Trước hết là Su-57 của Nga chưa hoàn chỉnh động cơ, mà vẫn dùng động cơ cũ, đó là động cơ AL-41F1. Động cơ này thực chất là phiên bản cải tiến của động cơ AL-31 trên tiêm kích Su-27, nên về thiết kế cốt lõi, cơ bản không có nhiều thay đổi. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Động cơ AL-31 được đưa vào sử dụng từ năm 1982, thậm chí còn sớm hơn dự án Su-57; ban đầu nó được phát triển giành cho tiêm kích MiG 1.44; nhưng chương trình MiG 1.44 đã bị khai tử, khi còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm. Ảnh : Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Wikipedia.Khi Nga bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, họ nhận thấy rằng, do kinh phí eo hẹp không đủ để phát triển loại động cơ mới; vì vậy họ tận dụng động cơ AL-41F1 trên các mẫu thử và Su-57 đời đầu. Ảnh : Động cơ AL-41F1. Nguồn: Wikipedia.Về hiệu suất, động cơ AL-41F1 không tồi, với trọng lượng chỉ 1,5 tấn, nhưng cho lực đẩy đến 176 kN; với tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lên đến 11/1. Ngoài ra, AL-41F1 còn được trang bị vòi phun vectơ ba chiều, cho Su-57 khả năng cơ động tốt. Tuy nhiên, động cơ này cũng tồn tại những điểm yếu rất lớn. Ảnh : Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Wikipedia.Tại Triển lãm Hàng không Moscow năm 2011, tiêm kích Su-57 khi lăn bánh trên đường băng, miệng vòi phun động cơ đã phụt ra một ngọn lửa dài. Sau đó phía nhà sản xuất công bố là do sự cố máy nén của động cơ AL-41F1, khiến buổi trình diễn chuyến bay lúc đó trực tiếp bị dừng lại. Vì tai nạn này, uy tín của Su-57 bị hạ thấp nghiêm trọng. Ảnh : Su-57 bị tai nạn động cơ tại triển lãm hàng không Moscow năm 2011 - Nguồn: Wikipedia.Đối với động cơ phát triển riêng cho tiêm kích Su-57, đó là động cơ mang tên "Sản phẩm 30", động cơ này đã được thử nghiệm trên Su-57 từ cuối năm 2017. Tuy nhiên, đến nay chưa có gì đảm bảo chắc chắn là động cơ này sẽ được đưa sử dụng vào tương lai gần. Ảnh: Một chiếc Su-57 đang trong quá trình lắp ráp - Nguồn: Wikipedia.Giới quân sự xem đây là một tín hiệu cho thấy, hiệu suất của động cơ "Sản phẩm 30" là rất hạn chế. Vì vậy, trước khi Su-57 được dùng động cơ mới và chứng tỏ được khả năng của một động cơ máy bay thế hệ 5, rất khó để các nước khác "xuống tiền" mua Su-57 một cách đơn giản và nhanh gọn. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Chương trình phát triển máy bay chiến đấu Su-57 ngoài đáp ứng yêu cầu trong nước, còn hướng tới thị trường xuất khẩu. Do vậy dễ hiểu là Su-57 thường xuyên xuất hiện tại các cuộc triển lãm quân sự lớn của Nga và được truyền thông Nga thường xuyên quảng cáo là "Niềm tự hào của nước Nga". Ảnh: Máy bay Su-57 tại một triển lãm quân sự của Nga - Nguồn: TASSTuy nhiên trên thực tế, Su-57 lại không nổi danh bằng Su-35; hiện nay các đơn chào hàng vũ khí Nga, kể cả khi có Tổng thống Putin, khi nói đến hợp tác quân sự, ông thường phớt lờ Su-57 và gợi ý cho đối tác mua máy bay Su-35. Như vậy khả năng Su-57 chưa sẵn sàng để có thể xuất khẩu. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Mặc dù Quân đội Nga đã đưa Su-57 vào biên chế (dù động cơ chưa hoàn thiện) và Nga công khai xuất khẩu Su-57; tuy nhiên do thiếu minh bạch, nên nhiều quốc gia có rất ít thông tin về loại máy bay này. Ngoài ra, những tai nạn hàng không cách đây ít lâu, khiến uy tín Su-57 xuống thấp, do vậy nhiều quốc gia lo ngại mà chưa đặt vấn đề trang bị. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Cùng với đó là Nga chưa có chiến lược xuất khẩu rõ ràng. Ví dụ Su-35 hiện là loại máy bay được nhiều quốc gia quan tâm, Trung Quốc và Ai Cập đều đã mua; UAE, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bày tỏ ý định mua Su-35. Trước tình hình đó, Nga dự định đưa Su-35 làm máy bay xuất khẩu chủ lực. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc mua Su-57 của khách hàng trong tương lai. Ảnh: Máy bay Su-35 - Nguồn: Wikipedia.Bên cạnh đó, một trong những lý do chính khiến Su-57 khó thoát khỏi biên giới Nga là thị trường cho loại máy bay này quá nhỏ. Lý do là khi đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm vào hoạt động, cần có sự hỗ trợ của một bộ hệ thống hỗ trợ hậu cần hoàn chỉnh, để phát huy hiệu quả chiến đấu; cùng với đó là chi phí cho bảo dưỡng không hề thấp. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Tuy nhiên khách hàng chính của máy bay chiến đấu Nga chủ yếu là các nước thuộc thế giới thứ ba với sức mạnh kinh tế hạn chế. Động lực đầu tiên họ mua máy bay chiến đấu của Nga để làm lực lượng phòng không nội địa. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.Trong trường hợp này, Su-35 và thậm chí cả MiG-29 rẻ hơn nhiều, nhưng hiệu suất đủ cao, có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Do đó, các quốc gia có thể mua Su-57 chỉ có thể là các nước như Ấn Độ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ dù có tiền, nhưng không thể mua F-35. Và lượng khách hàng ít ỏi như vậy, đương nhiên khiến Su-57 gặp khó khăn khi tìm thị trường xuất khẩu. Ảnh: Máy bay Su-35 - Nguồn: Wikipedia.Theo các chuyên gia quân sự, để có thể xuất khẩu được Su-57, Nga phải có chính sách kích cầu. Nếu Nga sẵn sàng từ bỏ một phần lợi nhuận, chấp nhận bán máy bay Su-57 cho các quốc gia khác dưới hình thức chiết khấu theo từng đợt và cho vay lãi suất thấp, thì dù Mỹ có ngăn cản, Su-57 của Nga vẫn giành được thị phần. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia. Video Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 - T50 PAK FA - Nguồn: QPVN
Trước hết là Su-57 của Nga chưa hoàn chỉnh động cơ, mà vẫn dùng động cơ cũ, đó là động cơ AL-41F1. Động cơ này thực chất là phiên bản cải tiến của động cơ AL-31 trên tiêm kích Su-27, nên về thiết kế cốt lõi, cơ bản không có nhiều thay đổi. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Động cơ AL-31 được đưa vào sử dụng từ năm 1982, thậm chí còn sớm hơn dự án Su-57; ban đầu nó được phát triển giành cho tiêm kích MiG 1.44; nhưng chương trình MiG 1.44 đã bị khai tử, khi còn đang ở trong giai đoạn thử nghiệm. Ảnh : Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Wikipedia.
Khi Nga bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, họ nhận thấy rằng, do kinh phí eo hẹp không đủ để phát triển loại động cơ mới; vì vậy họ tận dụng động cơ AL-41F1 trên các mẫu thử và Su-57 đời đầu. Ảnh : Động cơ AL-41F1. Nguồn: Wikipedia.
Về hiệu suất, động cơ AL-41F1 không tồi, với trọng lượng chỉ 1,5 tấn, nhưng cho lực đẩy đến 176 kN; với tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lên đến 11/1. Ngoài ra, AL-41F1 còn được trang bị vòi phun vectơ ba chiều, cho Su-57 khả năng cơ động tốt. Tuy nhiên, động cơ này cũng tồn tại những điểm yếu rất lớn. Ảnh : Động cơ AL-41F1 - Nguồn: Wikipedia.
Tại Triển lãm Hàng không Moscow năm 2011, tiêm kích Su-57 khi lăn bánh trên đường băng, miệng vòi phun động cơ đã phụt ra một ngọn lửa dài. Sau đó phía nhà sản xuất công bố là do sự cố máy nén của động cơ AL-41F1, khiến buổi trình diễn chuyến bay lúc đó trực tiếp bị dừng lại. Vì tai nạn này, uy tín của Su-57 bị hạ thấp nghiêm trọng. Ảnh : Su-57 bị tai nạn động cơ tại triển lãm hàng không Moscow năm 2011 - Nguồn: Wikipedia.
