Theo Reuters đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tayyip Erdogan ngày 17/10 tiết lộ việc Mỹ đề xuất bán cho Ankara các tiêm kích F-16, sau khi Washington loại bỏ Ankara khỏi chương trình F-35 vì mua tên lửa phòng không S-400 của Nga.Phát biểu trước chuyến công du tới Tây Phi, ông Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ trả lại khoản tiền 1,4 tỷ USD mà họ đã đầu tư cho chương trình tiêm kích F-35 và các cuộc đàm phán về vấn đề này vẫn đang diễn ra."Có một khoản thanh toán 1,4 tỷ USD chúng tôi đã thực hiện trong chương trình F-35 và Mỹ đã có đề xuất như vậy (mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ thay vì trả lại tiền). Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi nói rằng hãy thực hiện bất cứ động thái nào cần thiết để đáp ứng nhu cầu phòng vệ của Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan cho biết, và nhấn mạnh các máy bay F-16 sẽ khiến giúp phi đội tiêm kích của nước này mạnh hơn.Trước đó, Reuters cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng từng đề nghị Mỹ bán 40 tiêm kích F-16 và gần 80 gói hiện đại hóa cho các máy bay quân sự cho Ankara.Ankara cũng từng đặt hàng hơn 100 chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35 do Lockheed Martin sản xuất và đã chuyển trước một khoản tiền tương đương 1,4 tỷ USD cho việc nghiên cứu, phát triển hoàn thiện loại tiêm kích này.Tuy nhiên, Mỹ đã gạt Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 vào năm 2019 sau khi Ankara kiên quyết mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga bất chấp mọi cảnh báo từ phía Washington. Mỹ quan ngại rằng, lá chắn phòng thủ tên lửa của Moscow nếu hoạt động trong lực lượng của thành viên NATO, có thể sẽ "bắt bài" toàn bộ mọi điểm yếu của tiêm kích F-35.Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần khẳng định, họ sẽ triển khai độc lập S-400 mà không tích hợp vào hệ thống của NATO nên sẽ không gây ra rủi ro về an ninh với khối liên minh quân sự này.Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 cũng kích hoạt lệnh trừng phạt từ Mỹ. Tháng 12/2020, Mỹ đưa Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng (SSB), người đứng đầu cơ quan này - Ismail Demir và ba quan chức khác vào "danh sách đen". Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối động thái này là "sai lầm".Sau đó, Mỹ tiếp tục cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không mua thêm S-400 của Nga. Tuy nhiên, ông Erdogan cho biết, Ankara vẫn tiếp tục ý định mua lô S-400 thứ 2 của Moscow, động thái có thể khiến căng thẳng Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang.Cuối tháng trước, Tổng thống Erdogan cũng yêu cầu Mỹ bàn giao cho nước này tiêm kích tàng hình F-35, hoặc trả lại 1,4 tỷ USD mà Ankara đã đóng góp cho dự án.Giới quan sát cho rằng, việc Mỹ đề xuất bán tiêm kích F-16, thay thế cho việc “bùng kèo” F-35 trước đó, là hành động đầy tính "cứu vát tình hình". Đơn giản là vì, chiến đấu cơ F-16 tỏ ra kém cỏi về mọi mặt, so với một tiêm kích thế hệ 5 hiện đại bậc nhất như F-35.Phiên bản nổi trội nhất trong chương trình máy bay F-16 của Mỹ, được cho là phiên bản F-16V Block 70/72, biệt danh là F-16V Viper - phiên bản này đã từng được Mỹ bán cho Đài Loan với số lượng khá lớn.F-16V là một phiên bản nâng cấp của dòng F-16 hạng nhẹ trước đó, bất chấp lời quảng cáo về việc F-16V có sức mạnh tiệm cận tiêm kích thế hệ 5, về cơ bản đây vẫn chỉ là một chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ 4 được nâng cấp thêm.Vẫn mang cùng một khung thân và động cơ của F-16 hạng nhẹ cũ. Nhưng đối với F-16V, được trang bị thêm radar mảng pha chủ động AESA vượt trội hơn tới 2 lần, mức độ phản xạ sóng radar cũng thấp hơn, giúp tiêm kích này trở thành một tiêm kích tàng hình, và được trang bị hệ thống tác chiến điện tử cũng như hệ thống điện tử hàng không mới.Các hệ thống mới được nâng cấp trên F-16V cũng chính là tiền đề giúp nó có phạm vi chiến đấu vượt trội hơn thế hệ cũ khi nâng từ khoảng 550km lên thành 1.250km.Về hỏa lực của F-16V Viper, chiếc tiêm kích này có thể mang theo mình tới 7,9 tấn vũ khí, gần tương đương với dòng chiến đấu cơ hạng nặng của Nga là Su-30 và các phiên bản cải tiến của chúng.F-16V có thể sử dụng các tên lửa không đối không AIM-9X.Tiêm kích này còn có thể mang theo tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM hoặc bom JDAM để tấn công các cụm radar của đối phương. Tuổi thọ khung thân của F-16V cũng được cải thiện hơn khi có thể bền bỉ suốt 9.000 giờ bay. Với tuổi thọ này, F-16V đã hơn tới 3 lần so với các máy bay chiến đấu của Nga. Có thể nói, F-16 chính là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ xuất sắc và thành công nhất của Mỹ, khi tính từ 1976 đến nay, đã sản xuất một số lượng lớn lên tới 5.000 chiếc và hiện diện trên 24 quốc gia. Nguồn ảnh: USAF. Thông số và hình ảnh thực tế của F-16V Viper, màn biểu diễn trên không trung tuyệt vời. Nguồn: ONE SECOND.
