi này có thể thấy rõ tàu chiến của Hải quân Mỹ ở ngoài biển, nhưng không thể liên lạc được. Một sĩ quan chỉ huy sau đó đã "mạnh dạn" dùng thẻ tín dụng và điện thoại công cộng, gọi thẳng về Lầu Năm Góc để xin nối máy với Hải quân.
Sau một loạt các thủ tục xác minh danh tính phức tạp, cuối cùng Hải quân Mỹ đã nhận được tọa độ chính xác của mục tiêu và nã pháo yểm trợ cho lực lượng Lục quân.
Một phiên bản khác của câu chuyện lại có chi tiết độc đáo hơn, cho rằng viên sĩ quan Lục quân Mỹ đã gọi thẳng về nhà cho... vợ của mình, sau đó bằng nhiều nỗ lực, anh đã có thể liên lạc được với Lầu Năm Góc.
Cho dù người lính lục quân kia có gọi thẳng về Lầu Năm Góc hay gọi cho vợ, vấn đề cũng đã lộ rõ ở đây. Khi đó, quân đội Mỹ hoàn toàn không có thiết bị liên lạc, để lính lục quân trên chiến trường có thể trực tiếp nối máy với không quân hay hải quân.
Điều này có thể gây ra phiền toái rất lớn trên chiến trường, thậm chí việc thiếu liên lạc, còn có thể dẫn tới việc quân ta đánh nhầm quân mình, do hiệp đồng binh chủng không chuẩn xác.
Quân đội Mỹ ngay sau đó đã phải phát triển hệ thống liên lạc mới, đề ra nguyên tắc liên lạc hiệu quả hơn, để thông tin trên chiến trường có thể truyền trực tiếp về tổng bộ một cách đơn giản nhất, qua đó có thể chuyển tiếp tới các lực lượng khác.
Tất nhiên, cuộc xâm lược Grenada của Mỹ đã thành công với chiến thắng toàn diện. Tuy nhiên những bất cập bộc lộ ra sau cuộc chiến, đã khiến quân đội nước này phải vất vả khắc phục.
Thậm chí cho tới tận khi Chiến tranh Vùng Vịnh xảy ra sau đó ít năm, một loạt các vấn đề liên quan tới hiệp đồng binh chủng của quân đội Mỹ, vẫn bộc lộ rõ rệt, gây ức chế cho rất nhiều sĩ quan chỉ huy trực tiếp trên chiến trường. Nguồn ảnh: Pinterest.
Những hình ảnh quý hiếm về cuộc xâm lược Grenada năm 1983. Nguồn: FootageFarm.