Trả lời trên một kênh truyền hình hôm 18/10 vừa qua, Chủ tịch Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB), ông Ismail Demir đã cảnh báo, nước này có thể mua các tiêm kích Su-35 và Su-57 của Nga nếu Mỹ tiếp tục đóng băng thương vụ bán F-16 cho Ankara."Nếu thương vụ mua và nâng cấp F-16 không mang lại kết quả, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để bị rơi vào tình huống không có lựa chọn thay thế. Nếu cần thiết, việc mua Su-35 và Su-57 có thể được thảo luận bất cứ lúc nào. Ngành công nghiệp quốc phòng sẽ làm mọi cách để đảm bảo an ninh và nếu như có phát sinh vấn đề nào đó, chúng tôi luôn tìm được giải pháp", ông Demir tuyên bố.Trước đấy, đã có thông tin về việc Mỹ đề xuất bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các tiêm kích F-16 thay cho vụ “huỷ kèo” với Ankara trong chương trình F-35 vì nước này mua lá chắn tên lửa Nga S-400.Trong cơ quan lập pháp Mỹ, dường như có một sự ủng hộ lưỡng đảng nhằm thúc đẩy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gia tăng áp lực lên Ankara, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã mua tên lửa phòng không S-400 của Nga bất chấp Washington nhiều lần cảnh báo.Căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nóng lên trong thời gian qua vì các vấn đề xoay quanh S-400 và F-35. Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhiều lần bác bỏ lo ngại của Mỹ rằng S-400 của Nga sẽ gây ra rủi ro an ninh với tiêm kích tàng hình của Washington, nhấn mạnh Ankara sẽ triển khai độc lập S-400 mà không tích hợp vào hệ thống của NATO.Còn về các tiêm kích của Nga mà Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng tới cho việc thay thế F-16 của Mỹ, đây đều là những máy bay chiến đấu đa năng của Nga. Trong đó, riêng Su-57 còn mang khả năng tàng hình.Trước tiên, về tiêm kích đa năng Sukhoi Su-35 (tên hiệu NATO là: Flanker-E). Loại tiêm kích này ban đầu được phát triển từ Su-27 thành Su-27M, và sau khi Liên Xô giải thể đã định danh chiếc tiêm kích này là Su-35 nhằm thu hút đặt hàng xuất khẩu.Su-35 được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi và được chế tạo bởi Nhà máy máy bay Komsomolsk-on-Amur của Nga. Chiếc tiêm kích này sở hữu cho mình một kích thước tương đối lớn, với chiều dài thân là 21.9m, sải cánh lên tới 15.3m và chiều cao là 5.9m.Chiếc tiêm kích đa năng này có tải trọng cất cánh đáng kể, đạt 34.500kg với 1 phi hành đoàn. Với tải trọng như vây, thế nhưng chiếc tiêm kích này vẫn có thể linh hoạt, bay với tốc độ cao.Được trang bị cho mình 2 bộ động cơ tua-bin phản lực đốt sau Saturn AL-41FS, cho phép Su-35 có thể đạt tốc độ cực đại lên tới 2.400km/h. Đi kèm tốc độ “kinh hoàng” này, Su-35 có một phạm vi bao quát khá tốt, lên tới 3.600km và chiến đấu hiệu quả trong phạm vi 1.600km.Về vũ trang của Su-35, xuất hiện trên chiếc tiêm kích này có tới 12 điểm cứng, bao gồm 2 ray đầu cánh và tới 10 trạm ở cánh và thân máy bay. Đem lại cho chiếc tiêm kích này sức chưa lên tới 8.000kg vũ khí, thậm chí còn chuẩn bị dự phòng cho việc mang theo tổ hợp tên lửa S-25 của Nga.Su-35 còn có cho mình hệ thống tên lửa tấn công đầy đủ các mặt trận, từ trên không, mặt đất, mặt biển hay cả các tên lửa bức xạ. Với sự xuất hiện của các loại tên lửa uy lực lớn, có thể nói, chiếc tiêm kích sẽ là một mối đe doạ từ trên không.