Theo trang mạng QQ, Tư lệnh Liên quân Mỹ - Hàn gồm Tướng Vincent Brooks và Tướng Lee Soon Jim vừa có chuyến thị sát cụm căn cứ quân sự thuộc Hạm đội Thái Bình Dương trên Đảo Guam. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Seoul đang cân nhắc việc cho phép Washington triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense system - THAAD) tại Hàn Quốc nhằm đối phó với một cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên. Nguồn ảnh: QQ.Trong chuyến thăm này Tướng Lee cũng đến thị sát các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đang được Mỹ triển khai tại Guam như một phần của lá chắn tên lửa toàn cầu của Washington. Dù vậy, tương lai của THAAD tại Hàn Quốc vẫn chưa được định đoạt trước làn sóng phản đối trong nước và tình hình chính trị bất ổn hiện tại. Nguồn ảnh: QQ.Trong ảnh là Tướng Lee và Tướng Brooks đứng bên cạnh một bệ phóng di động của THAAD tại Guam. Nguồn ảnh: QQ.Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai THAAD tại Guam từ cuối năm 2014 với mục tiêu chính là ngăn chặn các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên, Trung Quốc và cả Nga. Tuy nhiên trong các thông báo chính thức của mình Lầu Năm Góc chỉ đề cập đến Bình Nhưỡng và cố tình bỏ qua Bắc Kinh và Moscow. Nguồn ảnh: QQ.Tuy nhiên tham vọng của Quân đội Mỹ không chỉ dừng lại ở Guam mà họ còn muốn triển khai THAAD đến gần hơn các quốc gia thù địch với đích đến chính là Hàn Quốc và Nhật Bản vốn là nơi đặt các căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Châu Á. Trong ảnh là Tướng Lee bên trong tàu ngầm tấn công hạt nhân Ohio thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: QQ.Dù vậy quá trình triển khai THAAD tại Hàn Quốc và Nhật Bản lại không hề dễ dàng như dư luận trong nước của hai quốc gia trên lại không mấy đồng tình với việc Mỹ triển khai thêm vũ khí tại nước họ. Ngoài ra cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều tỏ thái động không hài lòng với việc Mỹ triển khai THAAD quá gần biên giới của mình.Nguồn ảnh: QQ.Hình ảnh Tướng Brooks thăm một đơn vị vận hành máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B tại Guam. Nguồn ảnh: QQ.THAAD là hệ thống đánh chặn tên lửa hiện đại nhất hiện nay của Quân đội Mỹ được đưa vào trang bị từ năm 2008 trong bối cảnh nguy cơ nước Mỹ bị tấn công bằng các loại tên lửa đạn đạo tầm xa từ các quốc gia thù địch ngày càng lớn, và khả năng tác chiến của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không còn hiệu quả trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Defence blog.Nó được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tầm bắn THAAD có thể đạt 200km, vì vậy trên lý thuyết nếu được triển khai tại Pyeongtaek THAAD hoàn toàn có thể bảo vệ 25 triệu dân ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Missile Defense Agency.Mỗi hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD được cấu thành từ năm thành phần chiến đấu chính gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2, một trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC (“Trái tim” của mỗi trung tâm là hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735). Nguồn ảnh: Subscribe.Trong đó, AN/TPY-2 là hệ thống radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa trên không từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở cự ly 1.000km. Nó cũng có năng lực theo dõi đồng thời hàng trăm mục tiêu cùng một lúc và đưa ra lựa chọn đánh chặn các mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó. Nguồn ảnh: Whatsupic.Đạn tên lửa của THAAD có trọng lượng 900kg mỗi đơn vị với chiều dài gần 7m sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km, tầm cao 25km. Nguồn ảnh: NCO Journal.
Theo trang mạng QQ, Tư lệnh Liên quân Mỹ - Hàn gồm Tướng Vincent Brooks và Tướng Lee Soon Jim vừa có chuyến thị sát cụm căn cứ quân sự thuộc Hạm đội Thái Bình Dương trên Đảo Guam. Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Seoul đang cân nhắc việc cho phép Washington triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense system - THAAD) tại Hàn Quốc nhằm đối phó với một cuộc tấn công tên lửa từ Triều Tiên. Nguồn ảnh: QQ.
