Theo tờ Economic Times, Ấn Độ Nga đang đi tới giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đại. Nhiều khả năng, hợp đồng sẽ được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman tới Moscow trong tuần đầu tháng 4. Nguồn ảnh: WikipediaTrước đó, trong tháng 1/2018, người đứng đầu Tổng Công ty Rostec Sergei Chemezov cho biết cuộc đàm phán cung cấp hệ thống S-400 cho Ấn Độ đang tiến triển tốt, hai bên đang tiến hành thảo luận về các chi tiết kỹ thuật. Nguồn ảnh: WikipediaNếu như việc ký kết vào tháng 4 là chính xác, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 sau Trung Quốc, Belarus và Algeria mua tổ hợp tên lửa S-400. "Việc mua tên lửa S-400 được phát triển bởi Nga là điều bắt buộc để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Pakistan", Economic Times dẫn lời quan chức quốc phòng Ấn Độ. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài ra, Việt Nam, Qatar, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ cũng được coi là những khách hàng tiềm năng lớn mua sắm hệ thống phòng không S-400. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng Nga đã ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam có truyền thống lâu đời trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không Nga, do đó việc mua S-400 chỉ là vấn đề thời gian. Nguồn ảnh: WikipediaS-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không cơ động cấp chiến lược do NPO Almaz thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bao gồm cả các tên lửa đạn đạo ở phạm vi tấn công cực đại 400km. Tính năng kỹ chiến thuật của S-400 được đánh giá là vượt xa Patriot PAC-2/3 của Mỹ hay SAM-P/T của châu Âu và cả HQ-9 Trung Quốc. Nguồn ảnh: WikipediaTheo các thông tin được công bố, S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu cách 600km, tầm bắn từ 2-400km, trần bắn 5m tới 27-30-56km tùy loại đạn, có thể tấn công đồng thời 80 mục tiêu; thời gian triển khai chiến đấu từ trạng thái hành quân chỉ mất có 3 phút. Nguồn ảnh: WikipediaS-400 có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, từ các máy bay tàng hình như B-2 Sprit hay F-22 Raptor tới các loại tên lửa hành trình hiện đại nhất như Tomahawk và thậm chí là cả tên lửa đạn đạo tầm trung có cự ly bắn đến 3.500km. Nguồn ảnh: WikipediaCác hệ thống S-400 thường được tổ chức theo cấp tiểu đoàn gồm 12 xe mang phóng tự hành với 48 quả đạn sẵn sàng cùng các thành phần hỗ trợ, trong đó quan trọng nhất là đài radar nhìn vòng quét mọi độ cao 96L6 với phạm vi tác chiến 300km… Nguồn ảnh: Wikipedia...và đài điều khiển hỏa lực 92N6 – phiên bản nâng cấp mẫu 30N6 vốn trang bị cho các tổ hợp S-300. Nguồn ảnh: WikipediaHiện tại Nga là quốc gia duy nhất đưa vào trang bị các tổ hợp S-400 với quy mô lớn trên thế giới với hơn 20 tiểu đoàn cùng hơn 320 tổ hợp phóng di động và mỗi tổ hợp này được trang bị tới 4 ống phóng mang đạn tên lửa đất đối không. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.Mời độc giả xem video: Cách quân đội Nga triển khai tên lửa S-400 trên chiến trường. (nguồn Rumoaohepta7)
Theo tờ Economic Times, Ấn Độ Nga đang đi tới giai đoạn cuối cùng của cuộc đàm phán cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-400 hiện đại. Nhiều khả năng, hợp đồng sẽ được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Nirmala Sitharaman tới Moscow trong tuần đầu tháng 4. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước đó, trong tháng 1/2018, người đứng đầu Tổng Công ty Rostec Sergei Chemezov cho biết cuộc đàm phán cung cấp hệ thống S-400 cho Ấn Độ đang tiến triển tốt, hai bên đang tiến hành thảo luận về các chi tiết kỹ thuật. Nguồn ảnh: Wikipedia
Nếu như việc ký kết vào tháng 4 là chính xác, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia thứ 4 sau Trung Quốc, Belarus và Algeria mua tổ hợp tên lửa S-400. "Việc mua tên lửa S-400 được phát triển bởi Nga là điều bắt buộc để đối phó với các mối đe dọa từ Trung Quốc và Pakistan", Economic Times dẫn lời quan chức quốc phòng Ấn Độ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài ra, Việt Nam, Qatar, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ cũng được coi là những khách hàng tiềm năng lớn mua sắm hệ thống phòng không S-400. Thậm chí, có nguồn tin cho rằng Nga đã ký hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD cung cấp S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Việt Nam có truyền thống lâu đời trang bị các tổ hợp tên lửa phòng không Nga, do đó việc mua S-400 chỉ là vấn đề thời gian. Nguồn ảnh: Wikipedia
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không cơ động cấp chiến lược do NPO Almaz thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mọi mục tiêu trên không bao gồm cả các tên lửa đạn đạo ở phạm vi tấn công cực đại 400km. Tính năng kỹ chiến thuật của S-400 được đánh giá là vượt xa Patriot PAC-2/3 của Mỹ hay SAM-P/T của châu Âu và cả HQ-9 Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo các thông tin được công bố, S-400 có khả năng phát hiện mục tiêu cách 600km, tầm bắn từ 2-400km, trần bắn 5m tới 27-30-56km tùy loại đạn, có thể tấn công đồng thời 80 mục tiêu; thời gian triển khai chiến đấu từ trạng thái hành quân chỉ mất có 3 phút. Nguồn ảnh: Wikipedia
S-400 có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu, từ các máy bay tàng hình như B-2 Sprit hay F-22 Raptor tới các loại tên lửa hành trình hiện đại nhất như Tomahawk và thậm chí là cả tên lửa đạn đạo tầm trung có cự ly bắn đến 3.500km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Các hệ thống S-400 thường được tổ chức theo cấp tiểu đoàn gồm 12 xe mang phóng tự hành với 48 quả đạn sẵn sàng cùng các thành phần hỗ trợ, trong đó quan trọng nhất là đài radar nhìn vòng quét mọi độ cao 96L6 với phạm vi tác chiến 300km… Nguồn ảnh: Wikipedia
...và đài điều khiển hỏa lực 92N6 – phiên bản nâng cấp mẫu 30N6 vốn trang bị cho các tổ hợp S-300. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hiện tại Nga là quốc gia duy nhất đưa vào trang bị các tổ hợp S-400 với quy mô lớn trên thế giới với hơn 20 tiểu đoàn cùng hơn 320 tổ hợp phóng di động và mỗi tổ hợp này được trang bị tới 4 ống phóng mang đạn tên lửa đất đối không. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal.
Mời độc giả xem video: Cách quân đội Nga triển khai tên lửa S-400 trên chiến trường. (nguồn Rumoaohepta7)