Đứng thứ 5 trong top lực lượng không quân mạnh nhất là Nhật Bản; mặc dù trong thập kỷ qua, Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản (JASDF), ngày càng giảm về số lượng, nhưng đang phát triển về chất lượng. Hiện tại JASDF có 1.175 máy bay các loại và khoảng 49.000 nhân viên.Về cơ bản, số máy bay của JASDF chủ yếu có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng có một số máy bay được sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép. Đồng thời, lực lượng tên lửa phòng không và tên lửa đánh chặn, cũng thuộc biên chế của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản.Đứng thứ 4 trong top 5 là Ấn Độ; Không quân Ấn Độ hiện sở hữu từ những chiến đấu cơ hiện đại nhất, như chiến đấu cơ Rafale, đến các loại máy bay đã rất…lạc hậu như MiG-21; máy bay chiến đấu của Ấn Độ chủ yếu do Liên Xô/Nga sản xuất và một số ít máy bay do phương Tây chế tạo. Tuy nhiên, do có ưu thế về số lượng máy bay so với hầu hết các quốc gia trên thế giới, cho phép Không quân Ấn Độ chiếm vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng của top 5 không quân thế giới. Lực lượng tên lửa phòng không và phòng thủ tên lửa của Ấn Độ, cũng trực thuộc biên chế của lực lượng Không quân.Ấn Độ đang thể hiện sự quan tâm đến việc nâng cấp số máy bay chiến đấu của họ từ 35 hiện nay lên 45 phi đội; vì vậy ngoài số máy bay chiến đấu mà Ấn Độ đang sở hữu, Ấn Độ đang có ý định tăng số lượng máy bay chiến đấu mua từ Mỹ hoặc Pháp. Hiện quân số phục vụ trong Không quân Ấn Độ, là 149.000 người.Không có gì lạ khi Không quân Trung Quốc đứng thứ ba trong top 5. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã liên tục đầu tư cho quốc phòng, nhất là về không quân và hải quân; giúp họ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.Phần lớn, Không quân Trung Quốc được trang bị các thiết bị do chính nước này sản xuất, nhưng cũng có rất nhiều máy bay của Nga. Và những máy bay chiến đấu của họ cũng đều được "sao chép" (có phép hoặc không phép), từ máy bay của Nga.Về trang bị cơ bản, số máy bay chiến đấu của Trung Quốc chủ yếu là Su-27, Su-30 và Su-35 với nhiều "bản sao" khác nhau. Việc chế tạo các phương tiện không người lái, cũng đang được Trung Quốc tập trung đầu tư. Hiện nay Trung Quốc có 4.167 máy bay các loại và 330 nghìn nhân viên.Đứng thứ hai trong top 5 là Nga, mặc dù Không quân Nga có phần tụt hậu so với Trung Quốc về số lượng, nhưng lại vượt trội hơn hẳn về chất lượng. Mặc dù khó khăn về kinh tế, nhưng trong 5 năm qua, quy mô lực lượng không quân Nga không giảm; ngược lại, chúng ngày càng tăng. Ngoài ra, hệ thống phòng không và tên lửa đánh chặn của Nga được coi là tốt nhất trên thế giới. Tổng cộng, Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga có 3.912 máy bay các loại và 165.000 nhân viên.Đứng đầu trong top 5 là Không quân Mỹ; hiện Không quân Mỹ có 11.767 máy bay các loại và 318.000 nhân viên. Nhưng ở đây chúng ta cần hiểu, thứ nhất, gần một nửa số máy bay của Không quân Mỹ là máy bay vận tải và trực thăng (5.739 chiếc). Tuy nhiên số máy bay này vượt xa so với quốc gia thứ hai là Nga. Thứ hai, lực lượng Không quân Mỹ không tập trung trong nước, mà được phân tán trên khắp các căn cứ không quân của Mỹ trên thế giới. Điều này cũng là minh chứng khẳng định, Không quân Mỹ có quy mô, vượt xa tầm không quân các quốc gia còn lại thuộc top 5.Mỹ cũng là quốc gia đi trước các quốc gia còn lại về phát triển loại máy bay không người lái (UAV); Mỹ cũng là quốc gia tiên phong trong phát triển các loại máy bay mới như máy bay chiến đấu tàng hình và ném bom tàng hình, được đưa làm tiêu chuẩn trong thiết kế máy bay chiến đấu của toàn thế giới. Do vậy Không quân Mỹ hoàn toàn xứng đáng đứng đầu thế giới. Nguồn ảnh: BMDP.
