Mặc dù Hồng quân Liên Xô có giúp đỡ Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư đẩy lùi được phe phát xít ra khỏi quốc gia này, tuy nhiên ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Nam Tư một lần nữa rơi vào khủng hoảng khi Hồng quân Liên Xô rút về nước. Nguổn ảnh: Flickr.Do người dân không đồng ý với sự cai trị của vua Nam Tư trước đây nên quốc gia này chuyển sang thể chế cộng hoà liên bang ngay sau đó. Năm 1946, hiến pháp mới đã khai sinh ra Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Nguổn ảnh: Flickr.Cộng hoà Liên Bang này có tổng cộng sáu nước Cộng hoà với nhiều sắc tộc khác nhau bao gồm Bosna và Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia. Nguổn ảnh: Flickr.Giống với Vương quốc Nam Tư trước đây, nước Nam Tư xã hội chủ nghĩa sau này cũng duy trì một lực lượng quân đội cực kỳ hùng hậu với quân số lớn và trang thiết bị cực kỳ hiện đại, chỉnh chu do Liên Xô viện trợ. Nguổn ảnh: Flickr.Nếu tính vào thời điểm năm 1946 khi Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư ra đời, Quân đội Nhân dân Nam Tư được xem là mạnh thứ ba tại châu Âu, chỉ sau Anh và Liên Xô - hai quốc gia châu Âu "cầm trịch" cuộc chiến tranh Thế giới. Nguổn ảnh: Flickr.Trong khoảng 20 năm sau đó, quân đội Nam Tư đã phát triển cực mạnh, đặc biệt là về khoa học kỹ thuật. Thậm chí vào cuối thập niên 80, nhiều tài liệu còn khẳng định rằng Nam Tư đã suýt tiếp cận được công nghệ chế tạo hạt nhân để làm vũ khí. Nguổn ảnh: Flickr.Tới thập niên 70, hầu hết các lực lượng không quân, hải quân và lục quân của Nam Tư đều tự sản xuất được trang thiết bị cho binh lính ở trong nước. Các sản phẩm quốc phòng của Nam Tư thậm chí còn được xuất khẩu cho Iraq, Myanmar và nhiều quốc gia khác. Nguổn ảnh: Flickr.Mặc dù là một quốc gia XHCN, Nam Tư vẫn sẵn sàng bán vũ khí cho mọi quốc gia và tổ chức miễn có tiền. Trong số những khách hàng đặc biệt của Nam Tư này có Guatemala - một quốc gia Trung Mỹ có phong trào cánh tả cực kỳ mạnh. Nguổn ảnh: Flickr.Dưới sự hỗ trợ của Liên Xô, các công ty quốc phòng của Nam Tư đã tự sản xuất được rất nhiều loại vũ khí từ hạng nhẹ cho tới hạng nặng. Nhiều loại vũ khí nổi danh của Nam Tư như AK-47 phiên bản Nam Tư và các bản nâng cấp sau đó thậm còn được đánh giá cao hơn bản gốc do Liên Xô sản xuất. Nguổn ảnh: Flickr.Dù kinh tế và khoa học kỹ thuật cùng quân sự có phát triển vượt bậc, nền chính trị của quốc gia này vẫn được đánh giá là không vững do Nam Tư có quá nhiều nước cộng hoà, nhiều sắc tộc và lợi ích bị xung đột liên tục. Nguổn ảnh: Flickr.Bản thân sáu nước Cộng hoà của Nam Tư cũng đều có... quân đội phòng thủ riêng. Học thuyết này được Nam Tư gọi là "Phòng thủ nhân dân". Thậm chí lực lượng phòng thủ này còn được tổ chức tới cấp tỉnh, thành phố. Nguổn ảnh: Flickr. (còn nữa) Mời độc giả xem Video: Cùng với sự tan rã của Liên Xô, Nam Tư trở nên hỗn loạn.
