Kiến Thức giới thiệu một số loại vũ khí tấn công chính xác nhất hiện nay của Trung Quốc:
Tên lửa đường đạn tầm gần (SRBM - dưới 1.000km)
Tính đến cuối năm 2015, Lực lượng Pháo binh số 2 được xem là một trong những
vũ khí của Trung Quốc đã được biên chế hơn 1.200 tên lửa SRBM. Trong đó, nhiều nhất là tên lửa DF-11 với số lượng khoảng 600 quả. DF-11 có trọng lượng 500kg, tầm bắn 300km và được đặt trên xe cơ động 8x8 bánh WS-2400. Hiện nay, lực lượng này tiếp tục trang bị các biến thể hiện đại với tầm và độ chính xác được nầng cao cùng với tải trọng đa dạng hơn, đồng thời từng bước thay thế các thế hệ trước vốn không có khả năng tiến công chính xác.
|
Tên lửa DF-11. Ảnh: Ausairpower.net |
Tên lửa đường đạn tầm trung (MRBM - từ 1.000 - 3.000km)
Quân đội Trung Quốc đang trang bị các MRBM thông thường để tăng tầm tác chiến ở mức có thể tiến hành các cuộc tiến công chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ và các tàu hải quân đang hoạt động xa bờ biển Trung Quốc hoặc bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất. Hiện, Quân đội Trung Quốc đang được biên chế chủ yếu là 20 quả DF-21D có trọng lượng 15 tấn, tầm bắn 1.450km; 20 quả DF-2 trọng lượng 32 tấn, tầm bắn 1.050km.
Tên lửa đường đạn tầm xa (IRBM - 3.000 - 5.500km)
Quân đội Trung Quốc đang phát triển một biến thể IRBM cơ động trên đường, có khả năng tiến công tương đối chính xác tới chuỗi đảo thứ hai. Điển hình là các tên lửa DF-4 với tầm bắn 4.750km biên chế 20 quả, DF-26 tầm bắn 5.000km biên chế 40 quả, DF-21 tầm bắn 2.150km biên chế 80 quả. Hải quân Trung Quốc cũng đang nâng cao năng lực phát hiện mục tiêu ngoài đường chân trời bằng các rađa hiện đại, có thể được sử dụng kết hợp với các vệ tinh trinh sát để xác định vị trí mục tiêu ở tầm xa nhất tính từ lãnh thổ Trung Quốc qua đó hỗ trợ cho các cuộc tiến công chính xác, bao gồm việc triển khai các tên lửa đường đạn chống hạm.
|
Tên lửa DF-21. Ảnh: Sinodefence.com |
Tên lửa hành trình tiến công trên bộ (LACM)
Quân đội Trung Quốc tiếp tục trang bị các tên lửa hành trình tiến công trên bộ phóng từ trên không và trên bộ để tiến hành các cuộc tấn công chính xác. Các tên lửa hành trình phóng từ trên không gồm: YJ-63, KD-88 và CJ-20 (biến thể phóng từ trên không của tên lửa hành trình phóng từ trên bộ CJ-10 và vẫn thuộc biên chế của Lực lượng Pháo binh số 2). Trong đó, tên lửa hành trình phóng từ trên bộ KD-88 có tầm bắn hơn 100km và có thể đang thử nghiệm một biến thể tầm xa hơn. Trung Quốc cũng đang phát triển LACM CM-802AKG, một biến thể xuất khẩu có thể tấn công cả các mục tiêu trên bộ và trên biển.
Đầu đạn tiến công trên bộ
Không quân Trung Quốc đang sở hữu một số tên lửa không đối hạm chiến thuật (ASM) cũng như các đầu đạn tiến công chính xác bao gồm: bom dẫn đường qua vệ tinh trong mọi điều kiện thời tiết, tên lửa chống rađa và bom dẫn đường bằng lade. Trung Quốc còn đang phát triển các ASM cỡ nhỏ như ASM chống tăng AR-1, HJ-10, Blue Arrow 7 dẫn đường bằng lade. Ngoài ra, Trung Quốc cũng trang bị các đầu đạn dẫn đường bằng GPS như FT-5 và LS-6 tương tự như đầu đạn tiến công trực tiếp liên quân (JDAM) của Mỹ trên các UAV của lực lượng Không quân.
Tên lửa hành trình chống hạm (ASCM)
Hải quân Trung Quốc đang phát triển rất nhiều ASCM hiện đại. Đáng chú ý nhất là ASCM YJ-62 phóng từ tàu do Trung Quốc tự phát triển và ASCM siêu thanh SS-N-22/SUNBURN do Nga chế tạo, trang bị trên tàu khu trục lớp SOVREMENNY mà Trung Quốc mua của Nga. Lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc cũng đang tăng năng lực ASCM, với các ASCM tầm xa YJ-18 để thay thế cho loại YJ-82 trên các tàu ngầm lớp Tống, Nguyên và Thương. ASCM YJ-18 cũng tương tự như ASCM SS-N-27B/SIZZLER của Nga, có khả năng bay siêu thanh ở giai đoạn cuối và được trang bị trên 8 trong tổng số 12 tàu ngầm Kilo mà Trung Quốc đang sở hữu. Ngoài ra, Không quân của Hải quân Trung Quốc cũng trang bị ASCM YJ-83K với tầm bắn hơn 200km trên các máy bay JH-7 và H-6G. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã phát triển biến thể ASCM YJ-12 cho hải quân. Loại tên lửa mới này là mối đe dọa cho các tàu hải quân do là nó là loại tên lửa tầm xa và có tốc độ siêu thanh có thể được phóng từ các máy bay ném bom H-6.
|
Tên lửa HJ-10. Ảnh: Defenceforumindia.com |
Vũ khí chống rađa
Trung Quốc bắt đầu tích hợp một phiên bản tự sản xuất của tên lửa Kh-37P (AS-17) do Nga chế tạo với tên gọi là YJ-91 trên các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Trung Quốc có thể đã phát triển một biến thể không đối không để chống lại các hệ thống kiểm soát và cảnh giới đường không (AWACS) và máy bay tiếp dầu. YJ-91 là phiên bản do Trung Quốc sao chép từ tên lửa Kh-31P mua của Nga, tên lửa này có tầm bắn 150km, tốc độ siêu âm đạt tới 4,5Mach, có khả năng đối phó hiệu quả đối với các đài rađa bố trí trên tàu và trên mặt đất của đối phương.
Đầu đạn có độ chính xác cao bắn từ pháo
Quân đội Trung Quốc đang phát triển các hệ thống pháo có tầm bắn tới các mục tiêu ở trong phạm vi, thậm chí vượt qua eo biển Đài Loan, bao gồm dàn phóng rocket đa nòng PHL-03-300 tầm bắn hơn 100km và rocket đa nòng AR-3 có tầm bắn hơn 220km.