Để hỗ trợ tác chiến, cũng như phòng thủ, chiếc Su-35 còn có cho mình một khẩu pháo tự động cỡ nòng 30mm với 150 viên đạn trong thân.Không chỉ vậy, với một lượng lớn bom dẫn đường các loại với uy lực đáng sợ, Su-35 có thể dễ dàng tạo ra một trận oanh tạc lớn trên mặt trận mà nó đang thực thi nhiệm vụ.Còn về chiếc tiêm kích tàng hình đa năng Sukhoi Su-57 của Nga, đây chính là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên nhập biên chế của Nga mà được trang bị công nghệ tàng hình.Su-57 đã là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga do United Aircraft Corporation (UAC) thuộc Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga (Rostec) sản xuất. Đây là một chiếc tiêm kích cùng thế hệ với các máy bay chiến đấu như J-22 của Trung Quốc, F-22 Mỹ và đặc biệt, chính là chiếc F-35 mà Mỹ từng “huỷ kèo” với Ankara.Về các đặc điểm vượt trội của loại tiêm kích này, không thể không kể đến việc nó có khả năng tàng hình. Theo phía Nga, máy bay này đã được sử dụng rộng rãi các nguyên liệu composite để triệt tiêu radar, cho phéo Su-57 có khả năng này và là tiền đề cho việc nó đạt được tốc độ hành trình siêu thanh.Su-57 được trang bị hệ thống điện tử tối tân nhất mà Nga sở hữu, được trang bị cả trí tuệ nhân tạo (AI) và được bố trí radar toàn thân chứ không còn chỉ trên mũi của máy bay. Mang lại cho nó khả năng siêu chính xác, với độ bao quát phạm vi rộng tới 3.500km.Ngoài ra, Su-57 còn được cải tiến về mặt khoang chứa vũ khí, điều mà sẽ là tiền đề cho sức mạnh của nó khi xuất hiện tại các mặt trận.Su-57 có 12 giá treo vũ khí bao gồm 6 giá phía ngoài và 6 giá nội bộ trong thân. Với một hệ thống các loại tên lửa uy lực lớn phù hợp cho các mặt trận riêng biệt như không đối đất, không đối hạm, không đối không hay cả tên lửa chống bức xạ đều xuất hiện.Ngoài ra, chiếc tiêm kích này còn có cho mình hệ thống bom dẫn đường đồ sộ tải trọng lớn, sự xuất hiện mới khi có cả đầu đạn chống tăng được mệnh danh là “mũi khoan” chống tăng là một hệ thống bom chùm nặng tới hơn 500kg.Và mặc dù với tải trọng lớn như vậy, thế nhưng Su-57 vẫn được coi là một tiêm kích siêu hành trình. Tốc độ và sự linh hoạt của nó vẫn luôn được đảm bảo khi được trang bị động cơ tua-bin đốt sau Saturn, cho phép nó đạt vận tốc tối đa lên tới Mach 2 và có phạm vi siêu thanh là 1.500km.Nhà sản xuất Rostec của tiêm kích này cũng cho biết “máy bay chiến đấu Su-57 và Su-75 Checkmate của Nga, luôn khiến phương Tây cảm thấy khó chịu và thường xuyên trở thành tâm điểm tin giả của truyền thông phương Tây”.Và theo các tin tức gần đây, hơn 70 chiếc Su-57 này sẽ được chuyển giao cho Quân đội Nga trong năm 2027, bao gồm cả một số loại máy bay chiến đấu khác. Tuy nhiên, tính đến nay thì mới chỉ có 10 nguyên mẫu thử nghiệm và 2 nguyên mẫu của Su-57 được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Foxt.
Hình ảnh chiếc tiêm kích tàng hình đa năng Su-57 ngoài thực tế. Nguồn: Haci Productions.
