Theo báo Phòng không – Không quân, vào lúc 16 giờ ngày 28/4/1966, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho Trung đoàn 210 vào cấp 1. 14 giờ 23 phút ngày 29-4, các vọng quan sát cùng lúc báo cáo hàng chục máy bay địch đang lởn vởn vòng ngoài. Chỉ 3 phút sau, 2 vọng quan sát phát hiện tốp 80 đang vòng từ hướng Bắc về Đông Bắc. Nguồn ảnh: Báo Tin TứcChỉ huy các trận địa vừa dứt tiếng “Rõ!” thì tốp đầu 2 chiếc F105 lợi dụng điểm mù vượt qua dãy núi Linh Nham, xuống phía Nam, rồi đột ngột bay vòng lên hướng Khu Gang thép, ném bom ga Lưu Xá, ga Lập Tàu, xóm Tiến Thành (xã Quyết Thắng, huyện Đồng Hỷ) và bắn rốc két xuống Nhà máy điện Cao Ngạn. Nguồn ảnh: Thái Ngọc LinhCác trận địa của Trung đoàn 210 đồng loạt nổ súng vào khu vực địch nâng độ cao bổ nhào cắt bom. 8 khẩu pháo cao xạ 100mm của Đại đội 101 tại đồi Tiến Lập, xã Gia Sàng, tập trung hỏa lực bắn chiếc F-105 đi đầu nhưng không hiệu quả. Nguồn ảnh: Báo Tin TứcMáy bay địch ném 4 quả bom vào khu vực trận địa Đại đội 104. Không nao núng tinh thần, đơn vị tiếp tục bắn tập trung vào chiếc thứ 2. Nguồn ảnh: Báo Tin TứcChiếc F-105 trúng đạn bốc cháy dữ dội, lao xuống cánh đồng làng Chùa, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. Lúc đó 15 giờ 22 phút ngày 29-4-1966. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Nguồn ảnh: Báo Pháp luậtChiếc máy bay bị bắn rơi tại chỗ khiến cho quân địch hoảng loạn, tháo chạy khỏi vùng trời Thái Nguyên. Chiến công này của Trung đoàn phòng không 210 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì. Nguồn ảnh: Lương Nghĩa DũngĐược biệt, Trung đoàn phòng không 210 là một trong những đơn vị phòng không đầu tiên của Việt Nam được trang bị pháo phòng không 100mm KS-19 do Liên Xô chế tạo. Đây cũng là khẩu pháo phòng không có cỡ nòng lớn nhất của Việt được Liên Xô chuyển giao cho ta trong kháng chiến chống Mỹ và được sử dụng rất hiệu quả. Pháo phòng không 100mm KS-19 do L.V. Lulyev thiết kế phát triển cuối năm 1945 theo yêu cầu của Hồng quân Liên Xô nhằm chống các máy bay ném bom ở tầm cao 10.000m. Khoảng 10.000 khẩu được sản xuất từ 1947-1957 trang bị cho bộ đội phòng không Liên Xô và khoảng 10 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Massimo Foti.Pháo KS-19 dài 9,45m, rộng 2,35m, cao 2,2m, trọng lượng 9,5 tấn. Và phải cần tới 7 pháo thủ để vận hành khẩu pháo này. Hệ thống pháo được đặt trên xe kéo 4 bánh, khi di chuyển xa người ta phải dùng xe vận tải bánh lốp hoặc xe bánh xích. Nguồn ảnh: Massimo Foti.Pháo 100mm tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn hiệu quả 13.700m và tối đa là 15.000m. Ngoài vai trò phòng không, chức năng thứ hai của KS-19 là tấn công mục tiêu mặt đất. Khi hạ nòng, KS-19 có thể xuyên giáp (xe tăng, xe bọc thép) dày 185mm ở khoảng cách 1.000m. Nguồn ảnh: Bostjan OzboltVới kíp pháo thủ thành thạo, tốc độ bắn của KS-19 có thể đạt tới 14-15 phát/phút. Nguồn ảnh: Bostjan OzboltKhi tác chiến, ngoài phương tiện quan sát quang học, pháo phòng không KS-19 còn được trang bị đài radar bắt mục tiêu SON-9 (cự ly phát hiện 50km, cự ly theo dõi 22km) và máy chỉ huy PUAZO-6/19 để tấn công chính xác hơn. Hệ thống radar SON-9 có thể dùng chung cho pháo 57mm có trong biên chế phòng không Việt Nam. Nguồn ảnh: Bostjan OzboltCận cảnh bộ phận nạp đạn pháo KS-19 100mm, với những viên đạn pháo có trọng lượng lên đến 16kg KS-19 còn được trang bị thêm mang đỡ cho cho phép pháo thủ đưa đạn pháo vào bệ khóa nòng một cách dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: Bostjan OzboltMời độc giả xem video: Kỳ tích bộ đội pháo cao xạ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn Nhân dân)
