Chuyên gia phân tích quân sự Victor Baranets, một cựu đại tá phục vụ trong Quân đội Nga đã nghỉ hưu cho biết, hệ thống phòng không tầm trung bình S-125 đã phục vụ trong quân đội Liên Xô từ năm 1961 và Liên Xô đã dừng sản xuất loại tên lửa này vào cuối thập niên 1970. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.Liên bang Nga đã từ bỏ loại tên lửa phòng không kiểu cũ này từ khi Liên Xô tan rã năm 1991, để chuyển sang sử dụng những loại tên lửa phòng không có tính năng hiện đại hơn như S-300 hoặc Buk-M1. Ảnh: Tên lửa phòng không Buk-M1 của Nga có tính năng hiện đại hơn S-125 rất nhiều - Nguồn: Wikipedia.Nhưng Ukraine hiện nay tiếp tục phục hồi và sử dụng hệ thống phòng không đã lạc hậu này; những tên lửa SAM-3 mà Ukraine đang tái sử dụng được Liên Xô sản xuất cách đây đã 50 năm, nó đã hết niên hạn sử dụng và đưa vào niêm cất dài hạn. Ảnh: Quân đội Ukraine quay lại sử dụng S125 - Nguồn: SinaTheo ông Baranites, thời hạn sử dụng của vũ khí tên lửa phòng không này đã kết thúc, đồng nghĩa với việc tên lửa phòng không S-125 không thể phát huy hết chức năng như lúc mới sản xuất cách đây 50 năm. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.Chuyên gia quân sự Nga chỉ ra rằng, theo thời gian, một phần bệ phóng của tên lửa phòng không có thể bị hỏng hóc, nhiên liệu bên trong tên lửa bị biến đổi, không thể còn như ban đầu (vì là chất hóa học). Theo ông Baranites, quỹ đạo bay của tên lửa có thể thay đổi do nhiên liệu bị biến chất theo thời gian. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.Ngoài ra hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cũng có thể bị lỗi, khiến tên lửa S-125 bị “mù”. Baranets tin rằng, Ukraine đang cố gắng “hồi sinh” những hệ thống phòng không, di sản một thời của Liên Xô mà Ukraine chưa kịp bán sau khi Liên Xô tan rã. Ảnh: Radar bám mục tiêu SNR-125 "Low Blow" của hệ thống S-125 - Nguồn: Wikipedia.Sau khi Liên Xô tan rã, lực lượng vũ trang Ukraine vượt trội hẳn so với lực lượng vũ trang Nga, vì Nga chỉ được thừa kế các quân khu yếu (do ở tuyến chiến lược thứ 3) với các sư đoàn khung, vũ khí lạc hậu và một số các đơn vị trước đó đóng quân tại Đông Âu rút về nước. Ảnh: Bệ phóng tên lửa S-125 của Quân đội Ukraine trong một cuộc tập trận gần đây - Nguồn: Kiev Post.Đã gần 30 năm sau khi Liên Xô tan rã, tất cả quân đội các nước hậu Xô Viết khác đang trong quá trình phát triển mạnh, dù mỗi nước có cách phát triển khác nhau. Một số nước đã kịp xây dựng một quân đội chất lượng cao, chỉ riêng quân đội Ukraine vẫn đang trong tình trạng trì trệ và hỗn loạn. Ảnh: Quân đội Ukraine tại chiến trường Donbas năm 2014 - Nguồn: APTrong khi Nga đã triển khai toàn bộ các vũ khí phòng thủ mới như S-300/400 và thậm chí sắp tới là S-500, thì Ukraine vẫn chưa đưa được hệ thống phòng không mới nào vào biên chế; kết quả đến bây giờ, Ukraine phải đưa ông già S-125 có tuổi đời 50 năm “tái ngũ”. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 bảo vệ thủ đô Moskva của Nga - Nguồn: TASSKhông hề phủ nhận, khi mới ra đời, hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora là loại vũ khí hiện đại và hiệu quả, S-125 đã cho thấy khả năng “sát thủ” của nó trong cuộc xung đột Trung Đông, bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu hiện đại của Israel. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên theo thời gian, ở nhiều quốc gia, những hệ thống phòng không S-125 đã được đưa vào các viện bảo tàng, hoặc có sử dụng thì cũng đều được nâng cấp rất lớn; tuy nhiên cũng khó có thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.Sau khi quan hệ Nga – Ukraine đổ vỡ và đẩy hai quốc gia vào thế đối đầu năm 2014, Ukraine tuyên bố rằng, Nga có hàng trăm máy bay chiến đấu có thể tấn công nước này bất cứ lúc nào. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga - Nguồn: Wikipedia.Trước tình hình đó, chính phủ Ukraine yêu cầu quân đội nước này sử dụng các tên lửa phòng không S-125 đã đưa vào niêm cất lâu năm, để nhận nhiệm vụ đánh chặn các máy bay chiến đấu hiện đại của không quân Nga. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.Nga cho rằng, những tên lửa phòng không Ukraine này sớm muộn sẽ trở thành một mớ hỗn độn. Trong những nhăm qua, Nga đã tích cực đầu tư phát triển các hệ thống tác chiến điện tử và đã được đưa vào sử dụng, thậm chí khiến quân đội Mỹ mất khả năng liên lạc và điều hướng địa hình. Ảnh: Moskva-1 là một trong 5 hệ thống tác chiến điện tử lợi hại nhất của Nga - Nguồn: Huanqiu.Nếu tình huống xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine, với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử hiện đại cả mặt đất và trên không, các phi công Nga sẽ có thể dễ dàng xác định vị trí và loại bỏ hệ thống phòng không Ukraine một cách dễ dàng. Ảnh: Ukraine đã phục hồi nhiều vũ khí cũ từ thời Liên Xô - Nguồn: Sina. Video Sức mạnh Quân đội Việt Nam: Chinh phục "Rồng lửa" S-125 Pechora-2TM - Nguồn: QPVN
Chuyên gia phân tích quân sự Victor Baranets, một cựu đại tá phục vụ trong Quân đội Nga đã nghỉ hưu cho biết, hệ thống phòng không tầm trung bình S-125 đã phục vụ trong quân đội Liên Xô từ năm 1961 và Liên Xô đã dừng sản xuất loại tên lửa này vào cuối thập niên 1970. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.
Liên bang Nga đã từ bỏ loại tên lửa phòng không kiểu cũ này từ khi Liên Xô tan rã năm 1991, để chuyển sang sử dụng những loại tên lửa phòng không có tính năng hiện đại hơn như S-300 hoặc Buk-M1. Ảnh: Tên lửa phòng không Buk-M1 của Nga có tính năng hiện đại hơn S-125 rất nhiều - Nguồn: Wikipedia.
Nhưng Ukraine hiện nay tiếp tục phục hồi và sử dụng hệ thống phòng không đã lạc hậu này; những tên lửa SAM-3 mà Ukraine đang tái sử dụng được Liên Xô sản xuất cách đây đã 50 năm, nó đã hết niên hạn sử dụng và đưa vào niêm cất dài hạn. Ảnh: Quân đội Ukraine quay lại sử dụng S125 - Nguồn: Sina
Theo ông Baranites, thời hạn sử dụng của vũ khí tên lửa phòng không này đã kết thúc, đồng nghĩa với việc tên lửa phòng không S-125 không thể phát huy hết chức năng như lúc mới sản xuất cách đây 50 năm. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.
Chuyên gia quân sự Nga chỉ ra rằng, theo thời gian, một phần bệ phóng của tên lửa phòng không có thể bị hỏng hóc, nhiên liệu bên trong tên lửa bị biến đổi, không thể còn như ban đầu (vì là chất hóa học). Theo ông Baranites, quỹ đạo bay của tên lửa có thể thay đổi do nhiên liệu bị biến chất theo thời gian. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài ra hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu và dẫn đường cũng có thể bị lỗi, khiến tên lửa S-125 bị “mù”. Baranets tin rằng, Ukraine đang cố gắng “hồi sinh” những hệ thống phòng không, di sản một thời của Liên Xô mà Ukraine chưa kịp bán sau khi Liên Xô tan rã. Ảnh: Radar bám mục tiêu SNR-125 "Low Blow" của hệ thống S-125 - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi Liên Xô tan rã, lực lượng vũ trang Ukraine vượt trội hẳn so với lực lượng vũ trang Nga, vì Nga chỉ được thừa kế các quân khu yếu (do ở tuyến chiến lược thứ 3) với các sư đoàn khung, vũ khí lạc hậu và một số các đơn vị trước đó đóng quân tại Đông Âu rút về nước. Ảnh: Bệ phóng tên lửa S-125 của Quân đội Ukraine trong một cuộc tập trận gần đây - Nguồn: Kiev Post.
