Tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 20 người thiệt mạng sau vụ vỡ đập thủy điện tại Lào, trong khi đó vẫn còn hàng trăm người khác mất tích và có thể đã thiệt mạng vì lũ do vỡ đập gây ra. Nhiều vùng ở tỉnh Attapeu vẫn bị chia cắt do nước lũ đổ về sau khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy vỡ đêm 23/7 khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: DTNext.in.Tờ Vientiane Times, dẫn lời một chủ tịch huyện ở Attapeu cho biết, hiện vẫn còn hơn 3.000 người dân cần được sơ tán khỏi các vùng bị ngập và 2.851 người đã được di chuyển đến nơi an toàn. Tuy nhiên, việc tiếp cận các vùng bị ngập hiện gặp rất nhiều khó khăn khi các phương tiện của lực lượng cứu hộ không thể tiến sâu hơn vào trong vùng "rốn lũ". Mọi hy vọng của người dân hiện tại đều đặt lên vai các phi công Không quân Lào với những chiếc trực thăng Mi-17V5. Nguồn ảnh: Reuters.Theo đó ngay từ khi xảy ra thảm họa, Quân đội Lào đã bắt đầu triển khai các trực thăng vận tải quân sự đa năng Mi-17V5 đến vùng lũ, với nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm cho người dân vùng hứng chịu thảm họa. Mặt khác lực lượng này còn tham gia cả nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và di chuyển người dân khỏi vùng bị ngập. Nguồn ảnh: ABC Laos.Khi mà, các phương tiện cơ giới mặt đất hay tàu, xuồng không thể đi sâu vào trong vùng lũ nhất là ở 5 bản của huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu thì trực thăng là phương tiện duy nhất có thể tiếp cận được các khu vực này một cách an toàn. Nguồn ảnh: ABC Laos.Được biết, hiện tại Không quân Lào có trong biên chế 11 chiếc Mi-17 với nhiều biến thể khác nhau nên công tác cứu hộ hiện tại hết sức khó khăn do số phương tiện có hạn mà quy mô của chiến dịch cứu hộ quá lớn với hàng ngàn người cần được sơ tán cùng một lúc. Nguồn ảnh: Helicopter Datebase.Trong khi đó một chiếc Mi-17 kể cả biến thể Mi-17V5 hiện đại nhất của Không quân Lào một lúc chỉ có thể chở theo tối đa 24 người chưa bao gồm phi hành đoàn, nên nó chỉ có thể đáp ứng một phần nào đó công tác tìm kiếm cứu hộ. Nguồn ảnh: Defence Blog.Hiện tại lực lượng cứu hộ Lào đang tung hết sức để cố gắng di chuyển người dân ra khỏi vùng "rốn lũ" cũng như thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn những người còn đang mất tích mà ở đây vai trò của những chiếc Mi-17 là cực kỳ quan trọng. Nguồn ảnh: Airliners.netCông tác tìm kiếm cứu hộ trên không cũng gặp nhiều khó khăn nếu thời tiết không thuận lợi và chỉ có thể thực hiện vào ban ngày nhằm đảm bảo an toàn cho cả người dân lẫn phương tiện bay. Nguồn ảnh: Defence Blog.Trong ảnh là một chiếc Mi-17-1A của Không quân Lào, bên cửa mở bên phải máy bay chúng ta có thể thấy nó được trang bị tời kéo thích hợp cho nhiệm vụ cứu hộ trên không. Nguồn ảnh: Jetphoto.net.Bên cạnh đó bên dưới mặt đất Quân đội Lào cũng triển khai hàng nghìn binh sĩ, kết hợp với các lực lượng cứu hộ tình nguyện quốc tế thực hiện việc sơ tán và hỗ trợ nhân đạo cho người dân ở huyện Sanamxay đến nơi an toàn. Nguồn ảnh: tech2.org.Mời độc giả xem video: Biển nước ở huyện Sanamxay nhìn từ trực thăng Mi-17V của Không quân Lào. (nguồn CCTV)
Tính tới thời điểm hiện tại đã có hơn 20 người thiệt mạng sau vụ vỡ đập thủy điện tại Lào, trong khi đó vẫn còn hàng trăm người khác mất tích và có thể đã thiệt mạng vì lũ do vỡ đập gây ra. Nhiều vùng ở tỉnh Attapeu vẫn bị chia cắt do nước lũ đổ về sau khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy vỡ đêm 23/7 khiến công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Nguồn ảnh: DTNext.in.
