Các nhiệm vụ đặc biệt hoặc các chiến dịch không kích của Quân đội Mỹ trên khắp thế giới không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, và có những lúc lính Mỹ bị đánh úp ngay tại nơi họ tưởng chừng được bảo vệ tốt nhất. Và khi chịu tổn thất nặng nề và không thể tự rút lui, những binh sĩ này sẽ được một đơn vị đặc biệt khác của Quân đội Mỹ giải cứu và đó chính là Pararescuemen. Nguồn ảnh: Sina.Pararescuemen - là một phần trong các lực lượng hoạt động đặc biệt của Không quân Mỹ, được thành lập dành cho các nhiệm vụ giải cứu hoặc só tán nguồn tài nguyên nhân lực quý giá của Quân đội Mỹ khỏi chiến trường. Đây sẽ là lực lượng cuối cùng thực hiện nỗ lực giải cứu các quân nhân Mỹ trong trường hợp phi công Mỹ phải nhảy dù hoặc trong trường hợp thành viên của một đơn vị đặc nhiệm Mỹ nào đó bị đánh úp. Nguồn ảnh: Sina.Thông thường, các nhiệm vụ giải cứu của các phi đội Pararescuemen sẽ diễn ra bằng trực thăng. Trong trường hợp có thương binh, sử dụng trực thăng sẽ giảm bớt thời gian người lính phải chờ để được cấp cứu. Nguồn ảnh: Sina.Trên chiến trường Việt Nam trước kia, khoảng "thời gian vàng" từ lúc người lính bị thương đến lúc tới bệnh viện được đặt mốc là 60 phút. Tuy nhiên tới Chiến tranh Afghanistan và Iraq, "thời gian vàng" được giảm xuống còn 30 phút. Nguồn ảnh: Sina.Với một vài vết thương nghiêm trọng như đứt động mạch hay trấn thương nặng vùng cột sống hoặc hộp sọ, một quy trình cấp cứu đúng chuẩn sẽ cực kỳ quan trọng cho quá trình phục hồi của người lính sau này. Nguồn ảnh: Sina.Lực lượng giải cứu đường không thuộc Không đoàn 103 của Không quân Mỹ đang diễn tập quá trình tiếp cận và giải cứu thương binh. Nguồn ảnh: Sina.Những hình nộm với trọng lượng bằng người thật được sử dụng để những người lính mới này làm quen với việc giải cứu. Thậm chí, máu giả và cả diễn viên đóng vai thương binh cũng được sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.Thông thường, những thương binh khi bị thương mà vẫn còn tỉnh táo sẽ trong trạng thái kích động rất mạnh, bất hợp tác với lực lượng cứu hộ. Những người lính cứu hộ dạn dày kinh nghiệm sẽ cần phải biết cách để "vỗ về" những tên cao bồi này. Nguồn ảnh: Sina.Đưa thương binh ra khỏi vùng chiến sự càng nhanh càng tốt nhưng phải đảm bảo quá trình sơ cứu diễn ra chuẩn xác. Nguồn ảnh: Sina.Mọi loại thuốc mà lực lượng cứu hộ cho người thương binh sử dụng trên chiến trường cũng như các chuẩn đoán ban đầu đều phải được ghi chép lại để bác sĩ tiếp nhận tại bệnh viện sau này có phương án xử lý tiếp thích hợp hơn. Nguồn ảnh: Sina.Nhiều trường hợp, khu vực người lính bị thương không thể hạ cánh và những người lính cứu hộ này phải di chuyển nhiều kilomets để có thể đưa được thương binh tới bãi hạ trực thăng. Nguồn ảnh: Sina.Kể từ khi trực thăng ra đời tới nay, người ta ước tính đã có hàng chục nghìn sinh mạng được cứu sống trên chiến trường bằng sự tiếp cận của trực thăng đúng lúc, kịp thời. Nguồn ảnh: Sina.Tuy nhiên, cũng có không ít kíp lái cứu hộ phải bỏ mạng trên chiến trường do họ quá liều lĩnh tiếp cận vào vùng chiến sự để cố gắng đưa thương binh quay trở về. Nguồn ảnh: Sina.Trong quân đội Mỹ, Thuỷ quân Lục chiến thường gọi những người lính cứu hộ này là Thiên Thần - một cái tên đúng với nhiệm vụ mà họ phải thực hiện. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Một nhiệm vụ giải cứu đường không của Không quân Mỹ diễn ra trên chiến trường.
