ZSU-57-2 là tổ hợp pháo phòng không tự hành do Liên Xô thiết kế từ năm 1947, công việc nghiên cứu hoàn thành trong năm 1954 và vũ khí này được chế tạo hàng loạt trong giai đoạn 1957 - 1960 với tổng số hơn 2.000 tổ hợp đã xuất xưởng. Giống như nhiều loại vũ khí Liên Xô khác, ZSU-57-2 xuất hiện khá phổ biến trong quân đội các nước XHCN trước đây.Quân đội nhân dân Việt Nam được Liên Xô viện trợ một lượng nhỏ pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 trong giai đoạn giữa của cuộc Kháng chiến chống Mỹ nhưng nó lại sớm bị thay thế bởi ZSU-23-4 Shilka ưu việt hơn. Và ở thời điểm hiện tại ZSU-57-2 đã bị loại biên hoàn toàn trong quân đội ta và chỉ còn xuất hiện trong các bảo tàng quân sự hoặc tượng đài kỷ niệm. Nguồn ảnh: Tư liệu.Trong ảnh là tổ hợp pháo phòng không ZSU-57-2 mang số hiệu “025” được trưng bày tại Bảo tàng Quân sự Việt Nam, từng thuộc trang bị Đại đội 12, Trung đoàn 202, binh chủng Tăng thiết-giáp sử dụng bảo vệ bầu trời miền Bắc (1964-1967), bắn rơi hai máy bay Mỹ.Năm 1968, chiếc “025” được trang bị lại cho Đại đội 52, Tiểu đoàn 20, Đoàn 26 – Tăng thiết giáp miền Đông Nam Bộ sử dụng chiến đấu trong chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1975) và Tổng tiến công và Nổi dậy mùa Xuân 1975.Về cấu hình của ZSU-57-2, nó được trang bị 2 khẩu pháo cao xạ S-60 cỡ 57 mm có chiều dài nòng gấp 76 lần đường kính (L/76) với cơ số 300 viên đạn đặt trong tháp pháo kín kích thước khá lớn.Để bảo vệ kíp pháo thủ của ZSU-57-2, phần tháp pháo tổ hợp phòng không này được trang bị lớp giáp bảo vệ 13.5mm ở hai bên hông, 15mm phía trước mặt, trông khi đó nắp tháp pháo được thiết kế mở hoàn toàn và chỉ có thể được che chắn bằng bạt.Còn về pháo cao xạ S-60, nó có tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút/nòng, tầm bắn hiệu quả 6.000 m, nhưng do thiếu radar điều khiển hỏa lực và độ chính xác khi tác xạ lúc di chuyển rất hạn chế nên nó bị nhận xét là một vũ khí không thành công.Nhịp bắn và độ chính xác của ZSU-57-2 thậm chí còn khó có thể đánh bại được các loại trực thăng vũ trang hay máy bay chiến đấu phản lực ngày nay, tuy nhiên sức mạnh của nó vẫn là rất đáng nể khi được chuyển đổi sang vai trò hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh trên mặt đất.Khung gầm của tổ hợp ZSU-57-2 chính là phiên bản rút gọn từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 với giáp mỏng hơn (chỉ từ 8 - 15 mm) dẫn tới trọng lượng nhẹ, chỉ cần 4 hàng bánh chịu nặng.Xe có trọng lượng 28,1 tấn; dài 8,46 m (tính cả chiều dài nòng pháo); rộng 3,27 m; cao 2,71 m; kíp chiến đấu 6 người.Về hệ thống động lực ZSU-57-2 được trang bị động cơ diesel V-54 công suất 520 mã lực cho tốc độ tối đa 50 km/h trên đường tốt (30 km/h trên đường xấu), tầm hoạt động 420 km trên đường tốt (320 km trên đường xấu).Cận cảnh phía sau đuôi của ZSU-57-2 của Việt Nam với thiết kế không khác gì mấy so với xe tăng T-54.Trong chiến đấu cơ số đạn lớn của ZSU-57-2 giúp cho nó tạo ra mật độ hỏa lực áp đảo, bảo vệ an toàn cho đội hình thiết giáp trong tác chiến đô thị trước bộ binh ẩn nấp ở trên cao. Ngoài ra nó cũng tỏ ra là một vũ khí lợi hại khi hạ nòng bắn trực xạ chế áp lô cốt, hỏa điểm.Mặt giáp nghiêng phía trước của ZSU-57-2 dù khá giống T-54 nhưng nó cũng có một vài điểm khác biệt, nhất là vị trí của lái xe được bố trí tới hai cửa mở khá giống với xe tăng T-34.Như đã nói ở trên mặc dù không làm tốt vai trò của một loại vũ khí phòng không, nhưng thiết kế của ZSU-57-2 lại tỏ ra thích hợp với nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực mặt đất, một phần do tháp pháo của ZSU-57-2 nhẹ nên cho tốc độ xoay khá nhanh, góc ngẩng lớn thích hợp cho việc bắn phá các mục tiêu trên cao mà pháo xe tăng khó hoặc không với tới được.Mời độc giả xem video: Quá trình Liên Xô phát triển pháo phòng không tự hành ZSU-57-2. (nguồn Yolkhere)
ZSU-57-2 là tổ hợp pháo phòng không tự hành do Liên Xô thiết kế từ năm 1947, công việc nghiên cứu hoàn thành trong năm 1954 và vũ khí này được chế tạo hàng loạt trong giai đoạn 1957 - 1960 với tổng số hơn 2.000 tổ hợp đã xuất xưởng. Giống như nhiều loại vũ khí Liên Xô khác, ZSU-57-2 xuất hiện khá phổ biến trong quân đội các nước XHCN trước đây.
