Tờ Telegraph của Anh cho biết, quân đội nước này đang cân nhắc phương án thành lập một lực lượng đặc nhiệm toàn cựu lính Afghanistan.Đây đều là những lính đặc nhiệm trong quân đội Afghanistan, đã đào thoát cùng gia đình sang Anh, thông qua nhiều con đường khác nhau, trước khi quốc gia này rơi vào tay Taliban.Trong số này, có không ít lính đặc nhiệm Afghanistan, đã được huấn luyện và phục vụ các lực lượng quân đội Anh suốt hàng chục năm qua tại chiến trường Afghanistan.Truyền thông Anh cho biết, những lính đặc nhiệm Afghanistan đều có lý lịch rất tốt, đã từng thể hiện sự trung thành với Vương Quốc Anh sau hàng chục năm hợp tác, họ thông thạo ngôn ngữ và văn hóa Anh.Hôm chủ nhật vừa rồi, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã khẳng định, những người Afghanistan tị nạn ở Anh, sẽ được chính quyền nước này giúp đỡ mọi mặt để ổn định cuộc sống và kinh tế.Giới phân tích cho rằng, việc thành lập một lực lượng mang quốc tịch nước ngoài phục vụ trong quân đội chính quy, là điều đã có tiền lệ trên thế giới, và thậm chí còn tỏ ra hiệu quả.Đơn cử như lính đặc nhiệm Gurkha, đây đều là những chiến binh thiện chiến nhất thế giới, thuộc bộ lạc Gurkha của Nepal, nhưng họ lại là đơn vị đặc nhiệm khét tiếng của... Singapore, Ấn Độ, Brunei,...Sự tồn tại của lực lượng đặc nhiệm Gurkha chỉ được biết tới rộng rãi, sau khi lực lượng này tham gia bảo vệ an ninh cho thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi năm 2018 tại Singapore.Bản thân quân đội Anh từ đầu thế kỷ 19, cũng đã được biết tới sức chiến đấu phi thường của những chiến binh Gurkha, và thậm chí còn nhận những người Gurkha làm đồng minh.Việc nhận những người Gurkha làm đồng minh, đã cho Anh một lợi thế rất lớn trên chiến trường thuộc địa thời điểm sau đó, khi họ có trong tay lực lượng lính đánh thuê cực kỳ thiện chiến và tinh nhuệ.Và ở thế kỷ 21, không có lý gì để người Anh từ chối những binh lính đặc nhiệm Afghanistan, nhất là những người đã được chính quân đội Anh đào tạo.Đây có thể là một lối thoát rất hứa hẹn cho binh lính Afghanistan sau khi cuộc chiến tại quốc gia này dần đi vào hồi kết. Ngoài ra, còn có rất nhiều người tị nạn Afghanistan với nhiều chuyên môn, lĩnh vực khác nhau, cũng sẽ được sơ tán sang Anh theo đường không vận, ước tính khoảng 15.000 người. Nguồn ảnh: TLG. Đặc nhiệm Afghanistan kiên cường chống trả Taliban tới cùng dù chỉ huy đã di tản từ lâu. Nguồn: DW.
Tờ Telegraph của Anh cho biết, quân đội nước này đang cân nhắc phương án thành lập một lực lượng đặc nhiệm toàn cựu lính Afghanistan.
Đây đều là những lính đặc nhiệm trong quân đội Afghanistan, đã đào thoát cùng gia đình sang Anh, thông qua nhiều con đường khác nhau, trước khi quốc gia này rơi vào tay Taliban.
Trong số này, có không ít lính đặc nhiệm Afghanistan, đã được huấn luyện và phục vụ các lực lượng quân đội Anh suốt hàng chục năm qua tại chiến trường Afghanistan.
Truyền thông Anh cho biết, những lính đặc nhiệm Afghanistan đều có lý lịch rất tốt, đã từng thể hiện sự trung thành với Vương Quốc Anh sau hàng chục năm hợp tác, họ thông thạo ngôn ngữ và văn hóa Anh.
Hôm chủ nhật vừa rồi, Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng đã khẳng định, những người Afghanistan tị nạn ở Anh, sẽ được chính quyền nước này giúp đỡ mọi mặt để ổn định cuộc sống và kinh tế.
Giới phân tích cho rằng, việc thành lập một lực lượng mang quốc tịch nước ngoài phục vụ trong quân đội chính quy, là điều đã có tiền lệ trên thế giới, và thậm chí còn tỏ ra hiệu quả.
Đơn cử như lính đặc nhiệm Gurkha, đây đều là những chiến binh thiện chiến nhất thế giới, thuộc bộ lạc Gurkha của Nepal, nhưng họ lại là đơn vị đặc nhiệm khét tiếng của... Singapore, Ấn Độ, Brunei,...
Sự tồn tại của lực lượng đặc nhiệm Gurkha chỉ được biết tới rộng rãi, sau khi lực lượng này tham gia bảo vệ an ninh cho thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi năm 2018 tại Singapore.
Bản thân quân đội Anh từ đầu thế kỷ 19, cũng đã được biết tới sức chiến đấu phi thường của những chiến binh Gurkha, và thậm chí còn nhận những người Gurkha làm đồng minh.
Việc nhận những người Gurkha làm đồng minh, đã cho Anh một lợi thế rất lớn trên chiến trường thuộc địa thời điểm sau đó, khi họ có trong tay lực lượng lính đánh thuê cực kỳ thiện chiến và tinh nhuệ.
Và ở thế kỷ 21, không có lý gì để người Anh từ chối những binh lính đặc nhiệm Afghanistan, nhất là những người đã được chính quân đội Anh đào tạo.
Đây có thể là một lối thoát rất hứa hẹn cho binh lính Afghanistan sau khi cuộc chiến tại quốc gia này dần đi vào hồi kết. Ngoài ra, còn có rất nhiều người tị nạn Afghanistan với nhiều chuyên môn, lĩnh vực khác nhau, cũng sẽ được sơ tán sang Anh theo đường không vận, ước tính khoảng 15.000 người. Nguồn ảnh: TLG.
Đặc nhiệm Afghanistan kiên cường chống trả Taliban tới cùng dù chỉ huy đã di tản từ lâu. Nguồn: DW.