Nga đang phát triển phiên bản hai chỗ ngồi của tiêm kích tàng hình Su-57. Điều này đã được nhiều hãng thông tấn đăng tải sau khi tham khảo một nguồn tin trong khu liên hợp công nghiệp quân sự.Theo chuyên gia Sebastien Roblin - người phụ trách chuyên mục của Tạp chí Forbes, các kỹ sư hàng không Nga đang nỗ lực tạo ra một "phiên bản sát thủ" dành cho chiếc máy bay chiến đấu thế hệ năm.Theo truyền thống, máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi - như nhà báo viết, được tạo ra để thực hiện một số nhiệm vụ rất hạn chế: đào tạo phi công, giảm mức độ căng thẳng của các phi công thiếu kinh nghiệm, thực hiện các chuyến bay dài...Tuy nhiên với phiên bản hai người lái của tiêm kích Su-57, Nga đã tìm ra cách sử dụng ghế của phi công phụ một cách hiệu quả hơn nhiều, chuyên gia Roblin nhận định.Trong điều kiện chiến đấu, phi công phụ của chiếc tiêm kích sẽ có thể điều khiển vũ khí hiệu quả hơn, theo dõi cảm biến, hệ thống tác chiến điện tử và kiểm soát các đơn vị chỉ huy của máy bay không người lái tấn công.Căn cứ vào những gì xảy ra trong thực tế, trên cơ sở phiên bản tiêm kích Su-57 hai chỗ ngồi, một máy bay chiến đấu chỉ huy sẽ được tạo ra để điều khiển máy bay không người lái tấn công S-70 Okhotnik.Ấn phẩm của Mỹ nói thêm, Nga từ lâu đã tụt hậu trong lĩnh vực vũ khí không người lái và hàng không, nhưng họ có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách nhờ việc đầu tư vào các công nghệ mới.Vào năm 2021, những đơn vị tác chiến đặc biệt có thể xuất hiện trong thành phần Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, nơi tiêm kích tàng hình Su-57 và máy bay không người lái Okhotnik sẽ hoạt động song song, Forbes viết."Điều khiển máy bay không người lái đang trở thành một tính năng tiêu chuẩn trong các khái niệm về chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo", bài báo khẳng định.Chuyên gia Roblin nhấn mạnh rằng phi công của máy bay chiến đấu một chỗ ngồi khó có thể kiểm soát cũng như nhận thức đầy đủ về các mục tiêu giả khi đang lái máy bay.Tình huống này chỉ có thể được khắc phục bằng một trí thông minh nhân tạo đáng tin cậy, không chỉ hiểu lệnh của phi công một cách hoàn hảo, mà còn phản ứng kịp thời với các tình huống khác nhau trên không.Trong trường hợp phiên bản Su-57 hai chỗ ngồi, việc phát triển giao diện siêu tân tinh là không cần thiết. Hơn nữa, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga có thể trở thành trung tâm điều khiển chính thức cho một số UAV tấn công.“Phi công thứ hai sẽ có thể giao các nhiệm vụ chiến đấu rủi ro hơn cho máy bay không người lái, chẳng hạn như phóng vũ khí hoặc sử dụng radar chủ động để tìm tiêm kích của đối phương"."Điều này sẽ cho phép chiến đấu cơ Su-57 phóng máy bay không người lái vào vùng hoạt động của hệ thống radar và vũ khí của kẻ thù trong khi vẫn ở bên ngoài vùng nguy hiểm", Forbes viết.Ấn bản Mỹ cho biết thêm, UAV S-70 Okhotnik của Nga có khả năng thực hiện các chuyến bay tự hành song song với Su-57. Tuy nhiên nhờ có phi công phụ, tiềm năng chiến đấu của máy bay không người lái sẽ được mở rộng đáng kể.Ngoài ra cách tiếp cận này sẽ cho phép phi công tìm ra cách thoát khỏi những tình huống khẩn cấp một cách kịp thời, chẳng hạn như khi UAV mất liên lạc với vệ tinh.
