Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, có nhiều bằng chứng về việc tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM đã được triển khai ở Ukraine, tuy nhiên việc loại tên lửa này hoạt động với cơ cấu phóng nào, vẫn là một bí mật chưa được công bố.Khi mà Không quân Ukraine không có máy bay tương thích với AGM-88 HARM, thì cơ may duy nhất của Kiev, đó là các tên lửa chống bức xạ này, được phóng đi từ mặt đất - qua các tổ hợp HIMARS.Tuy nhiên, bản thân truyền thông Kiev cũng rất thẳng thắn, khi thừa nhận rằng, việc phóng AGM-88 HARM từ các tổ hợp HIMARS, là điều quá khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi.Tạp chí Quốc phòng Ukraine phân tích, tên lửa chống bức xạ AGM-88, về cơ bản sẽ không vừa với các tổ hợp HIMARS. Về mặt kích thước đơn giản mà nói, HIMARS là quá nhỏ so với AGM-88.Cụ thể, tên lửa AGM-88 HARM dài 4,7 mét, sải cánh rộng 1.08 mét - quá khổ so với đạn phản lực của tổ hợp HIMARS, với chiều dài 3.94 mét và đường kính chỉ 227mm.Sải cánh của AGM-88 HARM rộng tới 1.08 mét và ở những phiên bản hiện tại của loại tên lửa này, cánh thân của nó không có khả năng gập lại - nghĩa là gần như không thể phóng đi được từ tổ hợp HIMARS.Ngay cả hệ thống phóng tên lửa đạn đạo ATACMS của Mỹ, cũng chỉ phóng được tên lửa đường kính 610mm - nhỏ bằng một nửa so với sải cánh tối đa của AGM-88.Ngoài ra, các chuyên gia của tạp chí quốc phòng Ukraine cho biết, tên lửa AGM-88 HARM được ra đời để phóng từ máy bay, việc phóng loại tên lửa này từ mặt đất, sẽ cần chỉnh sửa lại hoàn toàn thiết kế của nó - thậm chí biến AGM-88 thành một loại vũ khí hoàn toàn khác.Cụ thể, việc tên lửa được phóng đi từ tiêm kích chiến đấu, nghĩa là nó có tốc độ ban đầu bằng với tộc độ của tiêm kích, cao độ cũng có sẵn, điều này cho phép tên lửa tăng tốc nhanh hơn dù không cần mang quá nhiều nhiên liệu.Việc phóng từ mặt đất - nghĩa là tốc độ phóng tên lửa ban đầu sẽ bằng 0, cao độ cũng bằng 0, đòi hỏi tên lửa phải mang theo một lượng lớn nhiên liệu để đạt tốc độ và độ cao như thiết kế.Việc mang theo nhiều nhiên liệu hơn, sẽ khiến quả tên lửa nặng hơn, to hơn thiết kế ban đầu. Điều này khiến hệ thống lái, hệ thống dẫn hướng và các cánh điều hướng, cần phải chỉnh lại kích thước. Thậm chí, kiểu dáng khí động học của quả tên lửa cũng sẽ cần thiết kế lại.Và điều này đồng nghĩa với việc, một loại tên lửa chống bức xạ hoàn toàn mới sẽ ra đời, do có quá nhiều cải biên cần thực hiện.Như vậy, sẽ là bất khả thi để Ukraine sở hữu tên lửa AGM-88 HIMARS loại truyền thống, với cơ cấu phóng từ trên không - vốn chỉ tương thích với máy bay Mỹ. Và cũng là bất khả thi, khi tin rằng Ukraine đang sở hữu loại tên lửa AGM-88 có khả năng phóng từ mặt đất.Trước đó hồi cuối tháng 7 vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã tuyên bố, trong gói viện trợ trị giá 270 triệu USD mới nhất của Mỹ tới quốc gia này, có một loại tên lửa chống bức xạ. Rất có thể, đây là một loại vũ khí hoàn toàn mới chưa từng được công bố trước đây, và gần như chắc chắn rằng nó không phải phiên bản phóng từ mặt đất của AGM-88 HARM.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine cho biết, có nhiều bằng chứng về việc tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM đã được triển khai ở Ukraine, tuy nhiên việc loại tên lửa này hoạt động với cơ cấu phóng nào, vẫn là một bí mật chưa được công bố.
