Vào thời điểm đó, Mỹ có thể dựa vào “Mặt trận thống nhất Hồi giáo Afghanistan” (còn được gọi là “Liên minh phương Bắc”), khi đó kiểm soát phần phía bắc của lãnh thổ Afghanistan. Tuy nhiên, sau 20 năm với sự hiện diện quân sự của khối NATO tại Afghanistan, những phong trào chống đối Taliban này không còn nữa.Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 17/8, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bắt đầu “bài ca đổ lỗi” cho các nhà chức trách Afghanistan hiện tại, phải chịu trách nhiệm (bằng cách nào đó) đối với tình hình hiện nay ở Afghanistan.Stoltenberg nói: “Những gì chúng ta thấy trong những tuần gần đây là một sự sụp đổ quân sự và chính trị với tốc độ không thể lường trước được. Các lực lượng vũ trang Afghanistan đã không thể đảm bảo an ninh cho đất nước. Bởi vì cuối cùng, các chính trị gia Afghanistan đã thất bại trong việc chống lại Taliban”.Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Sự thất bại của chính quyền Afghanistan mà phương Tây dày công xây dựng, đã dẫn đến thảm kịch mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay”. Còn Armin Laschet, người kế vị Thủ tướng Đức Angela Merkel cay đắng thừa nhận, “sự sụp của Afghanistan, chính là sự sự sụp đổ lịch sử NATO”.Các sư đoàn NATO được huấn luyện và trang bị để chiến đấu với các sư đoàn cơ giới hóa trong một cuộc chiến tổng lực với các đơn vị của khối Hiệp ước Warsaw; nhưng tại chiến trường Afghanistan, NATO thấy mình sa lầy khi đối mặt với lực lượng nổi dậy được trang bị yếu, nhưng có tinh thần quyết tâm chiến đấu cao và họ không thể thích ứng với kiểu xung đột mới này”, Đại tá Michel Goya, đã đưa ra lời nhận xét vào năm 2011.“Cuộc khủng hoảng này, cả về mặt học thuyết và quân sự, bắt nguồn từ sự phát triển của các sứ mệnh được giao cho NATO (đặc biệt là từ năm 2006), được mở rộng theo hướng ra toàn thế giới, thay vì giới hạn ở biên giới các quốc gia thành viên”. Ông Stoltenberg thừa nhận.“Chúng ta cần có một đánh giá trung thực và sáng suốt về sự can dự của NATO ở Afghanistan. Bất chấp sự đầu tư và hy sinh đáng kể của chúng tôi trong hơn hai thập kỷ, sự sụp đổ diễn ra nhanh chóng và đột ngột. Nhiều bài học có thể được rút ra”, Ông Stoltenberg cay đắng thú nhận.Tuy nhiên ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh, “chúng ta cũng phải thừa nhận những tiến bộ đã được ghi nhận” kể từ khi NATO can thiệp vào Afghanistan, trước hết Afghanistan không còn là “nơi ẩn náu cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.“Trong hai thập kỷ, không có cuộc tấn công khủng bố có tổ chức nào từ Afghanistan trên lãnh thổ của các quốc gia NATO,” ông Stoltenberg nói. Tuy nhiên, tổ chức Jund al-Khilafah, gần với mạng lưới Haqqani, hoạt động rất tích cực ở Afghanistan, đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công do Mohammed Merah thực hiện vào năm 2012.Tuy nhiên ông Stoltenberg tiếp tục, “những người nắm quyền có trách nhiệm đảm bảo rằng, những kẻ khủng bố quốc tế không tái lập lại chính chúng” ở Afghanistan. Xin nhắc lại, Taliban đã thực hiện cam kết này vào ngày 29/2/2020, bằng cách ký kết hiệp định Doha với Mỹ.Trên thực tế, theo báo cáo của Liên hợp quốc, mạng lưới al-Qaeda đã quay trở lại Afghanistan, theo chân Taliban. Và al-Qaeda không phải là lực lượng khủng bố duy nhất tại Afghanistan lúc này. Tổng thống Pháp Macron nhắc lại điều này trong bài phát biểu về Afghanistan ngày 16/8.