Từ giữa những năm 1960, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một số tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad cực kỳ hiện đại thời điểm bấy giờ. Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây trùm lên một khu vực rộng với khả năng sát thương khủng khiếp. Tuy nhiên, BM-21 Grad lúc bấy giờ lại không phù hợp với chiến tranh du kích mà quân giải phóng miền Nam đang áp dụng, vì vậy, Việt Nam đã đưa ra đề xuất Liên Xô cải tiến BM-21 Grad phù hợp hơn với chiến trường ở Việt Nam. Đó là cơ sở ra đời pháo phản lực ĐKB huyền thoại của Quân đội Nhân dân Việt Nam.Tiếp nhận đề xuất hợp lý từ Việt Nam, chính phủ Liên Xô khi đó đã lệnh cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo các xí nghiệp sản xuất tập trung cải tiến pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad phù hợp với cuộc chiến tranh du kích ở Việt Nam. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, các kĩ sư tài ba của Liên Xô đã phát triển xong hệ thống pháo phản lực mang vác hạng nhẹ được định danh là Grad-P.Nhưng khi đưa sang Việt Nam vào năm 1966, Grad-P được bộ đội Việt Nam gọi là DKZ-66, sau đó tiếp tục được đổi tên một lần nữa – pháo phản lực ĐKB (ý nghĩa tên gọi là: loại ĐKZ chuyên dùng chiến đấu ở chiến trường B). Trong ảnh, pháo phản lực ĐKB 122mm trang bị cho Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 724, Pháo binh miền Đông Nam Bộ đã pháo kích vào Dinh Độc lập và các mục tiêu nội đô Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.Pháo phản lực ĐKB có kết cấu đơn giản gồm ống phóng (có thể mang vác) 9P132, đạn rocket lắp đầu nổ phá mảnh 9M22M 122mm, bệ pháo 3 chân và bộ điều khiển.Bệ đỡ 3 chân chống được thiết kế theo dạng gấp - mở được, chân chống trước được trang bị càng nhằm tăng độ vững chắc khi bắn. Trong trạng thái chiến đấu, toàn bệ phóng có trọng lượng 55kg, khi hành quân chia làm 2 phần (nòng pháo nặng 25kg và bệ 28kg). Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu: 2,5 phút và ngược lại: 2 phút.Nhìn chung, pháo phản lực Grad-P hay là ĐKB ngay khi đưa vào chiến trường Việt Nam đã phát huy được hiệu quả tuyệt vời. Toàn bệ phóng nhỏ gọn, dễ mang vác, cơ động trong địa hình rừng núi trong khi vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh, phù hợp với chiến thuật đánh nhanh - rút gọn. Ví dụ điển hình, vào ngày 11/2/1967, 54 khẩu ĐKB của Trung đoàn 84A chỉ trong 15 phút đã hủy diệt 150 máy bay Mỹ-VNCH ở sân bay Biên Hòa.Đạn rocket 122mm 9M22M của ĐKB có thể đạt tầm bắn tối đa đến 11km. Trong ảnh, đạn 122mm của hệ thống Grad-P mà quân nổi dậy Syria đang khai hỏa.Không chỉ dừng ở việc sử dụng pháo phản lực ĐKB do Liên Xô viện trợ, bộ đội ta còn có nhiều sự cải tiến khác sau này. Ví dụ như biến thể ĐKB bắn không cần ống phóng, không cần giá ba chân, chỉ cần đặt quả đạn lên những chân tạm bằng gỗ hướng về mục tiêu theo góc xác định là có thể khai hỏa.Ngoài ĐKB, Việt Nam cũng tự cải tiến pháo phản lực tự hành BM-14 Liên Xô viện trợ thành kiểu mang vác A12. Nó gồm một ống phóng làm bằng tôn thép mỏng cuộn lại lắp trên bệ gỗ với tổng trọng lượng chỉ 10,5kg. Ngày 28/2/1967, Tiểu đoàn 99 lần đầu sử dụng pháo phản lực “made in Vietnam” A12 trên chiến trường. Tiểu đoàn đã bắn 15 loạt với 140 viên đạn vào các mục tiêu trong sân bay Đà Nẵng. Trận tập kích bất ngờ này đã phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự các loại cùng hàng trăm tên địch.