Tờ Vientiane Times, dẫn lời một chủ tịch huyện ở Attapeu cho biết, hiện vẫn còn hơn 3.000 người dân cần được sơ tán khỏi các vùng bị ngập và 2.851 người đã được di chuyển đến nơi an toàn. Tuy nhiên, việc tiếp cận các vùng bị ngập hiện gặp rất nhiều khó khăn khi các phương tiện của lực lượng cứu hộ không thể tiến sâu hơn vào trong vùng "rốn lũ". Mọi hy vọng của người dân hiện tại đều đặt lên vai các phi công Không quân Lào với những chiếc trực thăng Mi-17V5. Nguồn ảnh: Reuters.
Theo đó ngay từ khi xảy ra thảm họa, Quân đội Lào đã bắt đầu triển khai các trực thăng vận tải quân sự đa năng Mi-17V5 đến vùng lũ, với nhiệm vụ vận chuyển nhu yếu phẩm cho người dân vùng hứng chịu thảm họa. Mặt khác lực lượng này còn tham gia cả nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn và di chuyển người dân khỏi vùng bị ngập. Nguồn ảnh: ABC Laos.
Khi mà, các phương tiện cơ giới mặt đất hay tàu, xuồng không thể đi sâu vào trong vùng lũ nhất là ở 5 bản của huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu thì trực thăng là phương tiện duy nhất có thể tiếp cận được các khu vực này một cách an toàn. Nguồn ảnh: ABC Laos.
Được biết, hiện tại Không quân Lào có trong biên chế 11 chiếc Mi-17 với nhiều biến thể khác nhau nên công tác cứu hộ hiện tại hết sức khó khăn do số phương tiện có hạn mà quy mô của chiến dịch cứu hộ quá lớn với hàng ngàn người cần được sơ tán cùng một lúc. Nguồn ảnh: Helicopter Datebase.
Trong khi đó một chiếc Mi-17 kể cả biến thể Mi-17V5 hiện đại nhất của Không quân Lào một lúc chỉ có thể chở theo tối đa 24 người chưa bao gồm phi hành đoàn, nên nó chỉ có thể đáp ứng một phần nào đó công tác tìm kiếm cứu hộ. Nguồn ảnh: Defence Blog.
Hiện tại lực lượng cứu hộ Lào đang tung hết sức để cố gắng di chuyển người dân ra khỏi vùng "rốn lũ" cũng như thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn những người còn đang mất tích mà ở đây vai trò của những chiếc Mi-17 là cực kỳ quan trọng. Nguồn ảnh: Airliners.net
Công tác tìm kiếm cứu hộ trên không cũng gặp nhiều khó khăn nếu thời tiết không thuận lợi và chỉ có thể thực hiện vào ban ngày nhằm đảm bảo an toàn cho cả người dân lẫn phương tiện bay. Nguồn ảnh: Defence Blog.
Trong ảnh là một chiếc Mi-17-1A của Không quân Lào, bên cửa mở bên phải máy bay chúng ta có thể thấy nó được trang bị tời kéo thích hợp cho nhiệm vụ cứu hộ trên không. Nguồn ảnh: Jetphoto.net.
Bên cạnh đó bên dưới mặt đất Quân đội Lào cũng triển khai hàng nghìn binh sĩ, kết hợp với các lực lượng cứu hộ tình nguyện quốc tế thực hiện việc sơ tán và hỗ trợ nhân đạo cho người dân ở huyện Sanamxay đến nơi an toàn. Nguồn ảnh: tech2.org.
Mời độc giả xem video: Biển nước ở huyện Sanamxay nhìn từ trực thăng Mi-17V của Không quân Lào. (nguồn CCTV)