Đã gần 30 năm sau khi Liên Xô tan rã, tất cả quân đội các nước hậu Xô Viết khác đang trong quá trình phát triển mạnh, dù mỗi nước có cách phát triển khác nhau. Một số nước đã kịp xây dựng một quân đội chất lượng cao, chỉ riêng quân đội Ukraine vẫn đang trong tình trạng trì trệ và hỗn loạn. Ảnh: Quân đội Ukraine tại chiến trường Donbas năm 2014 - Nguồn: AP
Trong khi Nga đã triển khai toàn bộ các vũ khí phòng thủ mới như S-300/400 và thậm chí sắp tới là S-500, thì Ukraine vẫn chưa đưa được hệ thống phòng không mới nào vào biên chế; kết quả đến bây giờ, Ukraine phải đưa ông già S-125 có tuổi đời 50 năm “tái ngũ”. Ảnh: Hệ thống phòng không S-400 bảo vệ thủ đô Moskva của Nga - Nguồn: TASS
Không hề phủ nhận, khi mới ra đời, hệ thống phòng không S-125 Neva/Pechora là loại vũ khí hiện đại và hiệu quả, S-125 đã cho thấy khả năng “sát thủ” của nó trong cuộc xung đột Trung Đông, bắn hạ nhiều máy bay chiến đấu hiện đại của Israel. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên theo thời gian, ở nhiều quốc gia, những hệ thống phòng không S-125 đã được đưa vào các viện bảo tàng, hoặc có sử dụng thì cũng đều được nâng cấp rất lớn; tuy nhiên cũng khó có thể đáp ứng được yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.
Sau khi quan hệ Nga – Ukraine đổ vỡ và đẩy hai quốc gia vào thế đối đầu năm 2014, Ukraine tuyên bố rằng, Nga có hàng trăm máy bay chiến đấu có thể tấn công nước này bất cứ lúc nào. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga - Nguồn: Wikipedia.
Trước tình hình đó, chính phủ Ukraine yêu cầu quân đội nước này sử dụng các tên lửa phòng không S-125 đã đưa vào niêm cất lâu năm, để nhận nhiệm vụ đánh chặn các máy bay chiến đấu hiện đại của không quân Nga. Ảnh: Tên lửa phòng không S-125 - Nguồn: Wikipedia.
Nga cho rằng, những tên lửa phòng không Ukraine này sớm muộn sẽ trở thành một mớ hỗn độn. Trong những nhăm qua, Nga đã tích cực đầu tư phát triển các hệ thống tác chiến điện tử và đã được đưa vào sử dụng, thậm chí khiến quân đội Mỹ mất khả năng liên lạc và điều hướng địa hình. Ảnh: Moskva-1 là một trong 5 hệ thống tác chiến điện tử lợi hại nhất của Nga - Nguồn: Huanqiu.
Nếu tình huống xung đột xảy ra giữa Nga và Ukraine, với sự hỗ trợ của hệ thống tác chiến điện tử hiện đại cả mặt đất và trên không, các phi công Nga sẽ có thể dễ dàng xác định vị trí và loại bỏ hệ thống phòng không Ukraine một cách dễ dàng. Ảnh: Ukraine đã phục hồi nhiều vũ khí cũ từ thời Liên Xô - Nguồn: Sina.
Video Sức mạnh Quân đội Việt Nam: Chinh phục "Rồng lửa" S-125 Pechora-2TM - Nguồn: QPVN