Đất nước Libya đang chìm trong nội chiến và chia rẽ, giữa một bên là Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNA) được Liên hợp quốc công nhận, chống lại Quân đội Quốc gia Libya (LNA), do Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo. Hiện nay cả hai bên chủ chiến đều có không quân riêng, bao gồm cả máy bay không người lái và máy bay chiến đấu. Ảnh: Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gặp gỡ tướng Haftar ở Benghazi trước thềm hội nghị ở Berlin (Đức).Quân đội Quốc gia Libya được UAE và Nga hỗ trợ, ngoài máy bay không người lái "Pterizard" do UAE cung cấp, còn có nhiều máy bay chiến đấu cũ do Liên Xô sản xuất, bao gồm máy bay chiến đấu MiG-23 và Su-22.Các loại chiến đấu cơ MiG-23 và Su-22 của LNA, ngoài việc thực hiện các vụ ném bom thông thường, các loại máy bay chiến đấu trên có thể sử dụng một số loại tên lửa không đối đất có điều khiển, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng GNA.Trước đó, một tàu vận tải của Thổ Nhĩ Kỳ, làm nhiệm vụ tiếp tế vũ khí cho các lực lượng Chính phủ Thống nhất Quốc gia, đã bị không quân của Quân đội Quốc gia Libya tiến công và bị chìm ngay lập tức; sự kiện này khiến Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp hộ tống tàu vận tải vũ khí của họ để bảo đảm an toàn.Theo các nguồn tin từ Trung Đông, ngoài các phi công riêng của Quân đội Quốc gia Libya (LNA), thì có một số lính đánh thuê từ Nga đang điều khiển và bảo trì các máy bay chiến đấu của LNA; cùng với đó là việc Nga đã cung cấp cho LNA một số lượng lớn phụ tùng máy bay và đạn dược; kinh phí được tài trợ bởi UAE.Theo thông tin từ khối quân sự NATO, các máy bay chiến đấu của Quân đội Quốc gia Libya không chỉ tấn công các mục tiêu quân sự của Chính phủ Thống nhất Quốc gia, mà còn ném bom các khu vực dân sinh ở thủ đô Tripoli. Đây cũng là lý do chính, khiến NATO áp đặt lệnh cấm vận quân sự toàn diện vào Libya.Việc phong tỏa quân sự toàn diện với Libya được thực hiện, nhưng tàu vận chuyển vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể giao vũ khí và lính đánh thuê cho Libya dưới vỏ bọc của hải quân và không quân nước này.Trước sự bất lực trong việc tiêu diệt lực lượng không quân của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) và vẫn để số máy bay của LNA tiếp tục tiến công gây tổn thất, quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia cũng đang cố gắng hết sức để tăng cường sức mạnh phòng không.Trước đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp một số hệ thống phòng không tầm thấp cho quân đội chính phủ Libya, nhưng rõ ràng là chưa đủ; do vậy Thổ đang tiếp tục nỗ lực đàm phán với phía Ukraine để mua một số hệ thống phòng không SAM-3 cho quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia. Hệ thống SAM-3 là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô, được triển khai lần đầu vào khoảng thời gian 1961-1964; hiện đã rất cũ, nhưng vẫn đủ sức hạ các vật thể bay ở cự ly đến 35 km, chiều cao là 18 km; các loại máy bay của Quân đội Quốc gia Libya không đủ để vượt qua sự đánh chặn của hệ thống phòng không cũ này.Do các loại máy bay chiến đấu của Quân đội Quốc gia Libya là những loại chiến đấu cơ đời cũ, chỉ có thể mang bom thông thường và một số loại tên lửa có điều khiển; trong khi đó bán kính chiến đấu hạn chế và không có khả năng đối phó điện tử, khiến việc vượt qua sự đánh chặn rất khó khăn.Ngược lại, hiện tại quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia chủ yếu dựa vào máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, để tiến hành các cuộc không kích vào Quân đội Quốc gia Libya.Nhiều máy bay không người lái của quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia, đã bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không của Quân đội Quốc gia Libya. Ngoài hệ thống phòng không SAM-3 còn sót lại từ thời Gaddafi, UAE cũng liên tục cung cấp cho nó các hệ thống phòng không Pantsir-S1 rất hiện đại mua của Nga.Những hệ thống phòng không Pantsir-S1 có ưu thế trong tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, bay ở độ cao thấp, tốc độ chậm như máy bay không người lái; ngoài ra vẫn có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu tốc độ cao. Gần đây, vào tối ngày 14/4 vừa qua, hệ thống Pantsir-S1 đã bắn hạ một máy bay chiến đấu Mirage F-117A của quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia. Video Sức mạnh Quân đội Việt Nam: Tên lửa cải tiến S-125-2TM - Nguồn: QPVN.