Theo báo Phòng không – Không quân, vào lúc 16 giờ ngày 28/4/1966, Sở chỉ huy Quân chủng lệnh cho Trung đoàn 210 vào cấp 1. 14 giờ 23 phút ngày 29-4, các vọng quan sát cùng lúc báo cáo hàng chục máy bay địch đang lởn vởn vòng ngoài. Chỉ 3 phút sau, 2 vọng quan sát phát hiện tốp 80 đang vòng từ hướng Bắc về Đông Bắc. Nguồn ảnh: Báo Tin Tức
Chỉ huy các trận địa vừa dứt tiếng “Rõ!” thì tốp đầu 2 chiếc F105 lợi dụng điểm mù vượt qua dãy núi Linh Nham, xuống phía Nam, rồi đột ngột bay vòng lên hướng Khu Gang thép, ném bom ga Lưu Xá, ga Lập Tàu, xóm Tiến Thành (xã Quyết Thắng, huyện Đồng Hỷ) và bắn rốc két xuống Nhà máy điện Cao Ngạn. Nguồn ảnh: Thái Ngọc Linh
Các trận địa của Trung đoàn 210 đồng loạt nổ súng vào khu vực địch nâng độ cao bổ nhào cắt bom. 8 khẩu pháo cao xạ 100mm của Đại đội 101 tại đồi Tiến Lập, xã Gia Sàng, tập trung hỏa lực bắn chiếc F-105 đi đầu nhưng không hiệu quả. Nguồn ảnh: Báo Tin Tức
Máy bay địch ném 4 quả bom vào khu vực trận địa Đại đội 104. Không nao núng tinh thần, đơn vị tiếp tục bắn tập trung vào chiếc thứ 2. Nguồn ảnh: Báo Tin Tức
Chiếc F-105 trúng đạn bốc cháy dữ dội, lao xuống cánh đồng làng Chùa, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. Lúc đó 15 giờ 22 phút ngày 29-4-1966. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 1.000 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Nguồn ảnh: Báo Pháp luật
Chiếc máy bay bị bắn rơi tại chỗ khiến cho quân địch hoảng loạn, tháo chạy khỏi vùng trời Thái Nguyên. Chiến công này của Trung đoàn phòng không 210 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì. Nguồn ảnh: Lương Nghĩa Dũng
Được biệt, Trung đoàn phòng không 210 là một trong những đơn vị phòng không đầu tiên của Việt Nam được trang bị pháo phòng không 100mm KS-19 do Liên Xô chế tạo. Đây cũng là khẩu pháo phòng không có cỡ nòng lớn nhất của Việt được Liên Xô chuyển giao cho ta trong kháng chiến chống Mỹ và được sử dụng rất hiệu quả.
Pháo phòng không 100mm KS-19 do L.V. Lulyev thiết kế phát triển cuối năm 1945 theo yêu cầu của Hồng quân Liên Xô nhằm chống các máy bay ném bom ở tầm cao 10.000m. Khoảng 10.000 khẩu được sản xuất từ 1947-1957 trang bị cho bộ đội phòng không Liên Xô và khoảng 10 quốc gia trên thế giới. Nguồn ảnh: Massimo Foti.
Pháo KS-19 dài 9,45m, rộng 2,35m, cao 2,2m, trọng lượng 9,5 tấn. Và phải cần tới 7 pháo thủ để vận hành khẩu pháo này. Hệ thống pháo được đặt trên xe kéo 4 bánh, khi di chuyển xa người ta phải dùng xe vận tải bánh lốp hoặc xe bánh xích. Nguồn ảnh: Massimo Foti.
Pháo 100mm tiêu diệt mục tiêu trên không ở tầm bắn hiệu quả 13.700m và tối đa là 15.000m. Ngoài vai trò phòng không, chức năng thứ hai của KS-19 là tấn công mục tiêu mặt đất. Khi hạ nòng, KS-19 có thể xuyên giáp (xe tăng, xe bọc thép) dày 185mm ở khoảng cách 1.000m. Nguồn ảnh: Bostjan Ozbolt
Với kíp pháo thủ thành thạo, tốc độ bắn của KS-19 có thể đạt tới 14-15 phát/phút. Nguồn ảnh: Bostjan Ozbolt
Khi tác chiến, ngoài phương tiện quan sát quang học, pháo phòng không KS-19 còn được trang bị đài radar bắt mục tiêu SON-9 (cự ly phát hiện 50km, cự ly theo dõi 22km) và máy chỉ huy PUAZO-6/19 để tấn công chính xác hơn. Hệ thống radar SON-9 có thể dùng chung cho pháo 57mm có trong biên chế phòng không Việt Nam. Nguồn ảnh: Bostjan Ozbolt
Cận cảnh bộ phận nạp đạn pháo KS-19 100mm, với những viên đạn pháo có trọng lượng lên đến 16kg KS-19 còn được trang bị thêm mang đỡ cho cho phép pháo thủ đưa đạn pháo vào bệ khóa nòng một cách dễ dàng hơn. Nguồn ảnh: Bostjan Ozbolt
Mời độc giả xem video: Kỳ tích bộ đội pháo cao xạ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Nguồn Nhân dân)