Các nhiệm vụ đặc biệt hoặc các chiến dịch không kích của Quân đội Mỹ trên khắp thế giới không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, và có những lúc lính Mỹ bị đánh úp ngay tại nơi họ tưởng chừng được bảo vệ tốt nhất. Và khi chịu tổn thất nặng nề và không thể tự rút lui, những binh sĩ này sẽ được một đơn vị đặc biệt khác của Quân đội Mỹ giải cứu và đó chính là Pararescuemen. Nguồn ảnh: Sina.
Pararescuemen - là một phần trong các lực lượng hoạt động đặc biệt của Không quân Mỹ, được thành lập dành cho các nhiệm vụ giải cứu hoặc só tán nguồn tài nguyên nhân lực quý giá của Quân đội Mỹ khỏi chiến trường. Đây sẽ là lực lượng cuối cùng thực hiện nỗ lực giải cứu các quân nhân Mỹ trong trường hợp phi công Mỹ phải nhảy dù hoặc trong trường hợp thành viên của một đơn vị đặc nhiệm Mỹ nào đó bị đánh úp. Nguồn ảnh: Sina.
Thông thường, các nhiệm vụ giải cứu của các phi đội Pararescuemen sẽ diễn ra bằng trực thăng. Trong trường hợp có thương binh, sử dụng trực thăng sẽ giảm bớt thời gian người lính phải chờ để được cấp cứu. Nguồn ảnh: Sina.
Trên chiến trường Việt Nam trước kia, khoảng "thời gian vàng" từ lúc người lính bị thương đến lúc tới bệnh viện được đặt mốc là 60 phút. Tuy nhiên tới Chiến tranh Afghanistan và Iraq, "thời gian vàng" được giảm xuống còn 30 phút. Nguồn ảnh: Sina.
Với một vài vết thương nghiêm trọng như đứt động mạch hay trấn thương nặng vùng cột sống hoặc hộp sọ, một quy trình cấp cứu đúng chuẩn sẽ cực kỳ quan trọng cho quá trình phục hồi của người lính sau này. Nguồn ảnh: Sina.
Lực lượng giải cứu đường không thuộc Không đoàn 103 của Không quân Mỹ đang diễn tập quá trình tiếp cận và giải cứu thương binh. Nguồn ảnh: Sina.
Những hình nộm với trọng lượng bằng người thật được sử dụng để những người lính mới này làm quen với việc giải cứu. Thậm chí, máu giả và cả diễn viên đóng vai thương binh cũng được sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.
Thông thường, những thương binh khi bị thương mà vẫn còn tỉnh táo sẽ trong trạng thái kích động rất mạnh, bất hợp tác với lực lượng cứu hộ. Những người lính cứu hộ dạn dày kinh nghiệm sẽ cần phải biết cách để "vỗ về" những tên cao bồi này. Nguồn ảnh: Sina.
Đưa thương binh ra khỏi vùng chiến sự càng nhanh càng tốt nhưng phải đảm bảo quá trình sơ cứu diễn ra chuẩn xác. Nguồn ảnh: Sina.
Mọi loại thuốc mà lực lượng cứu hộ cho người thương binh sử dụng trên chiến trường cũng như các chuẩn đoán ban đầu đều phải được ghi chép lại để bác sĩ tiếp nhận tại bệnh viện sau này có phương án xử lý tiếp thích hợp hơn. Nguồn ảnh: Sina.
Nhiều trường hợp, khu vực người lính bị thương không thể hạ cánh và những người lính cứu hộ này phải di chuyển nhiều kilomets để có thể đưa được thương binh tới bãi hạ trực thăng. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ khi trực thăng ra đời tới nay, người ta ước tính đã có hàng chục nghìn sinh mạng được cứu sống trên chiến trường bằng sự tiếp cận của trực thăng đúng lúc, kịp thời. Nguồn ảnh: Sina.
Tuy nhiên, cũng có không ít kíp lái cứu hộ phải bỏ mạng trên chiến trường do họ quá liều lĩnh tiếp cận vào vùng chiến sự để cố gắng đưa thương binh quay trở về. Nguồn ảnh: Sina.
Trong quân đội Mỹ, Thuỷ quân Lục chiến thường gọi những người lính cứu hộ này là Thiên Thần - một cái tên đúng với nhiệm vụ mà họ phải thực hiện. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Một nhiệm vụ giải cứu đường không của Không quân Mỹ diễn ra trên chiến trường.