Trả lời trên một kênh truyền hình hôm 18/10 vừa qua, Chủ tịch Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB), ông Ismail Demir đã cảnh báo, nước này có thể mua các tiêm kích Su-35 và Su-57 của Nga nếu Mỹ tiếp tục đóng băng thương vụ bán F-16 cho Ankara.
"Nếu thương vụ mua và nâng cấp F-16 không mang lại kết quả, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để bị rơi vào tình huống không có lựa chọn thay thế. Nếu cần thiết, việc mua Su-35 và Su-57 có thể được thảo luận bất cứ lúc nào. Ngành công nghiệp quốc phòng sẽ làm mọi cách để đảm bảo an ninh và nếu như có phát sinh vấn đề nào đó, chúng tôi luôn tìm được giải pháp", ông Demir tuyên bố.
Trước đấy, đã có thông tin về việc Mỹ đề xuất bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các tiêm kích F-16 thay cho vụ “huỷ kèo” với Ankara trong chương trình F-35 vì nước này mua lá chắn tên lửa Nga S-400.
Trong cơ quan lập pháp Mỹ, dường như có một sự ủng hộ lưỡng đảng nhằm thúc đẩy chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden gia tăng áp lực lên Ankara, do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã mua tên lửa phòng không S-400 của Nga bất chấp Washington nhiều lần cảnh báo.
Căng thẳng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng nóng lên trong thời gian qua vì các vấn đề xoay quanh S-400 và F-35. Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhiều lần bác bỏ lo ngại của Mỹ rằng S-400 của Nga sẽ gây ra rủi ro an ninh với tiêm kích tàng hình của Washington, nhấn mạnh Ankara sẽ triển khai độc lập S-400 mà không tích hợp vào hệ thống của NATO.
Còn về các tiêm kích của Nga mà Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng tới cho việc thay thế F-16 của Mỹ, đây đều là những máy bay chiến đấu đa năng của Nga. Trong đó, riêng Su-57 còn mang khả năng tàng hình.
Trước tiên, về tiêm kích đa năng Sukhoi Su-35 (tên hiệu NATO là: Flanker-E). Loại tiêm kích này ban đầu được phát triển từ Su-27 thành Su-27M, và sau khi Liên Xô giải thể đã định danh chiếc tiêm kích này là Su-35 nhằm thu hút đặt hàng xuất khẩu.
Su-35 được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi và được chế tạo bởi Nhà máy máy bay Komsomolsk-on-Amur của Nga. Chiếc tiêm kích này sở hữu cho mình một kích thước tương đối lớn, với chiều dài thân là 21.9m, sải cánh lên tới 15.3m và chiều cao là 5.9m.
Chiếc tiêm kích đa năng này có tải trọng cất cánh đáng kể, đạt 34.500kg với 1 phi hành đoàn. Với tải trọng như vây, thế nhưng chiếc tiêm kích này vẫn có thể linh hoạt, bay với tốc độ cao.
Được trang bị cho mình 2 bộ động cơ tua-bin phản lực đốt sau Saturn AL-41FS, cho phép Su-35 có thể đạt tốc độ cực đại lên tới 2.400km/h. Đi kèm tốc độ “kinh hoàng” này, Su-35 có một phạm vi bao quát khá tốt, lên tới 3.600km và chiến đấu hiệu quả trong phạm vi 1.600km.
Về vũ trang của Su-35, xuất hiện trên chiếc tiêm kích này có tới 12 điểm cứng, bao gồm 2 ray đầu cánh và tới 10 trạm ở cánh và thân máy bay. Đem lại cho chiếc tiêm kích này sức chưa lên tới 8.000kg vũ khí, thậm chí còn chuẩn bị dự phòng cho việc mang theo tổ hợp tên lửa S-25 của Nga.
Su-35 còn có cho mình hệ thống tên lửa tấn công đầy đủ các mặt trận, từ trên không, mặt đất, mặt biển hay cả các tên lửa bức xạ. Với sự xuất hiện của các loại tên lửa uy lực lớn, có thể nói, chiếc tiêm kích sẽ là một mối đe doạ từ trên không.
