Ngày 17/7 vừa qua, Forbes đã đăng tải bức ảnh vệ tinh về cảng quân sự của Pakistan và phát hiện ra sự xuất hiện vô cùng bí ẩn của một loại tàu ngầm hoàn toàn mới, các nhà quan sát quân sự quốc tế nhận định rằng đây là dự án tàu ngầm Pakistan tự đóng mới trong nước. Trong khi đó, giới chức quốc phòng nước này vẫn chưa đưa ra bất kỳ một tuyên bố chính thức nào.
Ảnh: Không ảnh vệ tinh cho thấy sự xuất hiện của loại tàu ngầm lạ.Kích thước của chiếc tàu ngầm mới này khá khiêm tốn, theo ước tính chỉ có lượng giãn nước khoảng 200 tấn, thủy thủ đoàn dưới 10 người và là một tàu ngầm mini điển hình. Hiện nay, Pakistan cũng đang vận hành ba tàu ngầm mini Midget nhập khẩu từ Italia trong thế kỷ trước, chủ yếu dùng để vận chuyển lính người nhái.
Ảnh: Ba tàu ngầm mini mà Pakistan mua từ Italia.Theo đánh giá thì tàu ngầm mới tự chế tạo này của Pakistan có thiết kế tổng thể khá tương đồng với tàu ngầm mini mua từ Italia tuy nhiên có kích thước lớn hơn.
Ảnh: Tàu ngầm diesel - điện PNS Khalid (S137) của hải quân Pakistan.Hiện tại, đối thủ tiềm năng nhất của Pakistan là Ấn Độ lại rất coi trọng tác chiến tàu ngầm. Không chỉ nhập khẩu những tàu ngầm Diesel - điện lớp Kilo tiên tiến từ Nga, hay thuê tàu ngầm tấn công hạt nhân Akula mà họ đã tự chế tạo cho mình những chiếc tàu ngầm lớp Kalvari mạnh mẽ.
Ảnh: Lễ hạ thủy tàu ngầm Kalvari do Ấn Độ tự đóng mới trong nước.Mặc dù vậy năm 2017, Hải quân Ấn Độ lại gặp không ít những bê bối trong việc sử dụng tàu ngầm. Bắt đầu bằng việc tàu ngầm tấn công hạt nhân INS Arihant do Ấn Độ tự chế tạo, được đặt kì vọng rất cao, nhưng khi được đưa vào vận hành, thủy thủ đã quên đóng cửa hầm trong quá trình lặn. Kết quả là nước biển tràn vào tàu và khiến chiếc tàu ngầm này hư hại nhiều bộ phận, ước tính tiêu tốn đến hàng chục tỷ USD.
Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Ấn Độ.Chưa dừng lại ở đó, người Ấn vận hành tàu ngầm nhập khẩu càng tồi tệ hơn. Vào năm 2013, khi đang neo đậu tại cảng Mumbai, chiếc tàu ngầm Kilo mang số tên INS Sindhurakshak đã nổ tung khiến 18 thủy thủ thiệt mạng và tàu chìm ngay tại chỗ. Sau khi điều tra, người ta phát hiện ra nguyên nhân là do thủy thủ đã vô tình kích hoạt vũ khí trang khi tàu này đang nạp tên lửa và ngư lôi. Đây là một trong mười tàu ngầm Kilo mà Ấn Độ mua từ Nga tuổi đời còn khá ít.
Ảnh: Một tàu ngầm Kilo của Ấn Độ.Về quy mô, Hải quân Pakistan chỉ có một lực lượng tàu ngầm khá ít ỏi. Ngoài các tàu ngầm mini, họ chỉ có một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường do Pháp thiết kế từ những năm 1970, đến nay đã lạc hậu.
Ảnh: Tàu ngầm Agosta do Pháp thiết kế của hải quân Pakistan.Do đó, họ đã đặt mua 8 chiếc tàu ngầm Diesel - điện lớp Type 039B từ Trung Quốc với 4 chiếc được đóng tại Trung Quốc và 4 chiếc còn lại sẽ được chuyển giao công nghệ tự đóng tại Pakistan.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039B của Hải quân Trung Quốc.Sau khi hoàn thành hợp đồng này, năng lực tác chiến tàu ngầm của Hải quân Pakistan sẽ nâng cao một cách rõ rệt và rõ ràng sẽ là một đối thủ đáng gờm của Hải quân Ấn Độ. Chưa kể với việc có thể tự chế tạo tàu ngầm mini sẽ là cơ sở cho Pakistan phát triển công nghệ tàu ngầm nội địa, và là một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, chắc rằng người Trung sẽ không ngần ngại gì chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ với người đối tác lâu năm của mình.
Ảnh: Tàu ngầm Agosta của Hải quân Pakistan vốn đã hoạt động theo công nghệ những năm 1970.Như vậy, Ấn Độ hiện nay đang gặp rất nhiều vấn đề trên cả hai hướng Trung Quốc lẫn Pakistan. Khi mà xung đột biên giới ở Ladark với Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong khi đó đối thủ lâu năm Pakistan lại vừa cho hạ thủy loại tàu ngầm mới, rất nhiều áp lực dồn lên Ấn Độ trong một thời gian ngắn khiến ta muốn thấy được những xử lý của người Ấn sẽ ra sao giữa những chồng chất khó khăn.
Ảnh: Tàu ngầm Agosta của Hải quân Pakistan.