Quân đội nhân dân Việt Nam được Liên Xô viện trợ một lượng nhỏ pháo phòng không tự hành ZSU-57-2 trong giai đoạn giữa của cuộc Kháng chiến chống Mỹ nhưng nó lại sớm bị thay thế bởi ZSU-23-4 Shilka ưu việt hơn. Và ở thời điểm hiện tại ZSU-57-2 đã bị loại biên hoàn toàn trong quân đội ta và chỉ còn xuất hiện trong các bảo tàng quân sự hoặc tượng đài kỷ niệm. Nguồn ảnh: Tư liệu.
Trong ảnh là tổ hợp pháo phòng không ZSU-57-2 mang số hiệu “025” được trưng bày tại Bảo tàng Quân sự Việt Nam, từng thuộc trang bị Đại đội 12, Trung đoàn 202, binh chủng Tăng thiết-giáp sử dụng bảo vệ bầu trời miền Bắc (1964-1967), bắn rơi hai máy bay Mỹ.
Năm 1968, chiếc “025” được trang bị lại cho Đại đội 52, Tiểu đoàn 20, Đoàn 26 – Tăng thiết giáp miền Đông Nam Bộ sử dụng chiến đấu trong chiến dịch Nguyễn Huệ (4/1975) và Tổng tiến công và Nổi dậy mùa Xuân 1975.
Về cấu hình của ZSU-57-2, nó được trang bị 2 khẩu pháo cao xạ S-60 cỡ 57 mm có chiều dài nòng gấp 76 lần đường kính (L/76) với cơ số 300 viên đạn đặt trong tháp pháo kín kích thước khá lớn.
Để bảo vệ kíp pháo thủ của ZSU-57-2, phần tháp pháo tổ hợp phòng không này được trang bị lớp giáp bảo vệ 13.5mm ở hai bên hông, 15mm phía trước mặt, trông khi đó nắp tháp pháo được thiết kế mở hoàn toàn và chỉ có thể được che chắn bằng bạt.
Còn về pháo cao xạ S-60, nó có tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút/nòng, tầm bắn hiệu quả 6.000 m, nhưng do thiếu radar điều khiển hỏa lực và độ chính xác khi tác xạ lúc di chuyển rất hạn chế nên nó bị nhận xét là một vũ khí không thành công.
Nhịp bắn và độ chính xác của ZSU-57-2 thậm chí còn khó có thể đánh bại được các loại trực thăng vũ trang hay máy bay chiến đấu phản lực ngày nay, tuy nhiên sức mạnh của nó vẫn là rất đáng nể khi được chuyển đổi sang vai trò hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh trên mặt đất.
Khung gầm của tổ hợp ZSU-57-2 chính là phiên bản rút gọn từ xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 với giáp mỏng hơn (chỉ từ 8 - 15 mm) dẫn tới trọng lượng nhẹ, chỉ cần 4 hàng bánh chịu nặng.
Xe có trọng lượng 28,1 tấn; dài 8,46 m (tính cả chiều dài nòng pháo); rộng 3,27 m; cao 2,71 m; kíp chiến đấu 6 người.
Về hệ thống động lực ZSU-57-2 được trang bị động cơ diesel V-54 công suất 520 mã lực cho tốc độ tối đa 50 km/h trên đường tốt (30 km/h trên đường xấu), tầm hoạt động 420 km trên đường tốt (320 km trên đường xấu).
Cận cảnh phía sau đuôi của ZSU-57-2 của Việt Nam với thiết kế không khác gì mấy so với xe tăng T-54.
Trong chiến đấu cơ số đạn lớn của ZSU-57-2 giúp cho nó tạo ra mật độ hỏa lực áp đảo, bảo vệ an toàn cho đội hình thiết giáp trong tác chiến đô thị trước bộ binh ẩn nấp ở trên cao. Ngoài ra nó cũng tỏ ra là một vũ khí lợi hại khi hạ nòng bắn trực xạ chế áp lô cốt, hỏa điểm.
Mặt giáp nghiêng phía trước của ZSU-57-2 dù khá giống T-54 nhưng nó cũng có một vài điểm khác biệt, nhất là vị trí của lái xe được bố trí tới hai cửa mở khá giống với xe tăng T-34.
Như đã nói ở trên mặc dù không làm tốt vai trò của một loại vũ khí phòng không, nhưng thiết kế của ZSU-57-2 lại tỏ ra thích hợp với nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực mặt đất, một phần do tháp pháo của ZSU-57-2 nhẹ nên cho tốc độ xoay khá nhanh, góc ngẩng lớn thích hợp cho việc bắn phá các mục tiêu trên cao mà pháo xe tăng khó hoặc không với tới được.
Mời độc giả xem video: Quá trình Liên Xô phát triển pháo phòng không tự hành ZSU-57-2. (nguồn Yolkhere)