Từ giữa những năm 1960, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam một số tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad cực kỳ hiện đại thời điểm bấy giờ. Một tiểu đoàn pháo phản lực trang bị BM-21 có thể đồng loạt bắn tới 720 quả đạn trong vòng 20 giây trùm lên một khu vực rộng với khả năng sát thương khủng khiếp. Tuy nhiên, BM-21 Grad lúc bấy giờ lại không phù hợp với chiến tranh du kích mà quân giải phóng miền Nam đang áp dụng, vì vậy, Việt Nam đã đưa ra đề xuất Liên Xô cải tiến BM-21 Grad phù hợp hơn với chiến trường ở Việt Nam. Đó là cơ sở ra đời pháo phản lực ĐKB huyền thoại của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tiếp nhận đề xuất hợp lý từ Việt Nam, chính phủ Liên Xô khi đó đã lệnh cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo các xí nghiệp sản xuất tập trung cải tiến pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad phù hợp với cuộc chiến tranh du kích ở Việt Nam. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, các kĩ sư tài ba của Liên Xô đã phát triển xong hệ thống pháo phản lực mang vác hạng nhẹ được định danh là Grad-P.
Nhưng khi đưa sang Việt Nam vào năm 1966, Grad-P được bộ đội Việt Nam gọi là DKZ-66, sau đó tiếp tục được đổi tên một lần nữa – pháo phản lực ĐKB (ý nghĩa tên gọi là: loại ĐKZ chuyên dùng chiến đấu ở chiến trường B). Trong ảnh, pháo phản lực ĐKB 122mm trang bị cho Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 724, Pháo binh miền Đông Nam Bộ đã pháo kích vào Dinh Độc lập và các mục tiêu nội đô Sài Gòn trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
Pháo phản lực ĐKB có kết cấu đơn giản gồm ống phóng (có thể mang vác) 9P132, đạn rocket lắp đầu nổ phá mảnh 9M22M 122mm, bệ pháo 3 chân và bộ điều khiển.
Bệ đỡ 3 chân chống được thiết kế theo dạng gấp - mở được, chân chống trước được trang bị càng nhằm tăng độ vững chắc khi bắn. Trong trạng thái chiến đấu, toàn bệ phóng có trọng lượng 55kg, khi hành quân chia làm 2 phần (nòng pháo nặng 25kg và bệ 28kg). Thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang chiến đấu: 2,5 phút và ngược lại: 2 phút.
Nhìn chung, pháo phản lực Grad-P hay là ĐKB ngay khi đưa vào chiến trường Việt Nam đã phát huy được hiệu quả tuyệt vời. Toàn bệ phóng nhỏ gọn, dễ mang vác, cơ động trong địa hình rừng núi trong khi vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh, phù hợp với chiến thuật đánh nhanh - rút gọn. Ví dụ điển hình, vào ngày 11/2/1967, 54 khẩu ĐKB của Trung đoàn 84A chỉ trong 15 phút đã hủy diệt 150 máy bay Mỹ-VNCH ở sân bay Biên Hòa.
Đạn rocket 122mm 9M22M của ĐKB có thể đạt tầm bắn tối đa đến 11km. Trong ảnh, đạn 122mm của hệ thống Grad-P mà quân nổi dậy Syria đang khai hỏa.
Không chỉ dừng ở việc sử dụng pháo phản lực ĐKB do Liên Xô viện trợ, bộ đội ta còn có nhiều sự cải tiến khác sau này. Ví dụ như biến thể ĐKB bắn không cần ống phóng, không cần giá ba chân, chỉ cần đặt quả đạn lên những chân tạm bằng gỗ hướng về mục tiêu theo góc xác định là có thể khai hỏa.
Ngoài ĐKB, Việt Nam cũng tự cải tiến pháo phản lực tự hành BM-14 Liên Xô viện trợ thành kiểu mang vác A12. Nó gồm một ống phóng làm bằng tôn thép mỏng cuộn lại lắp trên bệ gỗ với tổng trọng lượng chỉ 10,5kg. Ngày 28/2/1967, Tiểu đoàn 99 lần đầu sử dụng pháo phản lực “made in Vietnam” A12 trên chiến trường. Tiểu đoàn đã bắn 15 loạt với 140 viên đạn vào các mục tiêu trong sân bay Đà Nẵng. Trận tập kích bất ngờ này đã phá hủy 94 máy bay, 200 xe quân sự các loại cùng hàng trăm tên địch.