Video Ấn Độ và Pakistan đấu súng dọc biên giới - Nguồn: VTC14
Ngày 17/7 vừa qua, Forbes đã đăng tải bức ảnh vệ tinh về cảng quân sự của Pakistan và phát hiện ra sự xuất hiện vô cùng bí ẩn của một loại tàu ngầm hoàn toàn mới, các nhà quan sát quân sự quốc tế nhận định rằng đây là dự án tàu ngầm Pakistan tự đóng mới trong nước. Trong khi đó, giới chức quốc phòng nước này vẫn chưa đưa ra bất kỳ một tuyên bố chính thức nào.
Ảnh: Không ảnh vệ tinh cho thấy sự xuất hiện của loại tàu ngầm lạ.
Kích thước của chiếc tàu ngầm mới này khá khiêm tốn, theo ước tính chỉ có lượng giãn nước khoảng 200 tấn, thủy thủ đoàn dưới 10 người và là một tàu ngầm mini điển hình. Hiện nay, Pakistan cũng đang vận hành ba tàu ngầm mini Midget nhập khẩu từ Italia trong thế kỷ trước, chủ yếu dùng để vận chuyển lính người nhái.
Ảnh: Ba tàu ngầm mini mà Pakistan mua từ Italia.
Theo đánh giá thì tàu ngầm mới tự chế tạo này của Pakistan có thiết kế tổng thể khá tương đồng với tàu ngầm mini mua từ Italia tuy nhiên có kích thước lớn hơn.
Ảnh: Tàu ngầm diesel - điện PNS Khalid (S137) của hải quân Pakistan.
Hiện tại, đối thủ tiềm năng nhất của Pakistan là Ấn Độ lại rất coi trọng tác chiến tàu ngầm. Không chỉ nhập khẩu những tàu ngầm Diesel - điện lớp Kilo tiên tiến từ Nga, hay thuê tàu ngầm tấn công hạt nhân Akula mà họ đã tự chế tạo cho mình những chiếc tàu ngầm lớp Kalvari mạnh mẽ.
Ảnh: Lễ hạ thủy tàu ngầm Kalvari do Ấn Độ tự đóng mới trong nước.
Mặc dù vậy năm 2017, Hải quân Ấn Độ lại gặp không ít những bê bối trong việc sử dụng tàu ngầm. Bắt đầu bằng việc tàu ngầm tấn công hạt nhân INS Arihant do Ấn Độ tự chế tạo, được đặt kì vọng rất cao, nhưng khi được đưa vào vận hành, thủy thủ đã quên đóng cửa hầm trong quá trình lặn. Kết quả là nước biển tràn vào tàu và khiến chiếc tàu ngầm này hư hại nhiều bộ phận, ước tính tiêu tốn đến hàng chục tỷ USD.
Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân INS Arihant của Ấn Độ.
Chưa dừng lại ở đó, người Ấn vận hành tàu ngầm nhập khẩu càng tồi tệ hơn. Vào năm 2013, khi đang neo đậu tại cảng Mumbai, chiếc tàu ngầm Kilo mang số tên INS Sindhurakshak đã nổ tung khiến 18 thủy thủ thiệt mạng và tàu chìm ngay tại chỗ. Sau khi điều tra, người ta phát hiện ra nguyên nhân là do thủy thủ đã vô tình kích hoạt vũ khí trang khi tàu này đang nạp tên lửa và ngư lôi. Đây là một trong mười tàu ngầm Kilo mà Ấn Độ mua từ Nga tuổi đời còn khá ít.
Ảnh: Một tàu ngầm Kilo của Ấn Độ.
Về quy mô, Hải quân Pakistan chỉ có một lực lượng tàu ngầm khá ít ỏi. Ngoài các tàu ngầm mini, họ chỉ có một số tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường do Pháp thiết kế từ những năm 1970, đến nay đã lạc hậu.
Ảnh: Tàu ngầm Agosta do Pháp thiết kế của hải quân Pakistan.
Do đó, họ đã đặt mua 8 chiếc tàu ngầm Diesel - điện lớp Type 039B từ Trung Quốc với 4 chiếc được đóng tại Trung Quốc và 4 chiếc còn lại sẽ được chuyển giao công nghệ tự đóng tại Pakistan.
Ảnh: Tàu ngầm Type 039B của Hải quân Trung Quốc.
Sau khi hoàn thành hợp đồng này, năng lực tác chiến tàu ngầm của Hải quân Pakistan sẽ nâng cao một cách rõ rệt và rõ ràng sẽ là một đối thủ đáng gờm của Hải quân Ấn Độ. Chưa kể với việc có thể tự chế tạo tàu ngầm mini sẽ là cơ sở cho Pakistan phát triển công nghệ tàu ngầm nội địa, và là một trong những đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, chắc rằng người Trung sẽ không ngần ngại gì chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ với người đối tác lâu năm của mình.
Ảnh: Tàu ngầm Agosta của Hải quân Pakistan vốn đã hoạt động theo công nghệ những năm 1970.
Như vậy, Ấn Độ hiện nay đang gặp rất nhiều vấn đề trên cả hai hướng Trung Quốc lẫn Pakistan. Khi mà xung đột biên giới ở Ladark với Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong khi đó đối thủ lâu năm Pakistan lại vừa cho hạ thủy loại tàu ngầm mới, rất nhiều áp lực dồn lên Ấn Độ trong một thời gian ngắn khiến ta muốn thấy được những xử lý của người Ấn sẽ ra sao giữa những chồng chất khó khăn.
Ảnh: Tàu ngầm Agosta của Hải quân Pakistan.
Video Ấn Độ và Pakistan đấu súng dọc biên giới - Nguồn: VTC14