Tối 27/3/1999, máy bay tàng hình F-117A Nighthawk mang mật danh Vega 31 được điều khiển bởi trung tá Patrick Zelko đi vào lịch sử khi trở thành máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ bị bắn hạ trong chiến đấu.Rơi vào trận địa "phục kích" của phòng không Nam Tư, chiếc máy bay F-117A bị bắn cháy, trung tá Zelko phải phóng dù thoát hiểm và được giải cứu sau 8 tiếng.Chiến thuật đón lõng và tin tình báo chính xác giúp tổ hợp S-125 lạc hậu bắn trúng phi cơ tàng hình F-117A hiện đại nhất của Mỹ khi đó.Quân đội Nam Tư khi đó biên chế nhiều đơn vị tên lửa phòng không S-75 Dvina và S-125 Pechora được sản xuất từ thập niên 1960, cùng một số tổ hợp 2K12 Kub mới hơn và tiêm kích hạng nhẹ MiG-29. Đây được coi là mối đe dọa mức trung bình với máy bay phương Tây, buộc không quân các nước NATO phải hoạt động ở độ cao lớn và có máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler hộ tống.Ngay sau khi cắt bom, trung tá Zelko đột nhiên phát hiện hai chấm sáng vọt lên từ đám mây bên dưới và lao thẳng đến chiếc F-117A. Quả đạn đầu tiên sượt qua Vega-31 nhưng không phát nổ, chỉ làm máy bay rung lắc dữ dội. Tuy nhiên, tên lửa thứ hai tiếp cận đủ gần để kích hoạt ngòi nổ cận đích, đầu đạn 78 kg phát nổ và găm hàng nghìn mảnh vào chiếc F-117A.Vụ nổ lớn đến mức các phi công trên chiếc máy bay tiếp dầu KC-135 của NATO hoạt động ở cách đó hàng chục km có thể nhìn thấy rõ.Nhiều tin đồn cho rằng đây không phải chiếc F-117A duy nhất trúng đạn phòng không Nam Tư, nhưng thông tin này chỉ được xác nhận gần đây bởi trung tá Charlie Hainline, một trong các phi công F-117A tham gia chiến dịch không kích Nam Tư dài 78 ngày đêm đầu năm 1999.Vào thời điểm đó, trung tá Hainline được biên chế cho Phi đoàn tiêm kích số 9 đóng quân tại căn cứ Spangdahlem ở Đức. Các nhiệm vụ của đơn vị này thường kéo dài đến 6 tiếng và tiêu tốn nhiều sức lực.F-117A mất hai giờ để bay từ Spangdahlem đến máy bay tiếp dầu trên không phận Hungary, xâm nhập vùng trời Nam Tư và thả bom với tổng thời gian 30-45 phút, sau đó quay lại tiếp dầu để trở về căn cứ.Mỗi chiếc F-117A Nighthawk chỉ mang được hai quả bom dẫn đường laser ở trong thân và thường dùng chúng để công kích một mục tiêu. Trong các chiến dịch của Mỹ và NATO, những mục tiêu được nhắm tới gồm cơ sở thông tin liên lạc, bao gồm cả đài vô tuyến, cũng như cầu, nhà máy, công trình có mục tiêu giá trị cao và cơ sở dầu khí.Trung tá Hainline chứng kiến nhiệm vụ của hai chiếc F-117A có đường bay song song, nhằm vào hai mục tiêu riêng lẻ ở cách nhau 15 km. Ông không tiết lộ thời điểm, nhưng nó diễn ra sau vụ bắn hạ chiếc Vega 31. Một số tin đồn chưa kiểm chứng cho rằng sự kiện được Hainline mô tả diễn ra đêm 30/4/1999."