Đối với động cơ phát triển riêng cho tiêm kích Su-57, đó là động cơ mang tên "Sản phẩm 30", động cơ này đã được thử nghiệm trên Su-57 từ cuối năm 2017. Tuy nhiên, đến nay chưa có gì đảm bảo chắc chắn là động cơ này sẽ được đưa sử dụng vào tương lai gần. Ảnh: Một chiếc Su-57 đang trong quá trình lắp ráp - Nguồn: Wikipedia.
Giới quân sự xem đây là một tín hiệu cho thấy, hiệu suất của động cơ "Sản phẩm 30" là rất hạn chế. Vì vậy, trước khi Su-57 được dùng động cơ mới và chứng tỏ được khả năng của một động cơ máy bay thế hệ 5, rất khó để các nước khác "xuống tiền" mua Su-57 một cách đơn giản và nhanh gọn. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Chương trình phát triển máy bay chiến đấu Su-57 ngoài đáp ứng yêu cầu trong nước, còn hướng tới thị trường xuất khẩu. Do vậy dễ hiểu là Su-57 thường xuyên xuất hiện tại các cuộc triển lãm quân sự lớn của Nga và được truyền thông Nga thường xuyên quảng cáo là "Niềm tự hào của nước Nga". Ảnh: Máy bay Su-57 tại một triển lãm quân sự của Nga - Nguồn: TASS
Tuy nhiên trên thực tế, Su-57 lại không nổi danh bằng Su-35; hiện nay các đơn chào hàng vũ khí Nga, kể cả khi có Tổng thống Putin, khi nói đến hợp tác quân sự, ông thường phớt lờ Su-57 và gợi ý cho đối tác mua máy bay Su-35. Như vậy khả năng Su-57 chưa sẵn sàng để có thể xuất khẩu. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù Quân đội Nga đã đưa Su-57 vào biên chế (dù động cơ chưa hoàn thiện) và Nga công khai xuất khẩu Su-57; tuy nhiên do thiếu minh bạch, nên nhiều quốc gia có rất ít thông tin về loại máy bay này. Ngoài ra, những tai nạn hàng không cách đây ít lâu, khiến uy tín Su-57 xuống thấp, do vậy nhiều quốc gia lo ngại mà chưa đặt vấn đề trang bị. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Cùng với đó là Nga chưa có chiến lược xuất khẩu rõ ràng. Ví dụ Su-35 hiện là loại máy bay được nhiều quốc gia quan tâm, Trung Quốc và Ai Cập đều đã mua; UAE, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bày tỏ ý định mua Su-35. Trước tình hình đó, Nga dự định đưa Su-35 làm máy bay xuất khẩu chủ lực. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc mua Su-57 của khách hàng trong tương lai. Ảnh: Máy bay Su-35 - Nguồn: Wikipedia.
Bên cạnh đó, một trong những lý do chính khiến Su-57 khó thoát khỏi biên giới Nga là thị trường cho loại máy bay này quá nhỏ. Lý do là khi đưa máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm vào hoạt động, cần có sự hỗ trợ của một bộ hệ thống hỗ trợ hậu cần hoàn chỉnh, để phát huy hiệu quả chiến đấu; cùng với đó là chi phí cho bảo dưỡng không hề thấp. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Tuy nhiên khách hàng chính của máy bay chiến đấu Nga chủ yếu là các nước thuộc thế giới thứ ba với sức mạnh kinh tế hạn chế. Động lực đầu tiên họ mua máy bay chiến đấu của Nga để làm lực lượng phòng không nội địa. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Trong trường hợp này, Su-35 và thậm chí cả MiG-29 rẻ hơn nhiều, nhưng hiệu suất đủ cao, có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Do đó, các quốc gia có thể mua Su-57 chỉ có thể là các nước như Ấn Độ, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ dù có tiền, nhưng không thể mua F-35. Và lượng khách hàng ít ỏi như vậy, đương nhiên khiến Su-57 gặp khó khăn khi tìm thị trường xuất khẩu. Ảnh: Máy bay Su-35 - Nguồn: Wikipedia.
Theo các chuyên gia quân sự, để có thể xuất khẩu được Su-57, Nga phải có chính sách kích cầu. Nếu Nga sẵn sàng từ bỏ một phần lợi nhuận, chấp nhận bán máy bay Su-57 cho các quốc gia khác dưới hình thức chiết khấu theo từng đợt và cho vay lãi suất thấp, thì dù Mỹ có ngăn cản, Su-57 của Nga vẫn giành được thị phần. Ảnh: Máy bay Su-57 - Nguồn: Wikipedia.
Video Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 - T50 PAK FA - Nguồn: QPVN