“Các nhóm khủng bố hiện diện ở Afghanistan và sẽ tìm cách kiếm lợi từ tình hình bất ổn. Do đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ phải đưa ra một phản ứng có trách nhiệm và thống nhất”, ông Macron phân tích.Ông Macron cũng đã thảo luận về điểm này với Thủ tướng Anh Johnson. Ông nhấn mạnh: “Afghanistan không được một lần nữa trở thành thánh địa của chủ nghĩa khủng bố như trước đây”.Mong mỏi của các bên là Afghanistan trở thành đất nước hòa bình, ổn định, chống lại kẻ thù chung là chủ nghĩa khủng bố và những kẻ ủng hộ nó. Về vấn đề này, NATO cũng sẽ làm mọi cách để Nga, Mỹ và châu Âu có thể hợp tác hiệu quả, vì thực sự lợi ích của các bên là như nhau.Trong cuộc họp báo của mình, ông Stoltenberg lập luận rằng “Các nước trong khối NATO có khả năng và sự cảnh giác để đối phó với các mối đe dọa khủng bố trong tương lai từ Afghanistan”. Điều này có nghĩa là, các hành động chống khủng bố có thể được xem xét trong tương lai.Tuy nhiên, với việc lãnh thổ Afghanistan không giáp biển, việc lập kế hoạch can thiệp chống lại các nhóm khủng bố tại đây sẽ rất phức tạp. Trừ khi Pakistan đồng ý về các cuộc không kích; hoặc của các quốc gia châu Trung Á như Tajikistan và Uzbekistan, đồng ý làm căn cứ cho các nhiệm vụ ở Afghanistan, thì NATO mới có khả năng tiến hành. Nguồn ảnh: QQ.
5 người đã chết trong sân bay Kabul trong khi hỗn loạn bỏ chạy khỏi Taliban. Nguồn: WION.
Vào thời điểm đó, Mỹ có thể dựa vào “Mặt trận thống nhất Hồi giáo Afghanistan” (còn được gọi là “Liên minh phương Bắc”), khi đó kiểm soát phần phía bắc của lãnh thổ Afghanistan. Tuy nhiên, sau 20 năm với sự hiện diện quân sự của khối NATO tại Afghanistan, những phong trào chống đối Taliban này không còn nữa.
Trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 17/8, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bắt đầu “bài ca đổ lỗi” cho các nhà chức trách Afghanistan hiện tại, phải chịu trách nhiệm (bằng cách nào đó) đối với tình hình hiện nay ở Afghanistan.
Stoltenberg nói: “Những gì chúng ta thấy trong những tuần gần đây là một sự sụp đổ quân sự và chính trị với tốc độ không thể lường trước được. Các lực lượng vũ trang Afghanistan đã không thể đảm bảo an ninh cho đất nước. Bởi vì cuối cùng, các chính trị gia Afghanistan đã thất bại trong việc chống lại Taliban”.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh: “Sự thất bại của chính quyền Afghanistan mà phương Tây dày công xây dựng, đã dẫn đến thảm kịch mà chúng ta đang chứng kiến ngày nay”. Còn Armin Laschet, người kế vị Thủ tướng Đức Angela Merkel cay đắng thừa nhận, “sự sụp của Afghanistan, chính là sự sự sụp đổ lịch sử NATO”.
Các sư đoàn NATO được huấn luyện và trang bị để chiến đấu với các sư đoàn cơ giới hóa trong một cuộc chiến tổng lực với các đơn vị của khối Hiệp ước Warsaw; nhưng tại chiến trường Afghanistan, NATO thấy mình sa lầy khi đối mặt với lực lượng nổi dậy được trang bị yếu, nhưng có tinh thần quyết tâm chiến đấu cao và họ không thể thích ứng với kiểu xung đột mới này”, Đại tá Michel Goya, đã đưa ra lời nhận xét vào năm 2011.
