Dường như việc đưa pháo phòng không nòng đôi ZU-23-2 lên thùng xe tải để biến thành pháo phòng không tự hành, đang là xu thế chung của thế giới, đặc biệt với những quốc gia đã thành thục việc sử dụng khẩu pháo này từ lâu.Mới đây, những hình ảnh về khẩu pháo nòng đôi ZU-23-2 đặt trên thùng xe tải của quân đội Venezuela, đã xuất hiện trên truyền thông và nhận được rất nhiều sự khen ngợi.Theo nhiều chuyên gia quân sự, đây là hướng cải tiến đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả, nhất là với loại pháo nòng đôi đã ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ trước này.Trong quá khứ, Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng từng cải tiến pháo phòng không ZU-23-2 theo hướng tương tự.Theo truyền thông trong nước, khẩu pháo ZU-23-2 được Việt Nam đặt trên khung gầm xe tải KamAZ 43118 và M548.Các loại xe tải như KamAZ 43118 được sử dụng rất phổ biến trong biên chế của Quân đội Việt Nam, vậy nên quá trình nâng cấp, cải biên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, do chúng ta vừa có sẵn xe tải, vừa có sẵn hiểu biết về cách thức vận hành, sửa chữa loại phương tiện này.Dựa trên những hình ảnh được truyền thông đăng tải, có thể thấy hệ thống pháo tự hành phòng không ZU-23-2 do Việt Nam tự cải tiến, không thua kém bất cứ sản phẩm nào trên thế giới hiện nay.ZU-23-2 là loại pháo phòng không nòng đôi, mỗi nòng 23mm được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo từ thập niên 60 của thế kỷ trước.Pháo có thiết kế bánh lốp để dễ di chuyển, khi sang trạng thái chiến đấu, pháo sẽ hạ càng và được đặt xuống mâm cố định, giúp nó xoay được 360 độ.Nguyên bản ban đầu của khẩu pháo này có thiết bị ngắm bắn thủ công, bao gồm một kính ngắm quang học ZAP-23 cùng một thước ngắm cơ khí.Điểm mạnh của loại vũ khí này đó là nó có thể hạ nòng rất thấp, giúp kíp chiến đấu bắn hạ mục tiêu bay thấp, hoặc sử dụng để áp chế bộ binh, thiết giáp đối phương với mật độ hỏa lực, cường độ hỏa lực cực kỳ ghê gớm.Hai thùng đạn dành riêng cho hai nòng pháo được đặt ở hai bên và được nạp qua băng tải. Mỗi thùng đạn nguyên bản có 50 viên đạn, tốc độ bắn lý thuyết của khẩu pháo này lên tới 2000 viên/phút/nòng.Ở điều kiện tác chiến thực tế, pháo phòng không ZU-23-2 có khả năng khai hỏa với tốc độ tối đa lên tới 400 viên/nòng/phút. Điều này giúp cung cấp mật độ hỏa lực cực kỳ dày đặc, áp chế được đối phương trong nhiều hoàn cảnh.Do có trọng lượng chỉ 950 kg, khẩu pháo phòng không này có thể được kéo bằng sức người trên chiến trường. Tuy nhiên, khả năng cơ động bằng sức người của ZU-23-2 chắc chắn sẽ không cao.Việc tăng khả năng cơ động của khẩu pháo phòng không này là điều hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh chiến đấu hiện đại ngày nay, khi mà các loại vũ khí hiện đại, có khả năng tấn công phản pháo rất nhanh.Ngoài ra, việc tăng khả năng cơ động cho ZU-23-2 còn giúp kíp chiến đấu có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi trên chiến trường, di chuyển trận địa hoặc đổi hướng phòng thủ một cách hiệu quả.Tới thời điểm hiện tại, dù đã bước qua tuổi 60, khẩu pháo ZU-23-2 vẫn được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới. Một vài quốc gia ở khu vực châu Á vẫn đang sử dụng loại vũ khí này, bao gồm Việt Nam, Iran, Triều Tiên, Lào, Myanmar,... Nguồn: TH. Việt Nam tự nâng cấp một loạt các loại pháo phòng không, góp phần tăng cường khả năng tác chiến trong bối cảnh hiện đại ngày nay. Nguồn: QPVN.
