Ấn Độ tung bằng chứng MiG-21 bắn hạ F-16 Pakistan?

Google News

Hãng RT Nga dẫn tuyên bố của Không quân Ấn Độ cho biết, không phải Su-30MKI mà chính MiG-21 mới là tiêm kích đã bắn hạ chiếc F-16 của Pakistan.

Không cân về số lượng
Theo Sở chỉ huy lữ đoàn Quân đội Ấn Độ nằm ở gần Đường kiểm soát LOC (ranh giới phân chia Ấn Độ và Pakistan hiện nay ở khu vực khống chế thực tế Kashmir), trong cuộc đụng độ trên không giữa chiến đấu cơ nước này và Không quân Pakistan, Ấn Độ chỉ có 8 chiếc tiêm kích.
Trong khi đó phía Pakistan đã điều đến khu vực này tổng cộng 24 chiến đấu cơ các loại. Chiếm số lượng nhiều nhất là F-16 và JF-17.
Ngay trước thời điểm xảy ra đụng độ trên không, hệ thống radar phòng không Ấn Độ phát hiện thấy các máy bay Pakistan đồng loạt xâm nhập khu vực LOC khoảng 10h ngày 27/2.
An Do tung bang chung MiG-21 ban ha F-16 Pakistan?
 Phần còn lại của quả tên lửa AIM-120 Ấn Độ thu được.
Ngay lập tức, Không quân Ấn Độ đã điều động 6 tiêm kích Su-30MKI cùng hai máy bay MiG-21 xuất kích từ Srinagar và Awantipora bay lên ngăn chặn.
Ngay khi tiến vào khu vực này, chiến đấu cơ Pakistan đã phải đối đầu với các tiêm kích Ấn Độ trên bầu trời Rajouri nhưng nhanh chóng quay trở đầu trở lại để tránh bị tấn công.
Nhưng vẫn xảy ra tình huống đối đầu giữa một MiG-21 và F-16D Pakistan. Kết quả là chiếc tiêm kích do Liên xô sản xuất đã khóa mục tiêu và phóng tên lửa R-73 bắn hạ tiêm kích F-16D Pakistan mang theo tên lửa không đối không AIM-120.
Tình huống diễn ra nhanh đến mức chiếc chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất hầu như không kịp phản ứng. Trong khi đó, chiếc MiG-21 Bison còn lại đã bị trúng đạn và rơi qua bên kia biên giới, phi công bị Pakistan bắt giữ.
"Tôi có thể khẳng định, chính MiG-21 chứ không phải bất kỳ tiêm kích nào khác của chúng tôi đã thực hiện vụ bắn hạ tiêm kích F-16D của Pakistan nói trên", một đại diện của Không quân Ấn Độ tuyên bố.
Để chứng minh tuyên bố của mình, vị đại diện này còn công bố cả mảnh vỡ của quả tên lửa AIM-120 trên F-16D bị phá hủy khi chúng chưa kịp khai hỏa.
Chiến công bất ngờ
Việc tiêm kích thế hệ cũ MiG-21 bắn hạ thành công chiếc tiêm kích tối tân F-16 đã khiến thế giới bất ngờ và đặt câu hỏi: Ấn Độ đã nâng cấp những gì khiến chiếc máy bay cũ kỹ này lại có thể ra đòn nhanh và hiểm đến vậy để hạ chiếc F-16?
Dù không có câu trả lời nhưng theo nhận định của giới chuyên gia, chắc chắn MiG-21 đã được lên đời hệ thống điện tử để tăng cường khả năng phát hiện sớm, bắt và khóa mục tiêu. Ngoài ra trong tình huống không chiến tầm gần nói trên, tên lửa tầm ngắn R-73 đã phát huy thế mạnh trước AIM-120.
Với tầm bắn tối đa của R-73 vào khoảng 30-40 km với phiên bản mới nhất, trong khi đó tầm bắn tối thiểu là 300m giúp loại tên lửa này cực kỳ hữu dụng trong các trận không chiến quần vòng (dogfight).
Có thể nói nhà sản xuất đã chế tạo ra một loại vũ khí không đối không đa năng để dễ dàng lắp đặt và sử dụng trên nhiều loại máy bay tiêm kích cũ lẫn hiện đại, giúp chúng có khả năng không chiến hiệu quả với các loại tiêm kích F-15 và F-16 khi mang theo AIM-120 - loại tên lửa tầm trung.
Với tầm bắn khoảng trên 70km (phiên bản của Pakistan), sau khi phóng không cần điều khiển, tên lửa không đối không AIM-120 là "sát thủ diệt chim sắt" được đánh giá hiện đại nhất hiện nay. Tuy nhiên, do là dòng tên lửa tầm trung nên vũ khí này thua kém trong những tình huống không chiến tầm gần không phải là chuyện khó hiểu.
Tuy nhiên, nếu nói F-16D Pakistan bị bắn hạ với nguyên nhân do AIM-120 không hoàn toàn chính xác bởi theo thiết kế, chiếc tiêm kích do Mỹ sản xuất này hoàn toàn có thể phát hiện và khóa mục tiêu với MiG-21 ở tầm xa hơn khi mà R-73 chưa thể phát huy được thế mạnh của mình.
Nhưng trong tình huống đối đầu hôm 27/2, chiếc F-16 gần như không có phản ứng gì ngoài động thái tiếp cận lẫn nhau.
Theo Tuấn Vũ/Đất Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)