Moscow đã có có ý định phát triển máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 ngay từ khi Liên Xô tan rã; nhưng do khó khăn tài chính, công việc chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2002, và phải đến tháng 1/2010, chiếc Su-57 mới thực hiện chuyến bay đầu tiên.Tập đoàn công nghệ nhà nước Nga Rostec trong tuần qua đã thông báo rằng, họ đang trên đà chuyển giao hơn 70 chiếc Su-57 cho Không quân Nga vào năm 2027 theo đúng kế hoạch.Một số chiếc Su-57 thậm chí sẽ được chuyển giao trong năm nay. Những tuyên bố từ Rostec, là để đáp lại một bài báo từ National Interest của Mỹ, trong đó nói rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Nga hoàn toàn “không có khả năng đi vào hoạt động trước năm 2027”.Chiến đấu cơ Su-57 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 do United Aircraft Corporation (UAC) thuộc Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga (Rostec) sản xuất. Đây là máy bay cùng thế hệ với các loại máy bay thế hệ 5 như F-22, F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng, Su-57 sẽ không sớm đạt được tiến bộ nào và khó có khả năng được đưa vào trang bị hoàn toàn theo kế hoạch trước năm 2027. Lý do kế hoạch có thể bị trì hoãn do chi phí vượt quá và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D). Theo các chuyên gia Mỹ, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Su-57 không có một kế hoạch khả thi thực sự. Mặc dù UAC đã tích hợp hơn 20 công ty sản xuất hàng không của Nga thành một đơn vị, nhưng nó không đạt được nhiều thành công. UAC chỉ đạt được thành tựu trong việc sử dụng các thiết kế cũ, nhưng vẫn chưa có đổi mới đáng kể.Rostec cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin “Chương trình phát triển máy bay chiến đấu Su-57 và Su-75 Checkmate của Nga, luôn khiến phương Tây cảm thấy khó chịu và thường xuyên trở thành tâm điểm tin giả của truyền thông phương Tây. Những sự thật về Su-57 của Nga không giống những gì mà truyền thông phương Tây công bố. Thực tế là Su-57 đã được sản xuất hàng loạt và giao hàng đúng hẹn. Hơn 70 chiếc Su-57 sẽ được chuyển giao vào năm 2027, bao gồm cả một số máy bay chiến đấu trong năm nay”.Hầu hết các thông tin trên các phương tiện truyền thông chỉ khẳng định, đến thời điểm hiện tại, chỉ có một tá máy bay được chuyển giao cho lực lượng Không quân Nga vào năm ngoái. Điều đó bao gồm 10 nguyên mẫu thử nghiệm và hai nguyên mẫu được sản xuất hàng loạt.Nhưng thực tế họ không rõ có bao nhiêu chiếc (nếu có) Su-57, đã thực sự được chuyển giao vào năm 2021? Hãng thông tấn TASS cho biết, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ nhận được 22 máy bay chiến đấu Su-57 vào cuối năm 2024 và 76 chiếc vào năm 2028. Su-57 là máy bay chiến đấu tàng hình đa năng có thể tiêu diệt mọi loại mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển. Theo phía Nga, máy bay này sử dụng một số lượng lớn vật liệu composite để có khả năng tàng hình và đạt được hành trình siêu thanh. Su-57 còn được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất mà Nga sở hữu, máy bay được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), được coi như một phi công ảo trên máy bay và radar bố trí trên toàn bộ thân máy bay (chứ không chỉ ở mũi máy bay). Su-57 cũng cho thấy nhiều đổi mới về thiết kế, đặc biệt là về khoang chứa vũ khí. Mặc dù Su-57 đã hoạt động tốt khi mới ra mắt, nhưng nó cũng đã phải nhận rất nhiều lời chỉ trích. Vào tháng 12/2019, chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên đã bị rơi trong chuyến bay thử nghiệm ở vùng Viễn Đông của Nga; sự việc này cũng khiến thời gian đưa vào biên chế của Su-57 bị chậm khoảng một năm. Tổ chức tư vấn RAND của Mỹ cũng cho rằng, Su-57 hiện tại vẫn sử dụng động cơ kiểu cũ, nên nó chưa phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thực thụ. