Tiêm kích Su-57 dù được đánh giá là cuộc cách mạng hàng không của Nga nhưng chúng vẫn tồn tại một số điểm yếu cố hữu so với vũ khí cùng loại của Mỹ, một trong số đó là tính năng tàng hình không cao bằng F-22 và F-35.Tuy nhiên bất ngờ hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Nga tuần trước cho thấy một tiêm kích tàng hình Su-57 đã được thay đổi một chi tiết thiết kế quan trọng khi chúng được trang bị tấm chắn cửa hút khí động cơ, tính năng quan trọng có thể giảm độ bộc lộ radar và tăng khả năng ẩn mình cho chiến đấu cơ.Thông tin mới nhất cho thấy nguyên mẫu tiêm kích Su-57 mang số hiệu 509 được khởi động trước một chuyến bay thử. Hệ thống thủy lực được kích hoạt và diềm cánh được thu lại, cho thấy góc nhìn thẳng vào cửa hút khí động cơ bên trái máy bay.Một số chuyên gia quân sự đã điều chỉnh màu sắc và độ sáng của hình ảnh, lần đầu hé lộ tấm chắn radar được gắn trước cửa hút khí động cơ của nguyên mẫu Su-57.Các nguyên mẫu Su-57 đầu tiên sử dụng cửa hút khí động cơ hình chữ S để che chắn cánh quạt tầng nén động cơ, một trong những bộ phận có độ phản xạ radar lớn nhất trên tiêm kích.Dù sử dụng thiết kế này, một phần động cơ vẫn lộ ra, biến thành "điểm yếu chí tử" của Su-57 trước radar đối phương.Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng đây chính là lý do khả năng tàng hình của Su-57 Nga kém xa dòng F-22, F-35 Mỹ.Sự xuất hiện của tấm chắn làm từ vật liệu hấp thụ sóng radar có thể khắc phục nhược điểm này, nhưng nó chưa từng xuất hiện trên các nguyên mẫu Su-57 trước đây.Chuyên gia hàng không David Cenciotti của trang Aviationist cho rằng bộ phận này có thể được cấu thành từ nhiều khối khác nhau để bảo đảm dòng khí vào được động cơ mà không bị hạn chế.Tiêm kích Su-57 số hiệu 509 là nguyên mẫu thử nghiệm bay thứ 8 trong dự án phát triển chiến đấu cơ tàng hình Nga.Nguyên mẫu này được dùng để kiểm tra hệ thống điện tử hàng không hoàn chỉnh, cũng là nguyên mẫu được dùng trong giai đoạn phát triển thứ hai, tập trung vào động cơ Izdeliye 30 dành riêng cho dòng Su-57.Su-57 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được thiết kế để đối trọng với F-22 và F-35 của Mỹ.Chúng có chuyến bay đầu tiên vào năm 2010, tuy nhiên do gặp khó khăn về kỹ thuật nên Nga đã phải nhiều lần hoãn thời gian đưa vào trang bị loại chiến đấu cơ tối tân này.Nga từng hai lần triển khai Su-57 tới Syria vào cuối năm 2018 và tháng 12/2019 để thử nghiệm tác chiến thực tế.Dòng tiêm kích này được giới phân tích quân sự đánh giá cao về khả năng cơ động so với các đối thủ, nhưng khó thể hiện hết năng lực tàng hình khi vẫn đang dùng động cơ phát triển từ biến thể cho chiến đấu cơ đa năng Su-35S.Giám đốc đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Nga Rostec Sergei Chemezov ngày 7-12 cho biết sẽ bàn giao tiêm kích Su-57 đầu tiên trong lô 76 chiếc sản xuất loạt cho quân đội Nga trước năm 2021.Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy bản Su-57 sản xuất loạt đã khắc phục nhiều nhược điểm về khả năng tàng hình so với nguyên mẫu bay thử.Những thay đổi bao gồm tổ hợp bám bắt hồng ngoại có tấm chắn bằng vật liệu hấp thụ radar, cửa hút khí ở cánh đuôi đứng được điều chỉnh và khe hở giữa các tấm thân vỏ cũng bọc kín hơn.Máy bay được chế tạo với những vật liệu đặc biệt vừa có tính năng kết cấu vững chắc vừa có trọng lượng nhẹ lại có khả năng chống lại phản hồi của tín hiệu radar đối phương.Cũng có những đồn đoán từ trước rằng máy bay Su-57 sẽ được trang bị công nghệ tàng hình Plasma tiên tiến. Với công nghệ tàng hình Plasma, tín hiệu điện từ phát ra từ các đài radar và các phương tiện thông tin vô tuyến hầu như bị hấp thụ hoàn toàn và các đài radar của đối phương hầu như bị “mù tuyệt đối”, kể cả radar ở dải sóng mét và sóng mmRadar chính N050 lắp ở mũi máy bay truyền thống nhưng có thêm hai radar phụ vuông góc hai bên cho phép tăng góc quét gấp nhiều lần các máy bay chiến đấu hiện tại trên thế giới vốn chỉ có một radar nằm ở mũi.Ngoài ra Su-57 còn được trang bị hệ thống cảm biến quang-học vốn phổ biến 101KS để phát hiện, nhận diện theo dõi mọi mục tiêu trên không và hệ thống gây nhiễu hồng ngoại 101KS-O đánh lạc hướng tên lửa tầm nhiệtPhi công Su-57 còn được trang bị mỹ bay NSTsI-V để thuận tiện hơn trong việc khóa bắn mục tiêu khi không chiến.Khi trang bị động cơ mới, chiến đấu cơ Su-57 đạt tốc độ tối đa Mach 2 tức 2.140km/h, tầm bay với tốc độ siêu âm lên tới 1.500km (vượt xa thế hệ 4), trần bay 20.000m.Cũng giống các máy bay thế hệ thứ 5 khác, Su-57 có hai khoang vũ khí có kích cỡ dài khoảng 4,6m, rộng 1m. Ngoài ra còn có 6 giá treo bên ngoài cánh.Khoang vũ khí trong thân sẽ sử dụng kiểu giá phóng quay lắp nhiều tên lửa gồm: UVKU-50L (tải trọng 300kg) và UVKU-50U (tải trọng 700kg).Khoang vũ khí này có thể cho phép mang các tên lửa không đối không tầm ngắn K-75M2 và tầm trung K-77M; tên lửa không đối đất Kh-38M và bom thông minh 250-500kg và tên lửa chống hạm Kh-35UE.
Tiêm kích Su-57 dù được đánh giá là cuộc cách mạng hàng không của Nga nhưng chúng vẫn tồn tại một số điểm yếu cố hữu so với vũ khí cùng loại của Mỹ, một trong số đó là tính năng tàng hình không cao bằng F-22 và F-35.
Tuy nhiên bất ngờ hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội Nga tuần trước cho thấy một tiêm kích tàng hình Su-57 đã được thay đổi một chi tiết thiết kế quan trọng khi chúng được trang bị tấm chắn cửa hút khí động cơ, tính năng quan trọng có thể giảm độ bộc lộ radar và tăng khả năng ẩn mình cho chiến đấu cơ.
Thông tin mới nhất cho thấy nguyên mẫu tiêm kích Su-57 mang số hiệu 509 được khởi động trước một chuyến bay thử. Hệ thống thủy lực được kích hoạt và diềm cánh được thu lại, cho thấy góc nhìn thẳng vào cửa hút khí động cơ bên trái máy bay.
Một số chuyên gia quân sự đã điều chỉnh màu sắc và độ sáng của hình ảnh, lần đầu hé lộ tấm chắn radar được gắn trước cửa hút khí động cơ của nguyên mẫu Su-57.
Các nguyên mẫu Su-57 đầu tiên sử dụng cửa hút khí động cơ hình chữ S để che chắn cánh quạt tầng nén động cơ, một trong những bộ phận có độ phản xạ radar lớn nhất trên tiêm kích.
Dù sử dụng thiết kế này, một phần động cơ vẫn lộ ra, biến thành "điểm yếu chí tử" của Su-57 trước radar đối phương.
Nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng đây chính là lý do khả năng tàng hình của Su-57 Nga kém xa dòng F-22, F-35 Mỹ.
Sự xuất hiện của tấm chắn làm từ vật liệu hấp thụ sóng radar có thể khắc phục nhược điểm này, nhưng nó chưa từng xuất hiện trên các nguyên mẫu Su-57 trước đây.
Chuyên gia hàng không David Cenciotti của trang Aviationist cho rằng bộ phận này có thể được cấu thành từ nhiều khối khác nhau để bảo đảm dòng khí vào được động cơ mà không bị hạn chế.