Trong chuyến thăm này Tướng Lee cũng đến thị sát các hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD đang được Mỹ triển khai tại Guam như một phần của lá chắn tên lửa toàn cầu của Washington. Dù vậy, tương lai của THAAD tại Hàn Quốc vẫn chưa được định đoạt trước làn sóng phản đối trong nước và tình hình chính trị bất ổn hiện tại. Nguồn ảnh: QQ.
Trong ảnh là Tướng Lee và Tướng Brooks đứng bên cạnh một bệ phóng di động của THAAD tại Guam. Nguồn ảnh: QQ.
Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai THAAD tại Guam từ cuối năm 2014 với mục tiêu chính là ngăn chặn các mối đe dọa tên lửa từ Triều Tiên, Trung Quốc và cả Nga. Tuy nhiên trong các thông báo chính thức của mình Lầu Năm Góc chỉ đề cập đến Bình Nhưỡng và cố tình bỏ qua Bắc Kinh và Moscow. Nguồn ảnh: QQ.
Tuy nhiên tham vọng của Quân đội Mỹ không chỉ dừng lại ở Guam mà họ còn muốn triển khai THAAD đến gần hơn các quốc gia thù địch với đích đến chính là Hàn Quốc và Nhật Bản vốn là nơi đặt các căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Châu Á. Trong ảnh là Tướng Lee bên trong tàu ngầm tấn công hạt nhân Ohio thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: QQ.
Dù vậy quá trình triển khai THAAD tại Hàn Quốc và Nhật Bản lại không hề dễ dàng như dư luận trong nước của hai quốc gia trên lại không mấy đồng tình với việc Mỹ triển khai thêm vũ khí tại nước họ. Ngoài ra cả Bắc Kinh lẫn Moscow đều tỏ thái động không hài lòng với việc Mỹ triển khai THAAD quá gần biên giới của mình.Nguồn ảnh: QQ.
Hình ảnh Tướng Brooks thăm một đơn vị vận hành máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1B tại Guam. Nguồn ảnh: QQ.
THAAD là hệ thống đánh chặn tên lửa hiện đại nhất hiện nay của Quân đội Mỹ được đưa vào trang bị từ năm 2008 trong bối cảnh nguy cơ nước Mỹ bị tấn công bằng các loại tên lửa đạn đạo tầm xa từ các quốc gia thù địch ngày càng lớn, và khả năng tác chiến của hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot không còn hiệu quả trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Defence blog.
Nó được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tầm bắn THAAD có thể đạt 200km, vì vậy trên lý thuyết nếu được triển khai tại Pyeongtaek THAAD hoàn toàn có thể bảo vệ 25 triệu dân ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Missile Defense Agency.
Mỗi hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD được cấu thành từ năm thành phần chiến đấu chính gồm: 4 xe phóng mang tên lửa (8 ống phóng/xe), radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2, một trung tâm điều khiển di động và 2 trung tâm hoạt động chiến thuật TOC (“Trái tim” của mỗi trung tâm là hệ thống xử lý dữ liệu Hewlett-Packard HP-735). Nguồn ảnh: Subscribe.
Trong đó, AN/TPY-2 là hệ thống radar mạng pha hoạt động ở băng tần X, có khả năng phát hiện các mối đe dọa trên không từ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung ở cự ly 1.000km. Nó cũng có năng lực theo dõi đồng thời hàng trăm mục tiêu cùng một lúc và đưa ra lựa chọn đánh chặn các mục tiêu nguy hiểm nhất trong số đó. Nguồn ảnh: Whatsupic.
Đạn tên lửa của THAAD có trọng lượng 900kg mỗi đơn vị với chiều dài gần 7m sử dụng động cơ nhiên liệu rắn điều khiển bằng lực đẩy vector. Tên lửa có khả năng đánh chặn mục tiêu ở cự ly từ 150-200km, tầm cao 25km. Nguồn ảnh: NCO Journal.