Đất nước Libya đang chìm trong nội chiến và chia rẽ, giữa một bên là Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNA) được Liên hợp quốc công nhận, chống lại Quân đội Quốc gia Libya (LNA), do Nguyên soái Khalifa Haftar lãnh đạo. Hiện nay cả hai bên chủ chiến đều có không quân riêng, bao gồm cả máy bay không người lái và máy bay chiến đấu. Ảnh: Ngoại trưởng Đức Heiko Maas gặp gỡ tướng Haftar ở Benghazi trước thềm hội nghị ở Berlin (Đức).
Quân đội Quốc gia Libya được UAE và Nga hỗ trợ, ngoài máy bay không người lái "Pterizard" do UAE cung cấp, còn có nhiều máy bay chiến đấu cũ do Liên Xô sản xuất, bao gồm máy bay chiến đấu MiG-23 và Su-22.
Các loại chiến đấu cơ MiG-23 và Su-22 của LNA, ngoài việc thực hiện các vụ ném bom thông thường, các loại máy bay chiến đấu trên có thể sử dụng một số loại tên lửa không đối đất có điều khiển, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lực lượng GNA.
Trước đó, một tàu vận tải của Thổ Nhĩ Kỳ, làm nhiệm vụ tiếp tế vũ khí cho các lực lượng Chính phủ Thống nhất Quốc gia, đã bị không quân của Quân đội Quốc gia Libya tiến công và bị chìm ngay lập tức; sự kiện này khiến Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp hộ tống tàu vận tải vũ khí của họ để bảo đảm an toàn.
Theo các nguồn tin từ Trung Đông, ngoài các phi công riêng của Quân đội Quốc gia Libya (LNA), thì có một số lính đánh thuê từ Nga đang điều khiển và bảo trì các máy bay chiến đấu của LNA; cùng với đó là việc Nga đã cung cấp cho LNA một số lượng lớn phụ tùng máy bay và đạn dược; kinh phí được tài trợ bởi UAE.
Theo thông tin từ khối quân sự NATO, các máy bay chiến đấu của Quân đội Quốc gia Libya không chỉ tấn công các mục tiêu quân sự của Chính phủ Thống nhất Quốc gia, mà còn ném bom các khu vực dân sinh ở thủ đô Tripoli. Đây cũng là lý do chính, khiến NATO áp đặt lệnh cấm vận quân sự toàn diện vào Libya.
Việc phong tỏa quân sự toàn diện với Libya được thực hiện, nhưng tàu vận chuyển vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể giao vũ khí và lính đánh thuê cho Libya dưới vỏ bọc của hải quân và không quân nước này.
Trước sự bất lực trong việc tiêu diệt lực lượng không quân của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) và vẫn để số máy bay của LNA tiếp tục tiến công gây tổn thất, quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia cũng đang cố gắng hết sức để tăng cường sức mạnh phòng không.
Trước đó, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp một số hệ thống phòng không tầm thấp cho quân đội chính phủ Libya, nhưng rõ ràng là chưa đủ; do vậy Thổ đang tiếp tục nỗ lực đàm phán với phía Ukraine để mua một số hệ thống phòng không SAM-3 cho quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia.
Hệ thống SAM-3 là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô, được triển khai lần đầu vào khoảng thời gian 1961-1964; hiện đã rất cũ, nhưng vẫn đủ sức hạ các vật thể bay ở cự ly đến 35 km, chiều cao là 18 km; các loại máy bay của Quân đội Quốc gia Libya không đủ để vượt qua sự đánh chặn của hệ thống phòng không cũ này.
Do các loại máy bay chiến đấu của Quân đội Quốc gia Libya là những loại chiến đấu cơ đời cũ, chỉ có thể mang bom thông thường và một số loại tên lửa có điều khiển; trong khi đó bán kính chiến đấu hạn chế và không có khả năng đối phó điện tử, khiến việc vượt qua sự đánh chặn rất khó khăn.
Ngược lại, hiện tại quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia chủ yếu dựa vào máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, để tiến hành các cuộc không kích vào Quân đội Quốc gia Libya.
Nhiều máy bay không người lái của quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia, đã bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không của Quân đội Quốc gia Libya. Ngoài hệ thống phòng không SAM-3 còn sót lại từ thời Gaddafi, UAE cũng liên tục cung cấp cho nó các hệ thống phòng không Pantsir-S1 rất hiện đại mua của Nga.
Những hệ thống phòng không Pantsir-S1 có ưu thế trong tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, bay ở độ cao thấp, tốc độ chậm như máy bay không người lái; ngoài ra vẫn có thể bắn hạ các máy bay chiến đấu tốc độ cao. Gần đây, vào tối ngày 14/4 vừa qua, hệ thống Pantsir-S1 đã bắn hạ một máy bay chiến đấu Mirage F-117A của quân đội Chính phủ Thống nhất Quốc gia.
Video Sức mạnh Quân đội Việt Nam: Tên lửa cải tiến S-125-2TM - Nguồn: QPVN.