Ngay trong ngày 27/2, cả Không quân Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố đã bắn hạ máy bay chiến đấu của nhau sau khi các chiến đấu cơ này tham gia vào các cuộc không kích tại khu vực đường kiểm soát (LOC - ranh giới phân chia Ấn Độ và Pakistan hiện nay ở khu vực khống chế thực tế Kashmir).Trong khi phía Ấn Độ chưa đưa ra được bằng chứng đã bắn rơi tiêm kích F-16 của Pakistan như họ tuyên bố, thì phía truyền thông Pakistan đã cho đăng tải hình ảnh về hiện trường tiêm kích Ấn Độ bị bắn rơi trên vùng lãnh thổ của nước này ở khu vực Kashmir. Và cũng qua hình ảnh này chúng ta cũng có thể xác định máy bay Ấn Độ bị bắn rơi là một chiếc tiêm kích MiG-21.Dựa vào hình ảnh từ hiện trường, đây là chiến đấu cơ MiG-21 Bison - phiên bản nâng cấp cao nhất dành cho "huyền thoại" MiG-21 đang có trong trang bị của Không quân Ấn Độ, với các tính năng kỹ chiến thuật tương đương máy bay chiến đấu thế hệ 4.Nhưng điều gây chú ý hơn đó là theo nhiều nguồn tin quân sự Pakistan, chiếc tiêm kích đã bắn hạ máy bay Ấn Độ chính là JF-17, đây là sản phẩm do Pakistan chế tạo theo công nghệ mà Trung Quốc chuyển giao.Nếu thông tin này là thật, thì chương trình nâng cấp MiG-21 của Không quân Ấn Độ trong những năm quả là hành động vô nghĩa, kể cả khi việc nâng cấp MiG-21 lên một tiêu chuẩn mới mạnh mẽ hơn nhiều so với nguyên bản cũng chưa thể giúp chiến đấu cơ này đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chiến tranh hiện đại.Theo nhiều chuyên gia phân tích một trong những nhược điểm lớn trên bản nâng cấp MiG-21 Bison đó là cho dù đã thay thế radar mới nhưng do đường kính khoang mũi quá nhỏ, khiến cho nó chỉ lắp được radar tầm ngắn với năng lực trinh sát rất hạn chế.Ngoài ra điểm yếu nữa của MiG-21 Bison nằm ở kết cấu khung thân, khi đôi cánh delta của nó quá nhỏ, không cho phép thực hiện những thao tác vận động linh hoạt trong không gian hẹp.Trong không chiến cự ly gần, tốc độ Mach 2 của MiG-21 có rất ít ý nghĩa bởi khi đó tiêm kích chủ yếu cơ động ở vận tốc dưới âm nhằm tạo ra các động tác quay ngoặt nhanh chóng.Qua sự việc vừa rồi có thể thấy chẳng phải ngẫu nhiên mà Pakistan cho rằng phi đội tiêm kích JF-17 của họ thừa khả năng đối phó với MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ.Để chiến thắng JF-17 của Pakistan thì có lẽ Không quân Ấn Độ sẽ phải triển khai những dòng chiến đấu cơ tối tân hơn như Mirage 2000 của Pháp hay Su-30MKI được họ lắp ráp trong nước.Ngoài ra, thất bại của MiG-21 Bison trước đối thủ lớn nhất được đánh giá sẽ là chất xúc tác khiến Không quân Ấn Độ phải nhanh chóng đưa tiêm kích siêu hiện đại Rafale vào thành phần tác chiến.Được biết hiện tại Không quân Ấn Độ vẫn còn trong biên chế ít nhất 100 chiếc MiG-21 với nhiều biến thể khác nhau và số máy bay này sẽ hoạt động đến hết năm 2019. Đây cũng là dòng chiến đấu cơ có số lượng đông đảo nhất nhì trong biên chế Không quân Ấn Độ chỉ sau những chiếc Su-30MKI.Theo Sputnik, từ lâu Không quân Ấn Độ đã lên kế hoạch thay thế phi đội tiêm kích MiG-21 đã quá lỗi thời của nước này bằng dòng chiến đấu cơ nội địa Tejas do Ấn Độ tự sản xuất. Tuy nhiên với sự ì ạch của chương trình Tejas hiện tại thì sẽ rất khó để có thể nói tới bao giờ Không quân Ấn Độ mới có thể hoàn thành kế hoạch trên.