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Su-57 thiếu khả năng tàng hình, đặc biệt là khi so sánh với F-35 và F-22 của Mỹ. Một số chuyên gia cũng nhận thấy, Su-57 thực sự có khả năng cơ động cao hơn F-35, nhưng diện tích phản xạ radar của máy bay lớn hơn đáng kể, đặc biệt là ở hai bên hông và đuôi máy bay; điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tàng hình tổng thể của máy bay.Điều này cho thấy khả năng tàng hình của Su-57 có thể chỉ được thiết kế như một chức năng phụ, và Su-57 chỉ để thực hiện các nhiệm vụ tàng hình hạn chế. Đầu năm nay, một quan chức cấp cao của Rostec tuyên bố rằng, nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu Su-57, điều này cũng làm dấy lên suy đoán, Ấn Độ là một khách hàng tiềm năng của loại máy bay này. Theo suy đoán, những khách hàng mua Su-57 tiềm năng bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Algeria, Ai Cập và các quốc gia khác. Tuy nhiên, thứ mà Ấn Độ có thể mua là mẫu cải tiến trong tương lai của Su-57, hoặc máy bay chiến đấu tàng hình hạng nhẹ Su-75 Checkmate mới ra mắt của Nga.Giá thành của Su-57 vẫn là “một vấn đề” đối với Moscow. Với chi phí thô cho mỗi mẫu khoảng 40 triệu USD, Su-57 tích hợp hệ thống điện tử hàng không hiện đại, khí động học hàng đầu và vũ khí hiện đại vào một gói tương đối hợp túi tiền.Nhưng ngay cả với mục tiêu “khiêm tốn” như vậy, Su-57 vẫn có thể chiếm một phần lớn chi tiêu quốc phòng của Nga. Điện Kremlin đã rất muốn bù đắp nếu có thể thông qua một loạt các hợp đồng xuất khẩu, nhưng hiện tại khách hàng nước ngoài vẫn chỉ ở dạng “tiềm năng”. Đó có thể là một yếu tố giải thích tại sao, đến nay Su-57 vẫn chưa ra lò hàng loạt. Nguồn ảnh: Ydex.
Moscow đã có có ý định phát triển máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 ngay từ khi Liên Xô tan rã; nhưng do khó khăn tài chính, công việc chỉ thực sự bắt đầu vào năm 2002, và phải đến tháng 1/2010, chiếc Su-57 mới thực hiện chuyến bay đầu tiên.
Tập đoàn công nghệ nhà nước Nga Rostec trong tuần qua đã thông báo rằng, họ đang trên đà chuyển giao hơn 70 chiếc Su-57 cho Không quân Nga vào năm 2027 theo đúng kế hoạch.
Một số chiếc Su-57 thậm chí sẽ được chuyển giao trong năm nay. Những tuyên bố từ Rostec, là để đáp lại một bài báo từ National Interest của Mỹ, trong đó nói rằng, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Nga hoàn toàn “không có khả năng đi vào hoạt động trước năm 2027”.
Chiến đấu cơ Su-57 là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 do United Aircraft Corporation (UAC) thuộc Tập đoàn Công nghệ Quốc gia Nga (Rostec) sản xuất. Đây là máy bay cùng thế hệ với các loại máy bay thế hệ 5 như F-22, F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các chuyên gia quốc phòng Mỹ cho rằng, Su-57 sẽ không sớm đạt được tiến bộ nào và khó có khả năng được đưa vào trang bị hoàn toàn theo kế hoạch trước năm 2027. Lý do kế hoạch có thể bị trì hoãn do chi phí vượt quá và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển (R&D).
Theo các chuyên gia Mỹ, điều này không có gì đáng ngạc nhiên, vì Su-57 không có một kế hoạch khả thi thực sự. Mặc dù UAC đã tích hợp hơn 20 công ty sản xuất hàng không của Nga thành một đơn vị, nhưng nó không đạt được nhiều thành công. UAC chỉ đạt được thành tựu trong việc sử dụng các thiết kế cũ, nhưng vẫn chưa có đổi mới đáng kể.
Rostec cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin “Chương trình phát triển máy bay chiến đấu Su-57 và Su-75 Checkmate của Nga, luôn khiến phương Tây cảm thấy khó chịu và thường xuyên trở thành tâm điểm tin giả của truyền thông phương Tây.
Những sự thật về Su-57 của Nga không giống những gì mà truyền thông phương Tây công bố. Thực tế là Su-57 đã được sản xuất hàng loạt và giao hàng đúng hẹn. Hơn 70 chiếc Su-57 sẽ được chuyển giao vào năm 2027, bao gồm cả một số máy bay chiến đấu trong năm nay”.
