Một trong hai chiến đấu cơ tệ nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ chính là loại F-102 Delta Dagger. Không quân Mỹ đã từng sở hữu 1000 chiếc chiến đấu cơ loại này và nó được xếp vào loại tiêm kích đánh chặn. Nguồn ảnh: Wiki.Ra đời trong những năm 50 của thế kỷ trước, F-102 có khả năng bay với tốc độ siêu âm, được thiết kế để chiến đấu ở độ cao lớn, đánh chặn và tiêu diệt những máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô. Nguồn ảnh: Aviaton.Tuy nhiên, chưa từng có một cuộc đối đầu nào giữa các máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô và tiên kích đánh chặn F-102 được ghi nhận lại. Chiến trường rộng lớn và bão lửa nhất mà những chiếc F-102 này từng tham chiến lại là ở Việt Nam và Không quân Nhân dân Việt Nam thì lại không có máy bay ném bom chiến lược. Nguồn ảnh: Wiki.Nhiệm vụ của những chiếc F-102 lúc này được chuyển đổi từ việc đánh chặn tầm cao sang hoạt động ở tầm thấp và yểm trợ mặt đất. Nói cách khác, từ việc đánh chặn mục tiêu bay ở cấp chiến lược, F-102 giờ đây lại được nhận nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất ở cấp chiến thuật và nó đã có màn thể hiện quá kém cỏi. Nguồn ảnh: Fred.Do được thiết kế để đánh chặn ở tầm cao, F-102 có khả năng cơ động rất kém ở độ cao thấp, khả năng ném bom của F-102 cũng khá yếu kém và loại máy bay này cũng không phù hợp khi tác chiến ở Việt Nam vì cự ly giao tranh dưới mặt đất rất thấp, dễ đánh nhầm quân mình. Nguồn ảnh: Fuentes.Sau khi bị "đuổi" khỏi Không quân, phần lớn số phận của những chiếc F-102 đã được chấm dứt khi nó được giao cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ và trở thành máy bay... mục tiêu để tập trận với các loại tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Attitude.Dù được xếp hạng là một trong những loại máy bay "cùi" nhất của Không quân Mỹ, tiêm kích đánh chặn F-104 Starfighter cũng đã từng được sản xuất tới 2578 chiếc và phục vụ trong không quân Mỹ kể từ năm 1958. Nguồn ảnh: Jagger.Cũng được thiết kế với nhiệm vụ đánh chặn tầm xa, tuy nhiên F-104 lại có tầm hoạt động rất kém và khả năng mang vũ khí cũng cực kỳ kém cỏi khi nó chỉ mang được tối đa tới 1800 kg vũ khí dù có tới tận 7 giá treo. Nguồn ảnh: Aviation.Tương tự như F-102, F-104 ra đời để đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô ở độ cao lớn nhưng rồi lại thực hiện nhiệm vụ chính là ném bom tấn công mục tiêu mặt đất ở Chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên với khả năng mang vũ khí quá kém và độ cơ động cũng kém tương đương, F-104 đã có màn thể hiện không thể chán hơn khi tham chiến ở Đông Dương. Nguồn ảnh: History.Nhiều trường hợp được cả phía Mỹ và Việt Nam ghi nhận lại, F-104 hiện đại của Mỹ đã bị các chiến đấu cơ thế hệ cũ hơn như MiG-19 bắn hạ khi số lượng của F-104 là đông hơn MiG-19. Chưa kể tới việc, F-104 còn rất hay bị tai nạn trong quá trình cất và hạ cánh do các bộ phận của nó được coi là kém tin cậy. Nguồn ảnh: History.Tình hình tai nạn của F-104 trong Không quân Tây Đức và Không quân Canada thậm chí còn kinh hoàng hơn dù hai lực lượng này không hề tham chiến. Kết quả là những chiếc F-104 đã bị Mỹ cho loại biên vào năm 1969 - chỉ 10 năm sau khi được gia nhập biên chế. Đây là loại máy bay có thời gian phục vụ ngắn nhất trong lịch sử Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: F-104 thể hiện khả năng chiến đấu kém cỏi của mình ở chiến trường Việt Nam.