Khi mà Không quân Ukraine không có máy bay tương thích với AGM-88 HARM, thì cơ may duy nhất của Kiev, đó là các tên lửa chống bức xạ này, được phóng đi từ mặt đất - qua các tổ hợp HIMARS.
Tuy nhiên, bản thân truyền thông Kiev cũng rất thẳng thắn, khi thừa nhận rằng, việc phóng AGM-88 HARM từ các tổ hợp HIMARS, là điều quá khó khăn, nếu không muốn nói là bất khả thi.
Tạp chí Quốc phòng Ukraine phân tích, tên lửa chống bức xạ AGM-88, về cơ bản sẽ không vừa với các tổ hợp HIMARS. Về mặt kích thước đơn giản mà nói, HIMARS là quá nhỏ so với AGM-88.
Cụ thể, tên lửa AGM-88 HARM dài 4,7 mét, sải cánh rộng 1.08 mét - quá khổ so với đạn phản lực của tổ hợp HIMARS, với chiều dài 3.94 mét và đường kính chỉ 227mm.
Sải cánh của AGM-88 HARM rộng tới 1.08 mét và ở những phiên bản hiện tại của loại tên lửa này, cánh thân của nó không có khả năng gập lại - nghĩa là gần như không thể phóng đi được từ tổ hợp HIMARS.
Ngay cả hệ thống phóng tên lửa đạn đạo ATACMS của Mỹ, cũng chỉ phóng được tên lửa đường kính 610mm - nhỏ bằng một nửa so với sải cánh tối đa của AGM-88.
Ngoài ra, các chuyên gia của tạp chí quốc phòng Ukraine cho biết, tên lửa AGM-88 HARM được ra đời để phóng từ máy bay, việc phóng loại tên lửa này từ mặt đất, sẽ cần chỉnh sửa lại hoàn toàn thiết kế của nó - thậm chí biến AGM-88 thành một loại vũ khí hoàn toàn khác.
Cụ thể, việc tên lửa được phóng đi từ tiêm kích chiến đấu, nghĩa là nó có tốc độ ban đầu bằng với tộc độ của tiêm kích, cao độ cũng có sẵn, điều này cho phép tên lửa tăng tốc nhanh hơn dù không cần mang quá nhiều nhiên liệu.
Việc phóng từ mặt đất - nghĩa là tốc độ phóng tên lửa ban đầu sẽ bằng 0, cao độ cũng bằng 0, đòi hỏi tên lửa phải mang theo một lượng lớn nhiên liệu để đạt tốc độ và độ cao như thiết kế.
Việc mang theo nhiều nhiên liệu hơn, sẽ khiến quả tên lửa nặng hơn, to hơn thiết kế ban đầu. Điều này khiến hệ thống lái, hệ thống dẫn hướng và các cánh điều hướng, cần phải chỉnh lại kích thước. Thậm chí, kiểu dáng khí động học của quả tên lửa cũng sẽ cần thiết kế lại.
Và điều này đồng nghĩa với việc, một loại tên lửa chống bức xạ hoàn toàn mới sẽ ra đời, do có quá nhiều cải biên cần thực hiện.
Như vậy, sẽ là bất khả thi để Ukraine sở hữu tên lửa AGM-88 HIMARS loại truyền thống, với cơ cấu phóng từ trên không - vốn chỉ tương thích với máy bay Mỹ. Và cũng là bất khả thi, khi tin rằng Ukraine đang sở hữu loại tên lửa AGM-88 có khả năng phóng từ mặt đất.
Trước đó hồi cuối tháng 7 vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine đã tuyên bố, trong gói viện trợ trị giá 270 triệu USD mới nhất của Mỹ tới quốc gia này, có một loại tên lửa chống bức xạ. Rất có thể, đây là một loại vũ khí hoàn toàn mới chưa từng được công bố trước đây, và gần như chắc chắn rằng nó không phải phiên bản phóng từ mặt đất của AGM-88 HARM.