Đứng thứ 5 trong top lực lượng không quân mạnh nhất là Nhật Bản; mặc dù trong thập kỷ qua, Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản (JASDF), ngày càng giảm về số lượng, nhưng đang phát triển về chất lượng. Hiện tại JASDF có 1.175 máy bay các loại và khoảng 49.000 nhân viên.
Về cơ bản, số máy bay của JASDF chủ yếu có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng có một số máy bay được sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép. Đồng thời, lực lượng tên lửa phòng không và tên lửa đánh chặn, cũng thuộc biên chế của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản.
Đứng thứ 4 trong top 5 là Ấn Độ; Không quân Ấn Độ hiện sở hữu từ những chiến đấu cơ hiện đại nhất, như chiến đấu cơ Rafale, đến các loại máy bay đã rất…lạc hậu như MiG-21; máy bay chiến đấu của Ấn Độ chủ yếu do Liên Xô/Nga sản xuất và một số ít máy bay do phương Tây chế tạo.
Tuy nhiên, do có ưu thế về số lượng máy bay so với hầu hết các quốc gia trên thế giới, cho phép Không quân Ấn Độ chiếm vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng của top 5 không quân thế giới. Lực lượng tên lửa phòng không và phòng thủ tên lửa của Ấn Độ, cũng trực thuộc biên chế của lực lượng Không quân.
Ấn Độ đang thể hiện sự quan tâm đến việc nâng cấp số máy bay chiến đấu của họ từ 35 hiện nay lên 45 phi đội; vì vậy ngoài số máy bay chiến đấu mà Ấn Độ đang sở hữu, Ấn Độ đang có ý định tăng số lượng máy bay chiến đấu mua từ Mỹ hoặc Pháp. Hiện quân số phục vụ trong Không quân Ấn Độ, là 149.000 người.
Không có gì lạ khi Không quân Trung Quốc đứng thứ ba trong top 5. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã liên tục đầu tư cho quốc phòng, nhất là về không quân và hải quân; giúp họ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới.
Phần lớn, Không quân Trung Quốc được trang bị các thiết bị do chính nước này sản xuất, nhưng cũng có rất nhiều máy bay của Nga. Và những máy bay chiến đấu của họ cũng đều được "sao chép" (có phép hoặc không phép), từ máy bay của Nga.
Về trang bị cơ bản, số máy bay chiến đấu của Trung Quốc chủ yếu là Su-27, Su-30 và Su-35 với nhiều "bản sao" khác nhau. Việc chế tạo các phương tiện không người lái, cũng đang được Trung Quốc tập trung đầu tư. Hiện nay Trung Quốc có 4.167 máy bay các loại và 330 nghìn nhân viên.
Đứng thứ hai trong top 5 là Nga, mặc dù Không quân Nga có phần tụt hậu so với Trung Quốc về số lượng, nhưng lại vượt trội hơn hẳn về chất lượng. Mặc dù khó khăn về kinh tế, nhưng trong 5 năm qua, quy mô lực lượng không quân Nga không giảm; ngược lại, chúng ngày càng tăng.
Ngoài ra, hệ thống phòng không và tên lửa đánh chặn của Nga được coi là tốt nhất trên thế giới. Tổng cộng, Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga có 3.912 máy bay các loại và 165.000 nhân viên.
Đứng đầu trong top 5 là Không quân Mỹ; hiện Không quân Mỹ có 11.767 máy bay các loại và 318.000 nhân viên. Nhưng ở đây chúng ta cần hiểu, thứ nhất, gần một nửa số máy bay của Không quân Mỹ là máy bay vận tải và trực thăng (5.739 chiếc). Tuy nhiên số máy bay này vượt xa so với quốc gia thứ hai là Nga.
Thứ hai, lực lượng Không quân Mỹ không tập trung trong nước, mà được phân tán trên khắp các căn cứ không quân của Mỹ trên thế giới. Điều này cũng là minh chứng khẳng định, Không quân Mỹ có quy mô, vượt xa tầm không quân các quốc gia còn lại thuộc top 5.
Mỹ cũng là quốc gia đi trước các quốc gia còn lại về phát triển loại máy bay không người lái (UAV); Mỹ cũng là quốc gia tiên phong trong phát triển các loại máy bay mới như máy bay chiến đấu tàng hình và ném bom tàng hình, được đưa làm tiêu chuẩn trong thiết kế máy bay chiến đấu của toàn thế giới. Do vậy Không quân Mỹ hoàn toàn xứng đáng đứng đầu thế giới. Nguồn ảnh: BMDP.