Mặc dù Hồng quân Liên Xô có giúp đỡ Quân đội Giải phóng Quốc gia Nam Tư đẩy lùi được phe phát xít ra khỏi quốc gia này, tuy nhiên ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, Nam Tư một lần nữa rơi vào khủng hoảng khi Hồng quân Liên Xô rút về nước. Nguổn ảnh: Flickr.
Do người dân không đồng ý với sự cai trị của vua Nam Tư trước đây nên quốc gia này chuyển sang thể chế cộng hoà liên bang ngay sau đó. Năm 1946, hiến pháp mới đã khai sinh ra Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Nguổn ảnh: Flickr.
Cộng hoà Liên Bang này có tổng cộng sáu nước Cộng hoà với nhiều sắc tộc khác nhau bao gồm Bosna và Hercegovina, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia. Nguổn ảnh: Flickr.
Giống với Vương quốc Nam Tư trước đây, nước Nam Tư xã hội chủ nghĩa sau này cũng duy trì một lực lượng quân đội cực kỳ hùng hậu với quân số lớn và trang thiết bị cực kỳ hiện đại, chỉnh chu do Liên Xô viện trợ. Nguổn ảnh: Flickr.
Nếu tính vào thời điểm năm 1946 khi Cộng hoà Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư ra đời, Quân đội Nhân dân Nam Tư được xem là mạnh thứ ba tại châu Âu, chỉ sau Anh và Liên Xô - hai quốc gia châu Âu "cầm trịch" cuộc chiến tranh Thế giới. Nguổn ảnh: Flickr.
Trong khoảng 20 năm sau đó, quân đội Nam Tư đã phát triển cực mạnh, đặc biệt là về khoa học kỹ thuật. Thậm chí vào cuối thập niên 80, nhiều tài liệu còn khẳng định rằng Nam Tư đã suýt tiếp cận được công nghệ chế tạo hạt nhân để làm vũ khí. Nguổn ảnh: Flickr.
Tới thập niên 70, hầu hết các lực lượng không quân, hải quân và lục quân của Nam Tư đều tự sản xuất được trang thiết bị cho binh lính ở trong nước. Các sản phẩm quốc phòng của Nam Tư thậm chí còn được xuất khẩu cho Iraq, Myanmar và nhiều quốc gia khác. Nguổn ảnh: Flickr.
Mặc dù là một quốc gia XHCN, Nam Tư vẫn sẵn sàng bán vũ khí cho mọi quốc gia và tổ chức miễn có tiền. Trong số những khách hàng đặc biệt của Nam Tư này có Guatemala - một quốc gia Trung Mỹ có phong trào cánh tả cực kỳ mạnh. Nguổn ảnh: Flickr.
Dưới sự hỗ trợ của Liên Xô, các công ty quốc phòng của Nam Tư đã tự sản xuất được rất nhiều loại vũ khí từ hạng nhẹ cho tới hạng nặng. Nhiều loại vũ khí nổi danh của Nam Tư như AK-47 phiên bản Nam Tư và các bản nâng cấp sau đó thậm còn được đánh giá cao hơn bản gốc do Liên Xô sản xuất. Nguổn ảnh: Flickr.
Dù kinh tế và khoa học kỹ thuật cùng quân sự có phát triển vượt bậc, nền chính trị của quốc gia này vẫn được đánh giá là không vững do Nam Tư có quá nhiều nước cộng hoà, nhiều sắc tộc và lợi ích bị xung đột liên tục. Nguổn ảnh: Flickr.
Bản thân sáu nước Cộng hoà của Nam Tư cũng đều có... quân đội phòng thủ riêng. Học thuyết này được Nam Tư gọi là "Phòng thủ nhân dân". Thậm chí lực lượng phòng thủ này còn được tổ chức tới cấp tỉnh, thành phố. Nguổn ảnh: Flickr. (còn nữa)
Mời độc giả xem Video: Cùng với sự tan rã của Liên Xô, Nam Tư trở nên hỗn loạn.