Nga đang phát triển phiên bản hai chỗ ngồi của tiêm kích tàng hình Su-57. Điều này đã được nhiều hãng thông tấn đăng tải sau khi tham khảo một nguồn tin trong khu liên hợp công nghiệp quân sự.
Theo chuyên gia Sebastien Roblin - người phụ trách chuyên mục của Tạp chí Forbes, các kỹ sư hàng không Nga đang nỗ lực tạo ra một "phiên bản sát thủ" dành cho chiếc máy bay chiến đấu thế hệ năm.
Theo truyền thống, máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi - như nhà báo viết, được tạo ra để thực hiện một số nhiệm vụ rất hạn chế: đào tạo phi công, giảm mức độ căng thẳng của các phi công thiếu kinh nghiệm, thực hiện các chuyến bay dài...
Tuy nhiên với phiên bản hai người lái của tiêm kích Su-57, Nga đã tìm ra cách sử dụng ghế của phi công phụ một cách hiệu quả hơn nhiều, chuyên gia Roblin nhận định.
Trong điều kiện chiến đấu, phi công phụ của chiếc tiêm kích sẽ có thể điều khiển vũ khí hiệu quả hơn, theo dõi cảm biến, hệ thống tác chiến điện tử và kiểm soát các đơn vị chỉ huy của máy bay không người lái tấn công.
Căn cứ vào những gì xảy ra trong thực tế, trên cơ sở phiên bản tiêm kích Su-57 hai chỗ ngồi, một máy bay chiến đấu chỉ huy sẽ được tạo ra để điều khiển máy bay không người lái tấn công S-70 Okhotnik.
Ấn phẩm của Mỹ nói thêm, Nga từ lâu đã tụt hậu trong lĩnh vực vũ khí không người lái và hàng không, nhưng họ có thể nhanh chóng thu hẹp khoảng cách nhờ việc đầu tư vào các công nghệ mới.
Vào năm 2021, những đơn vị tác chiến đặc biệt có thể xuất hiện trong thành phần Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, nơi tiêm kích tàng hình Su-57 và máy bay không người lái Okhotnik sẽ hoạt động song song, Forbes viết.
"Điều khiển máy bay không người lái đang trở thành một tính năng tiêu chuẩn trong các khái niệm về chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo", bài báo khẳng định.
Chuyên gia Roblin nhấn mạnh rằng phi công của máy bay chiến đấu một chỗ ngồi khó có thể kiểm soát cũng như nhận thức đầy đủ về các mục tiêu giả khi đang lái máy bay.
Tình huống này chỉ có thể được khắc phục bằng một trí thông minh nhân tạo đáng tin cậy, không chỉ hiểu lệnh của phi công một cách hoàn hảo, mà còn phản ứng kịp thời với các tình huống khác nhau trên không.
Trong trường hợp phiên bản Su-57 hai chỗ ngồi, việc phát triển giao diện siêu tân tinh là không cần thiết. Hơn nữa, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga có thể trở thành trung tâm điều khiển chính thức cho một số UAV tấn công.
“Phi công thứ hai sẽ có thể giao các nhiệm vụ chiến đấu rủi ro hơn cho máy bay không người lái, chẳng hạn như phóng vũ khí hoặc sử dụng radar chủ động để tìm tiêm kích của đối phương".
"Điều này sẽ cho phép chiến đấu cơ Su-57 phóng máy bay không người lái vào vùng hoạt động của hệ thống radar và vũ khí của kẻ thù trong khi vẫn ở bên ngoài vùng nguy hiểm", Forbes viết.
Ấn bản Mỹ cho biết thêm, UAV S-70 Okhotnik của Nga có khả năng thực hiện các chuyến bay tự hành song song với Su-57. Tuy nhiên nhờ có phi công phụ, tiềm năng chiến đấu của máy bay không người lái sẽ được mở rộng đáng kể.
Ngoài ra cách tiếp cận này sẽ cho phép phi công tìm ra cách thoát khỏi những tình huống khẩn cấp một cách kịp thời, chẳng hạn như khi UAV mất liên lạc với vệ tinh.