“Cuộc khủng hoảng này, cả về mặt học thuyết và quân sự, bắt nguồn từ sự phát triển của các sứ mệnh được giao cho NATO (đặc biệt là từ năm 2006), được mở rộng theo hướng ra toàn thế giới, thay vì giới hạn ở biên giới các quốc gia thành viên”. Ông Stoltenberg thừa nhận.
“Chúng ta cần có một đánh giá trung thực và sáng suốt về sự can dự của NATO ở Afghanistan. Bất chấp sự đầu tư và hy sinh đáng kể của chúng tôi trong hơn hai thập kỷ, sự sụp đổ diễn ra nhanh chóng và đột ngột. Nhiều bài học có thể được rút ra”, Ông Stoltenberg cay đắng thú nhận.
Tuy nhiên ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh, “chúng ta cũng phải thừa nhận những tiến bộ đã được ghi nhận” kể từ khi NATO can thiệp vào Afghanistan, trước hết Afghanistan không còn là “nơi ẩn náu cho chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.
“Trong hai thập kỷ, không có cuộc tấn công khủng bố có tổ chức nào từ Afghanistan trên lãnh thổ của các quốc gia NATO,” ông Stoltenberg nói. Tuy nhiên, tổ chức Jund al-Khilafah, gần với mạng lưới Haqqani, hoạt động rất tích cực ở Afghanistan, đã nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công do Mohammed Merah thực hiện vào năm 2012.
Tuy nhiên ông Stoltenberg tiếp tục, “những người nắm quyền có trách nhiệm đảm bảo rằng, những kẻ khủng bố quốc tế không tái lập lại chính chúng” ở Afghanistan. Xin nhắc lại, Taliban đã thực hiện cam kết này vào ngày 29/2/2020, bằng cách ký kết hiệp định Doha với Mỹ.
Trên thực tế, theo báo cáo của Liên hợp quốc, mạng lưới al-Qaeda đã quay trở lại Afghanistan, theo chân Taliban. Và al-Qaeda không phải là lực lượng khủng bố duy nhất tại Afghanistan lúc này. Tổng thống Pháp Macron nhắc lại điều này trong bài phát biểu về Afghanistan ngày 16/8.
“Các nhóm khủng bố hiện diện ở Afghanistan và sẽ tìm cách kiếm lợi từ tình hình bất ổn. Do đó, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ phải đưa ra một phản ứng có trách nhiệm và thống nhất”, ông Macron phân tích.
Ông Macron cũng đã thảo luận về điểm này với Thủ tướng Anh Johnson. Ông nhấn mạnh: “Afghanistan không được một lần nữa trở thành thánh địa của chủ nghĩa khủng bố như trước đây”.
Mong mỏi của các bên là Afghanistan trở thành đất nước hòa bình, ổn định, chống lại kẻ thù chung là chủ nghĩa khủng bố và những kẻ ủng hộ nó. Về vấn đề này, NATO cũng sẽ làm mọi cách để Nga, Mỹ và châu Âu có thể hợp tác hiệu quả, vì thực sự lợi ích của các bên là như nhau.
Trong cuộc họp báo của mình, ông Stoltenberg lập luận rằng “Các nước trong khối NATO có khả năng và sự cảnh giác để đối phó với các mối đe dọa khủng bố trong tương lai từ Afghanistan”. Điều này có nghĩa là, các hành động chống khủng bố có thể được xem xét trong tương lai.
Tuy nhiên, với việc lãnh thổ Afghanistan không giáp biển, việc lập kế hoạch can thiệp chống lại các nhóm khủng bố tại đây sẽ rất phức tạp. Trừ khi Pakistan đồng ý về các cuộc không kích; hoặc của các quốc gia châu Trung Á như Tajikistan và Uzbekistan, đồng ý làm căn cứ cho các nhiệm vụ ở Afghanistan, thì NATO mới có khả năng tiến hành. Nguồn ảnh: QQ.
5 người đã chết trong sân bay Kabul trong khi hỗn loạn bỏ chạy khỏi Taliban. Nguồn: WION.