Trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Việt Nam, dù đã có loại trực thăng tấn công AH-1G Cobra làm nhiệm vụ yểm trợ lực lượng mặt đất trong giao tranh, quân đội Mỹ vẫn yêu cầu một loại trực thăng có hỏa lực mạnh và tốc độ cao hơn nữa để hỗ trợ nhanh nhất có thể cho binh lính khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Wiki.Yêu cầu về hỏa lực mạnh và tốc độ cao đã dẫn tới sự ra đời của loại trực thăng mang tên Lockhead AH-56 Cheyenne. Trực thăng tấn công AH-56 của Mỹ về cơ bản là loại trực thăng thông thường được gắn thêm cánh quạt thứ ba ở phía đuôi để tăng tốc độ khi bay. Nguồn ảnh: Wiki.Nguyên mẫu đầu tiên của loại trực thăng này được ra đời từ năm 1966 và tới ngày 21/9/1967, chiếc AH-56 đầu tiên đã có chuyến bay thử thành công. Mặc dù vậy, loại trực thăng này chưa từng được xuất hiện trên chiến trường Việt Nam cũng như được biên chế cho Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Lý do rất đơn giản, vào thời gian cuộc Chiến tranh Việt Nam leo thang căng thẳng nhất là năm 1968 và 1969, trực thăng chiến đấu AH-56 Cheyenne lại vẫn chỉ trong thời gian được phát triển, phải mãi tới những năm 1970, 1971 nó mới được hoàn thiện hoàn toàn nhưng khi đó, Chiến tranh Việt Nam đã có dấu hiệu hạ nhiệt trên nhiều chiến trường trọng điểm - ít nhất là với suy nghĩ của người Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.Đầu những năm 1970, khi Mỹ bắt đầu quá trình rút bớt quân Mỹ ra khỏi Chiến trường Việt Nam, tất nhiên họ sẽ không tốn thêm tiền bạc để nghiên cứu một loại trực thăng chiến đấu để phục vụ cho chiến trường này. Kéo theo đó là nhiều dự án vũ khí khác được phát triển riêng cho Chiến trường Việt Nam bị đình chỉ, trong đấy có AH-56. Nguồn ảnh: Wiki.Tới khi bị đình chỉ và hủy dự án, tổng cộng 10 nguyên mẫu trực thăng AH-56 dã được sản xuất ra và đều cho hiệu suất chiến đấu khá cao. Tuy vậy, do AH-1G Cobra đã chứng tỏ rất tốt khả năng của mình trong những năm 1960, Quân đội Mỹ đã quyết định tập trung tiền bạc vào việc mua mới những chiếc trực thăng AH-1G Cobra thay cho việc phát triển một mẫu trực thăng tương đương, chỉ vượt trội hơn chút xíu về tốc độ. Nguồn ảnh: Wiki.Giống nhiều loại trực thăng chiến đấu cùng thời, AH-56 có phi hành đoàn bao gồm hai người trong đó có một phi công chính và một điều khiển vũ khí. Chiều dài của chiếc trực thăng này là 16,66 mét, đường kính cánh quạt chính là 15,62 mét và có chiều cao 4,18 mét. Trọng lượng rỗng của AH-56 vào khoảng 5,5 tấn. Nguồn ảnh: Cobra.Được trang bị 1 động cơ GE T64-GE-16 công suất 4000 mã lực, loại trực thăng này có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 11,7 tấn. Hệ thống cánh quạt của trực thăng bao gồm một cánh quạt chính bao gồm 4 lá, một cánh quạt đuôi cũng có 4 lá và một cánh quạt đẩy sau đuôi có thiết kế với ba lá. Nguồn ảnh: Tst.Trong khi hai hệ thống cánh quạt chính và cánh đuôi có tác dụng thông thường như trên các loại trực thăng bình thường thì cánh quạt đẩy với ba lá lại có tác dụng tăng tốc cho trực thăng AH-56 khiến nó có tốc độ vượt trội hơn so với các loại trực thăng cùng thời. Nguồn ảnh: Aviation.Cụ thể, tốc độ của AH-56 có thể lên tới 400 km/h, là tốc độ nhanh bậc nhất với các loại trực thăng thời bấy giờ và kể cả hiện nay. Tốc độ hành trình của loại trực thăng này cũng lên tới 360 km/h và nó có tầm bay tối đa lên tới 2000 km và trần bay cao tới 6000 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.Vũ trang của AH-56 bao gồm 1 pháo 40mm phóng lựu M129 ở trước mũi hoặc một khẩu súng máy 7,62x51mm loại XM196 minigun. Kèm theo đó là một pháo XM140 loại 30mm. Nguồn ảnh: Pinterest.Loại trực thăng này có tổng cộng 6 giá treo với khả năng mang theo được các loại pháo phản lực 70mm FFA hoặc thậm chí là tên lửa BGM-71 TOW để làm nhiệm vụ chống tăng. Nguồn ảnh: Military. Mời độc giả xem Video: Sức mạnh thể hiện qua tốc độ kinh hoàng của trực thăng AH-56.