Dường như việc đưa pháo phòng không nòng đôi ZU-23-2 lên thùng xe tải để biến thành pháo phòng không tự hành, đang là xu thế chung của thế giới, đặc biệt với những quốc gia đã thành thục việc sử dụng khẩu pháo này từ lâu.
Mới đây, những hình ảnh về khẩu pháo nòng đôi ZU-23-2 đặt trên thùng xe tải của quân đội Venezuela, đã xuất hiện trên truyền thông và nhận được rất nhiều sự khen ngợi.
Theo nhiều chuyên gia quân sự, đây là hướng cải tiến đơn giản nhưng lại cực kỳ hiệu quả, nhất là với loại pháo nòng đôi đã ra đời từ thập niên 60 của thế kỷ trước này.
Trong quá khứ, Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng từng cải tiến pháo phòng không ZU-23-2 theo hướng tương tự.
Theo truyền thông trong nước, khẩu pháo ZU-23-2 được Việt Nam đặt trên khung gầm xe tải KamAZ 43118 và M548.
Các loại xe tải như KamAZ 43118 được sử dụng rất phổ biến trong biên chế của Quân đội Việt Nam, vậy nên quá trình nâng cấp, cải biên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, do chúng ta vừa có sẵn xe tải, vừa có sẵn hiểu biết về cách thức vận hành, sửa chữa loại phương tiện này.
Dựa trên những hình ảnh được truyền thông đăng tải, có thể thấy hệ thống pháo tự hành phòng không ZU-23-2 do Việt Nam tự cải tiến, không thua kém bất cứ sản phẩm nào trên thế giới hiện nay.
ZU-23-2 là loại pháo phòng không nòng đôi, mỗi nòng 23mm được Liên Xô nghiên cứu và chế tạo từ thập niên 60 của thế kỷ trước.
Pháo có thiết kế bánh lốp để dễ di chuyển, khi sang trạng thái chiến đấu, pháo sẽ hạ càng và được đặt xuống mâm cố định, giúp nó xoay được 360 độ.
Nguyên bản ban đầu của khẩu pháo này có thiết bị ngắm bắn thủ công, bao gồm một kính ngắm quang học ZAP-23 cùng một thước ngắm cơ khí.
Điểm mạnh của loại vũ khí này đó là nó có thể hạ nòng rất thấp, giúp kíp chiến đấu bắn hạ mục tiêu bay thấp, hoặc sử dụng để áp chế bộ binh, thiết giáp đối phương với mật độ hỏa lực, cường độ hỏa lực cực kỳ ghê gớm.
Hai thùng đạn dành riêng cho hai nòng pháo được đặt ở hai bên và được nạp qua băng tải. Mỗi thùng đạn nguyên bản có 50 viên đạn, tốc độ bắn lý thuyết của khẩu pháo này lên tới 2000 viên/phút/nòng.
Ở điều kiện tác chiến thực tế, pháo phòng không ZU-23-2 có khả năng khai hỏa với tốc độ tối đa lên tới 400 viên/nòng/phút. Điều này giúp cung cấp mật độ hỏa lực cực kỳ dày đặc, áp chế được đối phương trong nhiều hoàn cảnh.
Do có trọng lượng chỉ 950 kg, khẩu pháo phòng không này có thể được kéo bằng sức người trên chiến trường. Tuy nhiên, khả năng cơ động bằng sức người của ZU-23-2 chắc chắn sẽ không cao.
Việc tăng khả năng cơ động của khẩu pháo phòng không này là điều hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh chiến đấu hiện đại ngày nay, khi mà các loại vũ khí hiện đại, có khả năng tấn công phản pháo rất nhanh.
Ngoài ra, việc tăng khả năng cơ động cho ZU-23-2 còn giúp kíp chiến đấu có thể phản ứng kịp thời với những thay đổi trên chiến trường, di chuyển trận địa hoặc đổi hướng phòng thủ một cách hiệu quả.
Tới thời điểm hiện tại, dù đã bước qua tuổi 60, khẩu pháo ZU-23-2 vẫn được sử dụng rất rộng rãi trên khắp thế giới. Một vài quốc gia ở khu vực châu Á vẫn đang sử dụng loại vũ khí này, bao gồm Việt Nam, Iran, Triều Tiên, Lào, Myanmar,... Nguồn: TH.
Việt Nam tự nâng cấp một loạt các loại pháo phòng không, góp phần tăng cường khả năng tác chiến trong bối cảnh hiện đại ngày nay. Nguồn: QPVN.