Để hỗ trợ tác chiến, cũng như phòng thủ, chiếc Su-35 còn có cho mình một khẩu pháo tự động cỡ nòng 30mm với 150 viên đạn trong thân.
Không chỉ vậy, với một lượng lớn bom dẫn đường các loại với uy lực đáng sợ, Su-35 có thể dễ dàng tạo ra một trận oanh tạc lớn trên mặt trận mà nó đang thực thi nhiệm vụ.
Còn về chiếc tiêm kích tàng hình đa năng Sukhoi Su-57 của Nga, đây chính là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên nhập biên chế của Nga mà được trang bị công nghệ tàng hình.
Su-57 đã là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Nga do United Aircraft Corporation (UAC) thuộc Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga (Rostec) sản xuất. Đây là một chiếc tiêm kích cùng thế hệ với các máy bay chiến đấu như J-22 của Trung Quốc, F-22 Mỹ và đặc biệt, chính là chiếc F-35 mà Mỹ từng “huỷ kèo” với Ankara.
Về các đặc điểm vượt trội của loại tiêm kích này, không thể không kể đến việc nó có khả năng tàng hình. Theo phía Nga, máy bay này đã được sử dụng rộng rãi các nguyên liệu composite để triệt tiêu radar, cho phéo Su-57 có khả năng này và là tiền đề cho việc nó đạt được tốc độ hành trình siêu thanh.
Su-57 được trang bị hệ thống điện tử tối tân nhất mà Nga sở hữu, được trang bị cả trí tuệ nhân tạo (AI) và được bố trí radar toàn thân chứ không còn chỉ trên mũi của máy bay. Mang lại cho nó khả năng siêu chính xác, với độ bao quát phạm vi rộng tới 3.500km.
Ngoài ra, Su-57 còn được cải tiến về mặt khoang chứa vũ khí, điều mà sẽ là tiền đề cho sức mạnh của nó khi xuất hiện tại các mặt trận.
Su-57 có 12 giá treo vũ khí bao gồm 6 giá phía ngoài và 6 giá nội bộ trong thân. Với một hệ thống các loại tên lửa uy lực lớn phù hợp cho các mặt trận riêng biệt như không đối đất, không đối hạm, không đối không hay cả tên lửa chống bức xạ đều xuất hiện.
Ngoài ra, chiếc tiêm kích này còn có cho mình hệ thống bom dẫn đường đồ sộ tải trọng lớn, sự xuất hiện mới khi có cả đầu đạn chống tăng được mệnh danh là “mũi khoan” chống tăng là một hệ thống bom chùm nặng tới hơn 500kg.
Và mặc dù với tải trọng lớn như vậy, thế nhưng Su-57 vẫn được coi là một tiêm kích siêu hành trình. Tốc độ và sự linh hoạt của nó vẫn luôn được đảm bảo khi được trang bị động cơ tua-bin đốt sau Saturn, cho phép nó đạt vận tốc tối đa lên tới Mach 2 và có phạm vi siêu thanh là 1.500km.
Nhà sản xuất Rostec của tiêm kích này cũng cho biết “máy bay chiến đấu Su-57 và Su-75 Checkmate của Nga, luôn khiến phương Tây cảm thấy khó chịu và thường xuyên trở thành tâm điểm tin giả của truyền thông phương Tây”.
Và theo các tin tức gần đây, hơn 70 chiếc Su-57 này sẽ được chuyển giao cho Quân đội Nga trong năm 2027, bao gồm cả một số loại máy bay chiến đấu khác. Tuy nhiên, tính đến nay thì mới chỉ có 10 nguyên mẫu thử nghiệm và 2 nguyên mẫu của Su-57 được sản xuất hàng loạt. Nguồn ảnh: Foxt.
Hình ảnh chiếc tiêm kích tàng hình đa năng Su-57 ngoài thực tế. Nguồn: Haci Productions.