Đêm đó phòng không Nam Tư chủ yếu khai hỏa pháo cao xạ, cùng một số tên lửa", Hainline nhớ lại, thêm rằng nhiều loại tên lửa được triển khai, bao gồm hệ thống S-125 từng bắn hạ chiếc F-117A trước đó mang mật danh Vega 31.Máy bay F-117A luôn làm nhiệm vụ với sự hỗ trợ của phi cơ tác chiến điện tử như EF-111 Raven và EA-6B Prowlers.Những chiếc F-117A Nighthawk không có hệ thống phòng vệ nào ngoài khả năng tàng hình trước radar, phi công cũng không nắm bắt được mối đe dọa vì thiếu hệ thống cảnh báo chiếu xạ radar. Ngay cả khả năng bắt liên lạc vô tuyến cũng bị suy giảm vì ăng ten phải thu vào trong thân để tăng tính tàng hình.Vụ bắn rơi Vega 31 là lần duy nhất NATO thừa nhận những chiếc EA-6B không thể xuất phát làm nhiệm vụ do thời tiết xấu, không rõ tình trạng tương tự có xảy ra với sự kiện do trung tá Hainline mô tả hay không.Vào đêm đó, các biên đội tiêm kích F-16CJ chịu trách nhiệm phát hiện và chế áp phòng không Nam Tư, dựa vào hệ thống cảnh báo và tên lửa diệt radar AGM-88 HARM. Một phi công F-16CJ cảnh báo tên lửa phòng không khai hỏa chỉ 30-40 giây trước khi trung tá Hainline công kích mục tiêu ở phía tây thủ đô Belgrade."Tôi nhìn về Belgrade ở phía bên phải và thấy một quả tên lửa khổng lồ đang lao lên, giống như vụ phóng tên lửa Saturn V đưa người lên Mặt Trăng. Tôi biết đồng đội mình đang ở gần đó. Sau đó tôi lại thấy một quả đạn nữa. Quầng sáng lớn có thể phát hiện từ rất xa, bạn có thể thấy nhiều chi tiết như cột khói trước khi một quả cầu lửa khổng lồ lao thẳng về phía mình", ông Hainline nói.Phi công F-117A được huấn luyện rằng phải duy trì hệ thống lái tự động trong trường hợp này, do việc lượn hoặc nghiêng máy bay có thể làm tăng diện tích phản xạ radar và khiến tên lửa dễ bám mục tiêu hơn."Trong lúc tôi bay về phía mục tiêu, một quả đạn phát nổ trong khi tên lửa còn lại tiếp tục lao thẳng lên trời. Tôi không biết liệu chúng có bắn trúng đồng đội mình không", trung tá Hainline nhớ lại, thêm rằng ông tiếp tục bay và ném bom phá hủy được mục tiêu của mình.Trung tá Hainline rời không phận Nam Tư để hội quân với máy bay tiếp dầu, nhưng chiếc F-117A còn lại không xuất hiện theo kế hoạch.Ông Hainline và chiếc KC-135 lượn trên không trong thời gian dài, ông cũng phải thuyết phục tổ bay tiếp dầu duy trì vị trí thay vì quay lại căn cứ, buộc cả hai phi cơ tiết kiệm nhiên liệu hết mức.Tổ bay KC-135 sau đó phát hiện một chiếc F-117A tiến lại gần trong bóng đêm mà không có đèn nhận diện. "Nó trong tình trạng khá tệ", ông nói.Phi cơ nhanh chóng mất độ cao ngay khi vừa tiếp dầu, khiến Hainline và tổ lái KC-135 ngỡ ngàng. Ông yêu cầu tổ bay thả cánh tà để giảm tốc độ, cho phép chiếc Nighthawk còn lại tiếp cận. Nó nạp đủ thùng dầu sau đó và biên đội F-117A bắt đầu trở về căn cứ."Nó lại biến mất một lần nữa trên đường về Đức, nhưng cả hai máy bay F-117A đều hạ cánh an toàn xuống Spangdahlem", trung tá Hainline cho hay. Ông được trao huân chương không quân nhờ nỗ lực bảo đảm đồng đội trở về căn cứ an toàn.Trung tá Hainline cũng nhấn mạnh rằng lưới phòng không luôn là lo ngại thực sự với F-117A trong mọi tình huống chiến đấu.Các chuyến bay luôn được chuẩn bị kỹ nhằm tránh tầm hoạt động của những hệ thống phòng không như S-300, trong khi các tổ hợp S-75 và S-125 lạc hậu cũng được coi là mối đe dọa nghiêm trọng. "F-117A có độ phản xạ radar thấp, nhưng không phải máy bay vô hình", ông Hainline thừa nhận.Lockheed F-117A "Chim ưng đêm" là chiếc máy bay được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình đầu tiên trên thế giới. Kể từ khi ra đời, máy bay tàng hình F-117A trở thành nỗi khiếp sợ cho hệ thống phòng không đối phương.Ngay cả Nga