Ngay trong ngày 27/2, cả Không quân Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố đã bắn hạ máy bay chiến đấu của nhau sau khi các chiến đấu cơ này tham gia vào các cuộc không kích tại khu vực đường kiểm soát (LOC - ranh giới phân chia Ấn Độ và Pakistan hiện nay ở khu vực khống chế thực tế Kashmir).
Trong khi phía Ấn Độ chưa đưa ra được bằng chứng đã bắn rơi tiêm kích F-16 của Pakistan như họ tuyên bố, thì phía truyền thông Pakistan đã cho đăng tải hình ảnh về hiện trường tiêm kích Ấn Độ bị bắn rơi trên vùng lãnh thổ của nước này ở khu vực Kashmir. Và cũng qua hình ảnh này chúng ta cũng có thể xác định máy bay Ấn Độ bị bắn rơi là một chiếc tiêm kích MiG-21.
Dựa vào hình ảnh từ hiện trường, đây là chiến đấu cơ MiG-21 Bison - phiên bản nâng cấp cao nhất dành cho "huyền thoại" MiG-21 đang có trong trang bị của Không quân Ấn Độ, với các tính năng kỹ chiến thuật tương đương máy bay chiến đấu thế hệ 4.
Nhưng điều gây chú ý hơn đó là theo nhiều nguồn tin quân sự Pakistan, chiếc tiêm kích đã bắn hạ máy bay Ấn Độ chính là JF-17, đây là sản phẩm do Pakistan chế tạo theo công nghệ mà Trung Quốc chuyển giao.
Nếu thông tin này là thật, thì chương trình nâng cấp MiG-21 của Không quân Ấn Độ trong những năm quả là hành động vô nghĩa, kể cả khi việc nâng cấp MiG-21 lên một tiêu chuẩn mới mạnh mẽ hơn nhiều so với nguyên bản cũng chưa thể giúp chiến đấu cơ này đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chiến tranh hiện đại.
Theo nhiều chuyên gia phân tích một trong những nhược điểm lớn trên bản nâng cấp MiG-21 Bison đó là cho dù đã thay thế radar mới nhưng do đường kính khoang mũi quá nhỏ, khiến cho nó chỉ lắp được radar tầm ngắn với năng lực trinh sát rất hạn chế.
Ngoài ra điểm yếu nữa của MiG-21 Bison nằm ở kết cấu khung thân, khi đôi cánh delta của nó quá nhỏ, không cho phép thực hiện những thao tác vận động linh hoạt trong không gian hẹp.
Trong không chiến cự ly gần, tốc độ Mach 2 của MiG-21 có rất ít ý nghĩa bởi khi đó tiêm kích chủ yếu cơ động ở vận tốc dưới âm nhằm tạo ra các động tác quay ngoặt nhanh chóng.
Qua sự việc vừa rồi có thể thấy chẳng phải ngẫu nhiên mà Pakistan cho rằng phi đội tiêm kích JF-17 của họ thừa khả năng đối phó với MiG-21 Bison của Không quân Ấn Độ.
Để chiến thắng JF-17 của Pakistan thì có lẽ Không quân Ấn Độ sẽ phải triển khai những dòng chiến đấu cơ tối tân hơn như Mirage 2000 của Pháp hay Su-30MKI được họ lắp ráp trong nước.
Ngoài ra, thất bại của MiG-21 Bison trước đối thủ lớn nhất được đánh giá sẽ là chất xúc tác khiến Không quân Ấn Độ phải nhanh chóng đưa tiêm kích siêu hiện đại Rafale vào thành phần tác chiến.
Được biết hiện tại Không quân Ấn Độ vẫn còn trong biên chế ít nhất 100 chiếc MiG-21 với nhiều biến thể khác nhau và số máy bay này sẽ hoạt động đến hết năm 2019. Đây cũng là dòng chiến đấu cơ có số lượng đông đảo nhất nhì trong biên chế Không quân Ấn Độ chỉ sau những chiếc Su-30MKI.
Theo Sputnik, từ lâu Không quân Ấn Độ đã lên kế hoạch thay thế phi đội tiêm kích MiG-21 đã quá lỗi thời của nước này bằng dòng chiến đấu cơ nội địa Tejas do Ấn Độ tự sản xuất. Tuy nhiên với sự ì ạch của chương trình Tejas hiện tại thì sẽ rất khó để có thể nói tới bao giờ Không quân Ấn Độ mới có thể hoàn thành kế hoạch trên.