Một trong hai chiến đấu cơ tệ nhất trong lịch sử Quân đội Mỹ chính là loại F-102 Delta Dagger. Không quân Mỹ đã từng sở hữu 1000 chiếc chiến đấu cơ loại này và nó được xếp vào loại tiêm kích đánh chặn. Nguồn ảnh: Wiki.
Ra đời trong những năm 50 của thế kỷ trước, F-102 có khả năng bay với tốc độ siêu âm, được thiết kế để chiến đấu ở độ cao lớn, đánh chặn và tiêu diệt những máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô. Nguồn ảnh: Aviaton.
Tuy nhiên, chưa từng có một cuộc đối đầu nào giữa các máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô và tiên kích đánh chặn F-102 được ghi nhận lại. Chiến trường rộng lớn và bão lửa nhất mà những chiếc F-102 này từng tham chiến lại là ở Việt Nam và Không quân Nhân dân Việt Nam thì lại không có máy bay ném bom chiến lược. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhiệm vụ của những chiếc F-102 lúc này được chuyển đổi từ việc đánh chặn tầm cao sang hoạt động ở tầm thấp và yểm trợ mặt đất. Nói cách khác, từ việc đánh chặn mục tiêu bay ở cấp chiến lược, F-102 giờ đây lại được nhận nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất ở cấp chiến thuật và nó đã có màn thể hiện quá kém cỏi. Nguồn ảnh: Fred.
Do được thiết kế để đánh chặn ở tầm cao, F-102 có khả năng cơ động rất kém ở độ cao thấp, khả năng ném bom của F-102 cũng khá yếu kém và loại máy bay này cũng không phù hợp khi tác chiến ở Việt Nam vì cự ly giao tranh dưới mặt đất rất thấp, dễ đánh nhầm quân mình. Nguồn ảnh: Fuentes.
Sau khi bị "đuổi" khỏi Không quân, phần lớn số phận của những chiếc F-102 đã được chấm dứt khi nó được giao cho lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ và trở thành máy bay... mục tiêu để tập trận với các loại tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: Attitude.
Dù được xếp hạng là một trong những loại máy bay "cùi" nhất của Không quân Mỹ, tiêm kích đánh chặn F-104 Starfighter cũng đã từng được sản xuất tới 2578 chiếc và phục vụ trong không quân Mỹ kể từ năm 1958. Nguồn ảnh: Jagger.
Cũng được thiết kế với nhiệm vụ đánh chặn tầm xa, tuy nhiên F-104 lại có tầm hoạt động rất kém và khả năng mang vũ khí cũng cực kỳ kém cỏi khi nó chỉ mang được tối đa tới 1800 kg vũ khí dù có tới tận 7 giá treo. Nguồn ảnh: Aviation.
Tương tự như F-102, F-104 ra đời để đánh chặn máy bay ném bom chiến lược của Liên Xô ở độ cao lớn nhưng rồi lại thực hiện nhiệm vụ chính là ném bom tấn công mục tiêu mặt đất ở Chiến trường Việt Nam. Tuy nhiên với khả năng mang vũ khí quá kém và độ cơ động cũng kém tương đương, F-104 đã có màn thể hiện không thể chán hơn khi tham chiến ở Đông Dương. Nguồn ảnh: History.
Nhiều trường hợp được cả phía Mỹ và Việt Nam ghi nhận lại, F-104 hiện đại của Mỹ đã bị các chiến đấu cơ thế hệ cũ hơn như MiG-19 bắn hạ khi số lượng của F-104 là đông hơn MiG-19. Chưa kể tới việc, F-104 còn rất hay bị tai nạn trong quá trình cất và hạ cánh do các bộ phận của nó được coi là kém tin cậy. Nguồn ảnh: History.
Tình hình tai nạn của F-104 trong Không quân Tây Đức và Không quân Canada thậm chí còn kinh hoàng hơn dù hai lực lượng này không hề tham chiến. Kết quả là những chiếc F-104 đã bị Mỹ cho loại biên vào năm 1969 - chỉ 10 năm sau khi được gia nhập biên chế. Đây là loại máy bay có thời gian phục vụ ngắn nhất trong lịch sử Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: F-104 thể hiện khả năng chiến đấu kém cỏi của mình ở chiến trường Việt Nam.