Tiêm kích Su-57 số hiệu 509 là nguyên mẫu thử nghiệm bay thứ 8 trong dự án phát triển chiến đấu cơ tàng hình Nga.
Nguyên mẫu này được dùng để kiểm tra hệ thống điện tử hàng không hoàn chỉnh, cũng là nguyên mẫu được dùng trong giai đoạn phát triển thứ hai, tập trung vào động cơ Izdeliye 30 dành riêng cho dòng Su-57.
Su-57 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được thiết kế để đối trọng với F-22 và F-35 của Mỹ.
Chúng có chuyến bay đầu tiên vào năm 2010, tuy nhiên do gặp khó khăn về kỹ thuật nên Nga đã phải nhiều lần hoãn thời gian đưa vào trang bị loại chiến đấu cơ tối tân này.
Nga từng hai lần triển khai Su-57 tới Syria vào cuối năm 2018 và tháng 12/2019 để thử nghiệm tác chiến thực tế.
Dòng tiêm kích này được giới phân tích quân sự đánh giá cao về khả năng cơ động so với các đối thủ, nhưng khó thể hiện hết năng lực tàng hình khi vẫn đang dùng động cơ phát triển từ biến thể cho chiến đấu cơ đa năng Su-35S.
Giám đốc đốc điều hành tập đoàn quốc phòng Nga Rostec Sergei Chemezov ngày 7-12 cho biết sẽ bàn giao tiêm kích Su-57 đầu tiên trong lô 76 chiếc sản xuất loạt cho quân đội Nga trước năm 2021.
Hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy bản Su-57 sản xuất loạt đã khắc phục nhiều nhược điểm về khả năng tàng hình so với nguyên mẫu bay thử.
Những thay đổi bao gồm tổ hợp bám bắt hồng ngoại có tấm chắn bằng vật liệu hấp thụ radar, cửa hút khí ở cánh đuôi đứng được điều chỉnh và khe hở giữa các tấm thân vỏ cũng bọc kín hơn.
Máy bay được chế tạo với những vật liệu đặc biệt vừa có tính năng kết cấu vững chắc vừa có trọng lượng nhẹ lại có khả năng chống lại phản hồi của tín hiệu radar đối phương.
Cũng có những đồn đoán từ trước rằng máy bay Su-57 sẽ được trang bị công nghệ tàng hình Plasma tiên tiến. Với công nghệ tàng hình Plasma, tín hiệu điện từ phát ra từ các đài radar và các phương tiện thông tin vô tuyến hầu như bị hấp thụ hoàn toàn và các đài radar của đối phương hầu như bị “mù tuyệt đối”, kể cả radar ở dải sóng mét và sóng mm
Radar chính N050 lắp ở mũi máy bay truyền thống nhưng có thêm hai radar phụ vuông góc hai bên cho phép tăng góc quét gấp nhiều lần các máy bay chiến đấu hiện tại trên thế giới vốn chỉ có một radar nằm ở mũi.
Ngoài ra Su-57 còn được trang bị hệ thống cảm biến quang-học vốn phổ biến 101KS để phát hiện, nhận diện theo dõi mọi mục tiêu trên không và hệ thống gây nhiễu hồng ngoại 101KS-O đánh lạc hướng tên lửa tầm nhiệt
Phi công Su-57 còn được trang bị mỹ bay NSTsI-V để thuận tiện hơn trong việc khóa bắn mục tiêu khi không chiến.
Khi trang bị động cơ mới, chiến đấu cơ Su-57 đạt tốc độ tối đa Mach 2 tức 2.140km/h, tầm bay với tốc độ siêu âm lên tới 1.500km (vượt xa thế hệ 4), trần bay 20.000m.
Cũng giống các máy bay thế hệ thứ 5 khác, Su-57 có hai khoang vũ khí có kích cỡ dài khoảng 4,6m, rộng 1m. Ngoài ra còn có 6 giá treo bên ngoài cánh.
Khoang vũ khí trong thân sẽ sử dụng kiểu giá phóng quay lắp nhiều tên lửa gồm: UVKU-50L (tải trọng 300kg) và UVKU-50U (tải trọng 700kg).
Khoang vũ khí này có thể cho phép mang các tên lửa không đối không tầm ngắn K-75M2 và tầm trung K-77M; tên lửa không đối đất Kh-38M và bom thông minh 250-500kg và tên lửa chống hạm Kh-35UE.