và Trung Quốc cũng khá bất ngờ về sự xuất hiện của loại chiến đấu cơ này.F-117A được thiết kế cho những nhiệm vụ đặc biệt trong giai đoạn đầu chiến tranh như: bắn phá các mục tiêu sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trận địa phòng không, kho tàng vũ khí đặc biệt, sân bay, các cơ quan đầu não của đối phương.Chiến đấu cơ F-117A ra đời năm 1981 tạo ra cuộc cách mạng chế tạo máy bay, mở ra kỷ nguyên tàng hình của chiến đấu cơ trên khắp thế giới. Với thiết kế khí động học “quái dị” với các mặt cắt kim cương nhằm làm tán xạ sóng radar, F-117A khó bị phát hiện hơn bằng các biện pháp trinh sát điện từ.F-117A tham chiến lần đầu trong cuộc chiến ở Panama năm 1989. Trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, chiến đấu cơ tàng hình này đã thực hiện khoảng 1.300 phi vụ không kích. F-117A tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong của mình trong Chiến tranh Kosovo năm 1999 và Chiến dịch tự do bền vững 2003.Tháng 10-2006, không quân Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ máy bay này, tuy nhiên gần đây những hình ảnh chụp tại một căn cứ quân sự cho thấy sự xuất hiện trở lại của loại máy bay từng một thời "làm mưa làm gió" này.Tuy vậy, các hình ảnh mới nhất tiếp tục cho thấy tiêm kích tàng hình F-117A Nighthawk đã được phát hiện đang "lang thang" trên bầu trời tại khu vực bí mật Tonopah, Nevada, Mỹ. Giới phân tích cho rằng, Mỹ đang bí mật gọi tái ngũ loại máy bay này và nâng cấp chúng cho các hoạt động bí mật mới.
Tối 27/3/1999, máy bay tàng hình F-117A Nighthawk mang mật danh Vega 31 được điều khiển bởi trung tá Patrick Zelko đi vào lịch sử khi trở thành máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ bị bắn hạ trong chiến đấu.
Rơi vào trận địa "phục kích" của phòng không Nam Tư, chiếc máy bay F-117A bị bắn cháy, trung tá Zelko phải phóng dù thoát hiểm và được giải cứu sau 8 tiếng.
Chiến thuật đón lõng và tin tình báo chính xác giúp tổ hợp S-125 lạc hậu bắn trúng phi cơ tàng hình F-117A hiện đại nhất của Mỹ khi đó.
Quân đội Nam Tư khi đó biên chế nhiều đơn vị tên lửa phòng không S-75 Dvina và S-125 Pechora được sản xuất từ thập niên 1960, cùng một số tổ hợp 2K12 Kub mới hơn và tiêm kích hạng nhẹ MiG-29. Đây được coi là mối đe dọa mức trung bình với máy bay phương Tây, buộc không quân các nước NATO phải hoạt động ở độ cao lớn và có máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler hộ tống.
Ngay sau khi cắt bom, trung tá Zelko đột nhiên phát hiện hai chấm sáng vọt lên từ đám mây bên dưới và lao thẳng đến chiếc F-117A. Quả đạn đầu tiên sượt qua Vega-31 nhưng không phát nổ, chỉ làm máy bay rung lắc dữ dội. Tuy nhiên, tên lửa thứ hai tiếp cận đủ gần để kích hoạt ngòi nổ cận đích, đầu đạn 78 kg phát nổ và găm hàng nghìn mảnh vào chiếc F-117A.
Vụ nổ lớn đến mức các phi công trên chiếc máy bay tiếp dầu KC-135 của NATO hoạt động ở cách đó hàng chục km có thể nhìn thấy rõ.
Nhiều tin đồn cho rằng đây không phải chiếc F-117A duy nhất trúng đạn phòng không Nam Tư, nhưng thông tin này chỉ được xác nhận gần đây bởi trung tá Charlie Hainline, một trong các phi công F-117A tham gia chiến dịch không kích Nam Tư dài 78 ngày đêm đầu năm 1999.
