Mạng quân sự Trung Đông mới đây đăng tải hình ảnh gây bất ngờ - binh lính Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar chỉ huy tiếp nhận ít nhất một hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Mahmoud GamalSự xuất hiện của Pantsir-S1 giúp LNA “khống chế” bầu trời, khiến không quân GNA không thể cất cánh, mà nếu cất cánh thì có thể “cháy, vỡ tan nát trên trời”. Điều đó giúp đường tiến quân của xe tăng – bộ binh LNA hiệu quả hơn. Vấn đề là ai đã tuồn thứ vũ khí nguy hiểm này vào Libya, chắc chắn không thể là Nga mà chỉ có thể là một quốc gia mua vũ khí Nga. Nguồn ảnh: Mahmoud GamalTheo giới quan sát, hệ thống Pantsir-S1 này được thiết kế trên khung gầm xe vận tải 8x8 bánh MAN SX45 thay vì KAMAZ của Nga. Mà hiện tại, chỉ các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) mới sử dụng Pantsir-S1 với khung gầm MAN. Qua đó, có thể khẳng định UAE chính là “đầu nậu” chuyển Pantsir-S1 cho LNA. Nguồn ảnh: Mahmoud GamalĐáng lưu ý, một số nguồn tin chòn cho biết, UAE đã sử dụng một máy bay vận tải C-17A để đưa Pantsir-S1 tới cho lực lượng tướng Haftar. UAE được cho là đã tậu 50 hệ thống Pantsir-S1 từ năm 2000 với tổng giá trị hợp đồng 734 triệu USD, đơn giá một hệ thống rơi vào 15 triệu USD. Nguồn ảnh: Mahmoud GamalNhìn chung, ngoài việc thay đổi khung gầm MAN, cấu hình Pantsir-S1 không khác mấy các hệ thống trên khung gầm khác của Nga như KAMAZ-6560, MZKT-7930 hay GM-352M1E. Nguồn ảnh: WikipediaModule chiến đấu Pantsir-S1 vẫn bao gồm cabin chỉ huy, phía trên lắp hai hệ thống radar trinh sát - bắt mục tiêu - dẫn đường và hai hệ thống vũ khí gồm cặp pháo 30mm và 12 quả tên lửa. Nguồn ảnh: WikipediaCả hai loại radar đều là dùng anten mạng pha, radar bắt mục tiêu có tầm trinh sát 32-45km; radar dẫn đường có tầm trinh sát 24-28km, có thể theo dõi đồng thời 20 mục tiêu, dẫn đường tên lửa hạ 3 mục tiêu cùng lúc, có thể chỉ huy cùng lúc 4 đạn tên lửa. Hệ thống chỉ cần 3 người vận hành gồm 2 sĩ quan phòng không và 1 lái xe, thời gian phản ứng bắn tên lửa đầu tiên chỉ trong vòng 4-6 giây. Nguồn ảnh: WikipediaHai hệ thống vũ khí của Pantsir-S1 gồm: pháo 30mm 2A38 và 12 tên lửa 57E6 dẫn đường bằng vô tuyến. Nguồn ảnh: WikipediaTên lửa nặng 90kg, dài 3,2m, lắp đầu nổ nặng 20kg kiểu nổ phá mảnh, tầm bắn 20km, độ cao tác xạ 15km. Nguồn ảnh: WikipediaCặp pháo 2A38 có tốc độ bắn 2.500 phát/phút/khẩu, cơ số đạn 700 viên mỗi khẩu, tầm bắn từ 200m tới 4km, độ cao tác xạ từ 0-3km. Nguồn ảnh: WikipediaUy lực "mãnh thú" Pantsir-S1. Nguồn: Youtube
Mạng quân sự Trung Đông mới đây đăng tải hình ảnh gây bất ngờ - binh lính Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar chỉ huy tiếp nhận ít nhất một hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất. Nguồn ảnh: Mahmoud Gamal
Sự xuất hiện của Pantsir-S1 giúp LNA “khống chế” bầu trời, khiến không quân GNA không thể cất cánh, mà nếu cất cánh thì có thể “cháy, vỡ tan nát trên trời”. Điều đó giúp đường tiến quân của xe tăng – bộ binh LNA hiệu quả hơn. Vấn đề là ai đã tuồn thứ vũ khí nguy hiểm này vào Libya, chắc chắn không thể là Nga mà chỉ có thể là một quốc gia mua vũ khí Nga. Nguồn ảnh: Mahmoud Gamal
Theo giới quan sát, hệ thống Pantsir-S1 này được thiết kế trên khung gầm xe vận tải 8x8 bánh MAN SX45 thay vì KAMAZ của Nga. Mà hiện tại, chỉ các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) mới sử dụng Pantsir-S1 với khung gầm MAN. Qua đó, có thể khẳng định UAE chính là “đầu nậu” chuyển Pantsir-S1 cho LNA. Nguồn ảnh: Mahmoud Gamal
Đáng lưu ý, một số nguồn tin chòn cho biết, UAE đã sử dụng một máy bay vận tải C-17A để đưa Pantsir-S1 tới cho lực lượng tướng Haftar. UAE được cho là đã tậu 50 hệ thống Pantsir-S1 từ năm 2000 với tổng giá trị hợp đồng 734 triệu USD, đơn giá một hệ thống rơi vào 15 triệu USD. Nguồn ảnh: Mahmoud Gamal
Nhìn chung, ngoài việc thay đổi khung gầm MAN, cấu hình Pantsir-S1 không khác mấy các hệ thống trên khung gầm khác của Nga như KAMAZ-6560, MZKT-7930 hay GM-352M1E. Nguồn ảnh: Wikipedia
Module chiến đấu Pantsir-S1 vẫn bao gồm cabin chỉ huy, phía trên lắp hai hệ thống radar trinh sát - bắt mục tiêu - dẫn đường và hai hệ thống vũ khí gồm cặp pháo 30mm và 12 quả tên lửa. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cả hai loại radar đều là dùng anten mạng pha, radar bắt mục tiêu có tầm trinh sát 32-45km; radar dẫn đường có tầm trinh sát 24-28km, có thể theo dõi đồng thời 20 mục tiêu, dẫn đường tên lửa hạ 3 mục tiêu cùng lúc, có thể chỉ huy cùng lúc 4 đạn tên lửa. Hệ thống chỉ cần 3 người vận hành gồm 2 sĩ quan phòng không và 1 lái xe, thời gian phản ứng bắn tên lửa đầu tiên chỉ trong vòng 4-6 giây. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hai hệ thống vũ khí của Pantsir-S1 gồm: pháo 30mm 2A38 và 12 tên lửa 57E6 dẫn đường bằng vô tuyến. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tên lửa nặng 90kg, dài 3,2m, lắp đầu nổ nặng 20kg kiểu nổ phá mảnh, tầm bắn 20km, độ cao tác xạ 15km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cặp pháo 2A38 có tốc độ bắn 2.500 phát/phút/khẩu, cơ số đạn 700 viên mỗi khẩu, tầm bắn từ 200m tới 4km, độ cao tác xạ từ 0-3km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Uy lực "mãnh thú" Pantsir-S1. Nguồn: Youtube