Trong thời kỳ diễn ra Chiến tranh Việt Nam, dù đã có loại trực thăng tấn công AH-1G Cobra làm nhiệm vụ yểm trợ lực lượng mặt đất trong giao tranh, quân đội Mỹ vẫn yêu cầu một loại trực thăng có hỏa lực mạnh và tốc độ cao hơn nữa để hỗ trợ nhanh nhất có thể cho binh lính khi chiến đấu. Nguồn ảnh: Wiki.
Yêu cầu về hỏa lực mạnh và tốc độ cao đã dẫn tới sự ra đời của loại trực thăng mang tên Lockhead AH-56 Cheyenne. Trực thăng tấn công AH-56 của Mỹ về cơ bản là loại trực thăng thông thường được gắn thêm cánh quạt thứ ba ở phía đuôi để tăng tốc độ khi bay. Nguồn ảnh: Wiki.
Nguyên mẫu đầu tiên của loại trực thăng này được ra đời từ năm 1966 và tới ngày 21/9/1967, chiếc AH-56 đầu tiên đã có chuyến bay thử thành công. Mặc dù vậy, loại trực thăng này chưa từng được xuất hiện trên chiến trường Việt Nam cũng như được biên chế cho Quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Lý do rất đơn giản, vào thời gian cuộc Chiến tranh Việt Nam leo thang căng thẳng nhất là năm 1968 và 1969, trực thăng chiến đấu AH-56 Cheyenne lại vẫn chỉ trong thời gian được phát triển, phải mãi tới những năm 1970, 1971 nó mới được hoàn thiện hoàn toàn nhưng khi đó, Chiến tranh Việt Nam đã có dấu hiệu hạ nhiệt trên nhiều chiến trường trọng điểm - ít nhất là với suy nghĩ của người Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.
Đầu những năm 1970, khi Mỹ bắt đầu quá trình rút bớt quân Mỹ ra khỏi Chiến trường Việt Nam, tất nhiên họ sẽ không tốn thêm tiền bạc để nghiên cứu một loại trực thăng chiến đấu để phục vụ cho chiến trường này. Kéo theo đó là nhiều dự án vũ khí khác được phát triển riêng cho Chiến trường Việt Nam bị đình chỉ, trong đấy có AH-56. Nguồn ảnh: Wiki.
Tới khi bị đình chỉ và hủy dự án, tổng cộng 10 nguyên mẫu trực thăng AH-56 dã được sản xuất ra và đều cho hiệu suất chiến đấu khá cao. Tuy vậy, do AH-1G Cobra đã chứng tỏ rất tốt khả năng của mình trong những năm 1960, Quân đội Mỹ đã quyết định tập trung tiền bạc vào việc mua mới những chiếc trực thăng AH-1G Cobra thay cho việc phát triển một mẫu trực thăng tương đương, chỉ vượt trội hơn chút xíu về tốc độ. Nguồn ảnh: Wiki.
Giống nhiều loại trực thăng chiến đấu cùng thời, AH-56 có phi hành đoàn bao gồm hai người trong đó có một phi công chính và một điều khiển vũ khí. Chiều dài của chiếc trực thăng này là 16,66 mét, đường kính cánh quạt chính là 15,62 mét và có chiều cao 4,18 mét. Trọng lượng rỗng của AH-56 vào khoảng 5,5 tấn. Nguồn ảnh: Cobra.
Được trang bị 1 động cơ GE T64-GE-16 công suất 4000 mã lực, loại trực thăng này có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 11,7 tấn. Hệ thống cánh quạt của trực thăng bao gồm một cánh quạt chính bao gồm 4 lá, một cánh quạt đuôi cũng có 4 lá và một cánh quạt đẩy sau đuôi có thiết kế với ba lá. Nguồn ảnh: Tst.
Trong khi hai hệ thống cánh quạt chính và cánh đuôi có tác dụng thông thường như trên các loại trực thăng bình thường thì cánh quạt đẩy với ba lá lại có tác dụng tăng tốc cho trực thăng AH-56 khiến nó có tốc độ vượt trội hơn so với các loại trực thăng cùng thời. Nguồn ảnh: Aviation.
Cụ thể, tốc độ của AH-56 có thể lên tới 400 km/h, là tốc độ nhanh bậc nhất với các loại trực thăng thời bấy giờ và kể cả hiện nay. Tốc độ hành trình của loại trực thăng này cũng lên tới 360 km/h và nó có tầm bay tối đa lên tới 2000 km và trần bay cao tới 6000 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vũ trang của AH-56 bao gồm 1 pháo 40mm phóng lựu M129 ở trước mũi hoặc một khẩu súng máy 7,62x51mm loại XM196 minigun. Kèm theo đó là một pháo XM140 loại 30mm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại trực thăng này có tổng cộng 6 giá treo với khả năng mang theo được các loại pháo phản lực 70mm FFA hoặc thậm chí là tên lửa BGM-71 TOW để làm nhiệm vụ chống tăng. Nguồn ảnh: Military.
Mời độc giả xem Video: Sức mạnh thể hiện qua tốc độ kinh hoàng của trực thăng AH-56.