Vào thời điểm đó, trung tá Hainline được biên chế cho Phi đoàn tiêm kích số 9 đóng quân tại căn cứ Spangdahlem ở Đức. Các nhiệm vụ của đơn vị này thường kéo dài đến 6 tiếng và tiêu tốn nhiều sức lực.
F-117A mất hai giờ để bay từ Spangdahlem đến máy bay tiếp dầu trên không phận Hungary, xâm nhập vùng trời Nam Tư và thả bom với tổng thời gian 30-45 phút, sau đó quay lại tiếp dầu để trở về căn cứ.
Mỗi chiếc F-117A Nighthawk chỉ mang được hai quả bom dẫn đường laser ở trong thân và thường dùng chúng để công kích một mục tiêu. Trong các chiến dịch của Mỹ và NATO, những mục tiêu được nhắm tới gồm cơ sở thông tin liên lạc, bao gồm cả đài vô tuyến, cũng như cầu, nhà máy, công trình có mục tiêu giá trị cao và cơ sở dầu khí.
Trung tá Hainline chứng kiến nhiệm vụ của hai chiếc F-117A có đường bay song song, nhằm vào hai mục tiêu riêng lẻ ở cách nhau 15 km. Ông không tiết lộ thời điểm, nhưng nó diễn ra sau vụ bắn hạ chiếc Vega 31. Một số tin đồn chưa kiểm chứng cho rằng sự kiện được Hainline mô tả diễn ra đêm 30/4/1999.
"Đêm đó phòng không Nam Tư chủ yếu khai hỏa pháo cao xạ, cùng một số tên lửa", Hainline nhớ lại, thêm rằng nhiều loại tên lửa được triển khai, bao gồm hệ thống S-125 từng bắn hạ chiếc F-117A trước đó mang mật danh Vega 31.
Máy bay F-117A luôn làm nhiệm vụ với sự hỗ trợ của phi cơ tác chiến điện tử như EF-111 Raven và EA-6B Prowlers.
Những chiếc F-117A Nighthawk không có hệ thống phòng vệ nào ngoài khả năng tàng hình trước radar, phi công cũng không nắm bắt được mối đe dọa vì thiếu hệ thống cảnh báo chiếu xạ radar. Ngay cả khả năng bắt liên lạc vô tuyến cũng bị suy giảm vì ăng ten phải thu vào trong thân để tăng tính tàng hình.
Vụ bắn rơi Vega 31 là lần duy nhất NATO thừa nhận những chiếc EA-6B không thể xuất phát làm nhiệm vụ do thời tiết xấu, không rõ tình trạng tương tự có xảy ra với sự kiện do trung tá Hainline mô tả hay không.
Vào đêm đó, các biên đội tiêm kích F-16CJ chịu trách nhiệm phát hiện và chế áp phòng không Nam Tư, dựa vào hệ thống cảnh báo và tên lửa diệt radar AGM-88 HARM. Một phi công F-16CJ cảnh báo tên lửa phòng không khai hỏa chỉ 30-40 giây trước khi trung tá Hainline công kích mục tiêu ở phía tây thủ đô Belgrade.
"Tôi nhìn về Belgrade ở phía bên phải và thấy một quả tên lửa khổng lồ đang lao lên, giống như vụ phóng tên lửa Saturn V đưa người lên Mặt Trăng. Tôi biết đồng đội mình đang ở gần đó. Sau đó tôi lại thấy một quả đạn nữa. Quầng sáng lớn có thể phát hiện từ rất xa, bạn có thể thấy nhiều chi tiết như cột khói trước khi một quả cầu lửa khổng lồ lao thẳng về phía mình", ông Hainline nói.
Phi công F-117A được huấn luyện rằng phải duy trì hệ thống lái tự động trong trường hợp này, do việc lượn hoặc nghiêng máy bay có thể làm tăng diện tích phản xạ radar và khiến tên lửa dễ bám mục tiêu hơn.
"Trong lúc tôi bay về phía mục tiêu, một quả đạn phát nổ trong khi tên lửa còn lại tiếp tục lao thẳng lên trời. Tôi không biết liệu chúng có bắn trúng đồng đội mình không", trung tá Hainline nhớ lại, thêm rằng ông tiếp tục bay và ném bom phá hủy được mục tiêu của mình.