Hầu hết các thông tin trên các phương tiện truyền thông chỉ khẳng định, đến thời điểm hiện tại, chỉ có một tá máy bay được chuyển giao cho lực lượng Không quân Nga vào năm ngoái. Điều đó bao gồm 10 nguyên mẫu thử nghiệm và hai nguyên mẫu được sản xuất hàng loạt.
Nhưng thực tế họ không rõ có bao nhiêu chiếc (nếu có) Su-57, đã thực sự được chuyển giao vào năm 2021? Hãng thông tấn TASS cho biết, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ nhận được 22 máy bay chiến đấu Su-57 vào cuối năm 2024 và 76 chiếc vào năm 2028.
Su-57 là máy bay chiến đấu tàng hình đa năng có thể tiêu diệt mọi loại mục tiêu trên không, trên mặt đất và trên biển. Theo phía Nga, máy bay này sử dụng một số lượng lớn vật liệu composite để có khả năng tàng hình và đạt được hành trình siêu thanh.
Su-57 còn được trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại nhất mà Nga sở hữu, máy bay được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI), được coi như một phi công ảo trên máy bay và radar bố trí trên toàn bộ thân máy bay (chứ không chỉ ở mũi máy bay). Su-57 cũng cho thấy nhiều đổi mới về thiết kế, đặc biệt là về khoang chứa vũ khí.
Mặc dù Su-57 đã hoạt động tốt khi mới ra mắt, nhưng nó cũng đã phải nhận rất nhiều lời chỉ trích. Vào tháng 12/2019, chiếc Su-57 sản xuất hàng loạt đầu tiên đã bị rơi trong chuyến bay thử nghiệm ở vùng Viễn Đông của Nga; sự việc này cũng khiến thời gian đưa vào biên chế của Su-57 bị chậm khoảng một năm.
Tổ chức tư vấn RAND của Mỹ cũng cho rằng, Su-57 hiện tại vẫn sử dụng động cơ kiểu cũ, nên nó chưa phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thực thụ. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Su-57 thiếu khả năng tàng hình, đặc biệt là khi so sánh với F-35 và F-22 của Mỹ.
Một số chuyên gia cũng nhận thấy, Su-57 thực sự có khả năng cơ động cao hơn F-35, nhưng diện tích phản xạ radar của máy bay lớn hơn đáng kể, đặc biệt là ở hai bên hông và đuôi máy bay; điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng tàng hình tổng thể của máy bay.
Điều này cho thấy khả năng tàng hình của Su-57 có thể chỉ được thiết kế như một chức năng phụ, và Su-57 chỉ để thực hiện các nhiệm vụ tàng hình hạn chế.
Đầu năm nay, một quan chức cấp cao của Rostec tuyên bố rằng, nhiều quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu Su-57, điều này cũng làm dấy lên suy đoán, Ấn Độ là một khách hàng tiềm năng của loại máy bay này.
Theo suy đoán, những khách hàng mua Su-57 tiềm năng bao gồm Ấn Độ, Việt Nam, Algeria, Ai Cập và các quốc gia khác. Tuy nhiên, thứ mà Ấn Độ có thể mua là mẫu cải tiến trong tương lai của Su-57, hoặc máy bay chiến đấu tàng hình hạng nhẹ Su-75 Checkmate mới ra mắt của Nga.
Giá thành của Su-57 vẫn là “một vấn đề” đối với Moscow. Với chi phí thô cho mỗi mẫu khoảng 40 triệu USD, Su-57 tích hợp hệ thống điện tử hàng không hiện đại, khí động học hàng đầu và vũ khí hiện đại vào một gói tương đối hợp túi tiền.
Nhưng ngay cả với mục tiêu “khiêm tốn” như vậy, Su-57 vẫn có thể chiếm một phần lớn chi tiêu quốc phòng của Nga. Điện Kremlin đã rất muốn bù đắp nếu có thể thông qua một loạt các hợp đồng xuất khẩu, nhưng hiện tại khách hàng nước ngoài vẫn chỉ ở dạng “tiềm năng”. Đó có thể là một yếu tố giải thích tại sao, đến nay Su-57 vẫn chưa ra lò hàng loạt. Nguồn ảnh: Ydex.