Ở Nhật Bản, lễ hội Vu Lan được gọi là Obon hay là Bon, cách nói tắt của chữ Urabon'e (Vu Lan Bồn Hội). Ngày lễ này được tổ chức vào 15/8 Dương Lịch chứ không phải rằm tháng bảy như các quốc gia khác. Ảnh; Harro pretty.Theo quan niệm của người Nhật, ý nghĩa của lễ hội Obon là: "Linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở về trần thế", tương tự như ngày rằm tháng bảy, ngày Xá tội vong nhân ở Việt Nam. Ảnh: Festival Sherpa.Lệ hội Obon thường kéo dài trong ba ngày với các hoạt động phong phú, tùy thuộc vào từng địa phương. Rước kiệu và các điệu múa dân gian là một phần không thể thiếu trong lễ hội này. Ảnh: Haikugirl's Japan.Trong suốt dip lễ, các gia đình sẽ treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước căn nhà như một sự chào đón vong linh những người đã khuất. Ảnh: WP.Tại các nghĩa trang, các thân nhân sẽ viếng mộ người quá cố và quét dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và mời linh hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu. Ảnh: Pinterest.Vào dịp này, hàng nghìn người, trong đó nhiều người mặc trang phục truyền thống sẽ đổ về các đền chùa rực sáng ánh đèn lồng để cầu nguyện những điều tốt lành cho gia đình. Ảnh: Fast Japan.Cố đô Kyoto là nơi lễ hội Obon được tổ chức lớn nhất. Sự kiện thu hút sự chú ý ở nơi đây là lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ đồng hồ. Ảnh: iSenpai.Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng. Ảnh: Distric81.Vào đêm cuối của lễ hội Obon, người Nhật sẽ thả những chiếc đèn nổi trên sông, hồ, bờ biển để hướng dẫn linh hồn người quá cố trở về cõi âm. Ảnh: Asian Travel.Trải qua thời gian dài, lễ hội Obon đã trở thành lễ đoàn tụ gia đình của người Nhật, khi những người con lập nghiệp ở xa về thăm cha mẹ, các gia đình thăm viếng nơi chôn nhau cắt rốn. Ảnh: Kadena.Mời quý độc giả xem clip: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản.
Ở Nhật Bản, lễ hội Vu Lan được gọi là Obon hay là Bon, cách nói tắt của chữ Urabon'e (Vu Lan Bồn Hội). Ngày lễ này được tổ chức vào 15/8 Dương Lịch chứ không phải rằm tháng bảy như các quốc gia khác. Ảnh; Harro pretty.
Theo quan niệm của người Nhật, ý nghĩa của lễ hội Obon là: "Linh hồn của những người đã khuất sẽ quay trở về trần thế", tương tự như ngày rằm tháng bảy, ngày Xá tội vong nhân ở Việt Nam. Ảnh: Festival Sherpa.
Lệ hội Obon thường kéo dài trong ba ngày với các hoạt động phong phú, tùy thuộc vào từng địa phương. Rước kiệu và các điệu múa dân gian là một phần không thể thiếu trong lễ hội này. Ảnh: Haikugirl's Japan.
Trong suốt dip lễ, các gia đình sẽ treo và thắp sáng các lồng đèn ở phía trước căn nhà như một sự chào đón vong linh những người đã khuất. Ảnh: WP.
Tại các nghĩa trang, các thân nhân sẽ viếng mộ người quá cố và quét dọn vệ sinh, tu sửa lăng mộ và mời linh hồn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã quá vãng về đoàn tụ với con cháu. Ảnh: Pinterest.
Vào dịp này, hàng nghìn người, trong đó nhiều người mặc trang phục truyền thống sẽ đổ về các đền chùa rực sáng ánh đèn lồng để cầu nguyện những điều tốt lành cho gia đình. Ảnh: Fast Japan.
Cố đô Kyoto là nơi lễ hội Obon được tổ chức lớn nhất. Sự kiện thu hút sự chú ý ở nơi đây là lễ dâng lửa để soi đường cho linh hồn của những người đã khuất trở về trời bằng 5 đám lửa lần lượt được đốt lên ở 5 ngọn núi xung quanh Kyoto trong khoảng một giờ đồng hồ. Ảnh: iSenpai.
Những đám lửa lớn được sắp xếp theo hình dạng của các chữ Hán. Bắt đầu là chữ Đại (Daimonji), rồi đến Diệu (Myo), Pháp (Ho) và Thuyền (Funagata), chữ Đại nhỏ ở đỉnh núi nhỏ hơn gọi là Hidari-Daimonji, gần với chùa Vàng. Ảnh: Distric81.
Vào đêm cuối của lễ hội Obon, người Nhật sẽ thả những chiếc đèn nổi trên sông, hồ, bờ biển để hướng dẫn linh hồn người quá cố trở về cõi âm. Ảnh: Asian Travel.
Trải qua thời gian dài, lễ hội Obon đã trở thành lễ đoàn tụ gia đình của người Nhật, khi những người con lập nghiệp ở xa về thăm cha mẹ, các gia đình thăm viếng nơi chôn nhau cắt rốn. Ảnh: Kadena.
Mời quý độc giả xem clip: 13 điều chỉ có tại Nhật Bản.