Trung tá Hainline rời không phận Nam Tư để hội quân với máy bay tiếp dầu, nhưng chiếc F-117A còn lại không xuất hiện theo kế hoạch.
Ông Hainline và chiếc KC-135 lượn trên không trong thời gian dài, ông cũng phải thuyết phục tổ bay tiếp dầu duy trì vị trí thay vì quay lại căn cứ, buộc cả hai phi cơ tiết kiệm nhiên liệu hết mức.
Tổ bay KC-135 sau đó phát hiện một chiếc F-117A tiến lại gần trong bóng đêm mà không có đèn nhận diện. "Nó trong tình trạng khá tệ", ông nói.
Phi cơ nhanh chóng mất độ cao ngay khi vừa tiếp dầu, khiến Hainline và tổ lái KC-135 ngỡ ngàng. Ông yêu cầu tổ bay thả cánh tà để giảm tốc độ, cho phép chiếc Nighthawk còn lại tiếp cận. Nó nạp đủ thùng dầu sau đó và biên đội F-117A bắt đầu trở về căn cứ.
"Nó lại biến mất một lần nữa trên đường về Đức, nhưng cả hai máy bay F-117A đều hạ cánh an toàn xuống Spangdahlem", trung tá Hainline cho hay. Ông được trao huân chương không quân nhờ nỗ lực bảo đảm đồng đội trở về căn cứ an toàn.
Trung tá Hainline cũng nhấn mạnh rằng lưới phòng không luôn là lo ngại thực sự với F-117A trong mọi tình huống chiến đấu.
Các chuyến bay luôn được chuẩn bị kỹ nhằm tránh tầm hoạt động của những hệ thống phòng không như S-300, trong khi các tổ hợp S-75 và S-125 lạc hậu cũng được coi là mối đe dọa nghiêm trọng. "F-117A có độ phản xạ radar thấp, nhưng không phải máy bay vô hình", ông Hainline thừa nhận.
Lockheed F-117A "Chim ưng đêm" là chiếc máy bay được thiết kế hoàn toàn theo công nghệ tàng hình đầu tiên trên thế giới. Kể từ khi ra đời, máy bay tàng hình F-117A trở thành nỗi khiếp sợ cho hệ thống phòng không đối phương.
Ngay cả Nga và Trung Quốc cũng khá bất ngờ về sự xuất hiện của loại chiến đấu cơ này.
F-117A được thiết kế cho những nhiệm vụ đặc biệt trong giai đoạn đầu chiến tranh như: bắn phá các mục tiêu sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trận địa phòng không, kho tàng vũ khí đặc biệt, sân bay, các cơ quan đầu não của đối phương.
Chiến đấu cơ F-117A ra đời năm 1981 tạo ra cuộc cách mạng chế tạo máy bay, mở ra kỷ nguyên tàng hình của chiến đấu cơ trên khắp thế giới. Với thiết kế khí động học “quái dị” với các mặt cắt kim cương nhằm làm tán xạ sóng radar, F-117A khó bị phát hiện hơn bằng các biện pháp trinh sát điện từ.
F-117A tham chiến lần đầu trong cuộc chiến ở Panama năm 1989. Trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, chiến đấu cơ tàng hình này đã thực hiện khoảng 1.300 phi vụ không kích. F-117A tiếp tục thể hiện vai trò tiên phong của mình trong Chiến tranh Kosovo năm 1999 và Chiến dịch tự do bền vững 2003.
Tháng 10-2006, không quân Mỹ đã cho nghỉ hưu toàn bộ máy bay này, tuy nhiên gần đây những hình ảnh chụp tại một căn cứ quân sự cho thấy sự xuất hiện trở lại của loại máy bay từng một thời "làm mưa làm gió" này.
Tuy vậy, các hình ảnh mới nhất tiếp tục cho thấy tiêm kích tàng hình F-117A Nighthawk đã được phát hiện đang "lang thang" trên bầu trời tại khu vực bí mật Tonopah, Nevada, Mỹ. Giới phân tích cho rằng, Mỹ đang bí mật gọi tái ngũ loại máy bay này và nâng cấp chúng cho các hoạt động bí mật mới.