Theo Reuters đưa tin, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Tayyip Erdogan ngày 17/10 tiết lộ việc Mỹ đề xuất bán cho Ankara các tiêm kích F-16, sau khi Washington loại bỏ Ankara khỏi chương trình F-35 vì mua tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Phát biểu trước chuyến công du tới Tây Phi, ông Erdogan cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ trả lại khoản tiền 1,4 tỷ USD mà họ đã đầu tư cho chương trình tiêm kích F-35 và các cuộc đàm phán về vấn đề này vẫn đang diễn ra.
"Có một khoản thanh toán 1,4 tỷ USD chúng tôi đã thực hiện trong chương trình F-35 và Mỹ đã có đề xuất như vậy (mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ thay vì trả lại tiền). Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi nói rằng hãy thực hiện bất cứ động thái nào cần thiết để đáp ứng nhu cầu phòng vệ của Thổ Nhĩ Kỳ", ông Erdogan cho biết, và nhấn mạnh các máy bay F-16 sẽ khiến giúp phi đội tiêm kích của nước này mạnh hơn.
Trước đó, Reuters cũng cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng từng đề nghị Mỹ bán 40 tiêm kích F-16 và gần 80 gói hiện đại hóa cho các máy bay quân sự cho Ankara.
Ankara cũng từng đặt hàng hơn 100 chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35 do Lockheed Martin sản xuất và đã chuyển trước một khoản tiền tương đương 1,4 tỷ USD cho việc nghiên cứu, phát triển hoàn thiện loại tiêm kích này.
Tuy nhiên, Mỹ đã gạt Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 vào năm 2019 sau khi Ankara kiên quyết mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga bất chấp mọi cảnh báo từ phía Washington.
Mỹ quan ngại rằng, lá chắn phòng thủ tên lửa của Moscow nếu hoạt động trong lực lượng của thành viên NATO, có thể sẽ "bắt bài" toàn bộ mọi điểm yếu của tiêm kích F-35.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần khẳng định, họ sẽ triển khai độc lập S-400 mà không tích hợp vào hệ thống của NATO nên sẽ không gây ra rủi ro về an ninh với khối liên minh quân sự này.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 cũng kích hoạt lệnh trừng phạt từ Mỹ. Tháng 12/2020, Mỹ đưa Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng (SSB), người đứng đầu cơ quan này - Ismail Demir và ba quan chức khác vào "danh sách đen". Thổ Nhĩ Kỳ đã lên tiếng phản đối động thái này là "sai lầm".
Sau đó, Mỹ tiếp tục cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không mua thêm S-400 của Nga. Tuy nhiên, ông Erdogan cho biết, Ankara vẫn tiếp tục ý định mua lô S-400 thứ 2 của Moscow, động thái có thể khiến căng thẳng Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục leo thang.
Cuối tháng trước, Tổng thống Erdogan cũng yêu cầu Mỹ bàn giao cho nước này tiêm kích tàng hình F-35, hoặc trả lại 1,4 tỷ USD mà Ankara đã đóng góp cho dự án.
Giới quan sát cho rằng, việc Mỹ đề xuất bán tiêm kích F-16, thay thế cho việc “bùng kèo” F-35 trước đó, là hành động đầy tính "cứu vát tình hình". Đơn giản là vì, chiến đấu cơ F-16 tỏ ra kém cỏi về mọi mặt, so với một tiêm kích thế hệ 5 hiện đại bậc nhất như F-35.
Phiên bản nổi trội nhất trong chương trình máy bay F-16 của Mỹ, được cho là phiên bản F-16V Block 70/72, biệt danh là F-16V Viper - phiên bản này đã từng được Mỹ bán cho Đài Loan với số lượng khá lớn.
F-16V là một phiên bản nâng cấp của dòng F-16 hạng nhẹ trước đó, bất chấp lời quảng cáo về việc F-16V có sức mạnh tiệm cận tiêm kích thế hệ 5, về cơ bản đây vẫn chỉ là một chiến đấu cơ hạng nhẹ thế hệ 4 được nâng cấp thêm.
Vẫn mang cùng một khung thân và động cơ của F-16 hạng nhẹ cũ. Nhưng đối với F-16V, được trang bị thêm radar mảng pha chủ động AESA vượt trội hơn tới 2 lần, mức độ phản xạ sóng radar cũng thấp hơn, giúp tiêm kích này trở thành một tiêm kích tàng hình, và được trang bị hệ thống tác chiến điện tử cũng như hệ thống điện tử hàng không mới.
Các hệ thống mới được nâng cấp trên F-16V cũng chính là tiền đề giúp nó có phạm vi chiến đấu vượt trội hơn thế hệ cũ khi nâng từ khoảng 550km lên thành 1.250km.
Về hỏa lực của F-16V Viper, chiếc tiêm kích này có thể mang theo mình tới 7,9 tấn vũ khí, gần tương đương với dòng chiến đấu cơ hạng nặng của Nga là Su-30 và các phiên bản cải tiến của chúng.
F-16V có thể sử dụng các tên lửa không đối không AIM-9X.Tiêm kích này còn có thể mang theo tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM hoặc bom JDAM để tấn công các cụm radar của đối phương.
Tuổi thọ khung thân của F-16V cũng được cải thiện hơn khi có thể bền bỉ suốt 9.000 giờ bay. Với tuổi thọ này, F-16V đã hơn tới 3 lần so với các máy bay chiến đấu của Nga.
Có thể nói, F-16 chính là dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ xuất sắc và thành công nhất của Mỹ, khi tính từ 1976 đến nay, đã sản xuất một số lượng lớn lên tới 5.000 chiếc và hiện diện trên 24 quốc gia. Nguồn ảnh: USAF.
Thông số và hình ảnh thực tế của F-16V Viper, màn biểu diễn trên không trung tuyệt vời. Nguồn: ONE SECOND.